Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn đa dạng sinh học - nhìn từ Quảng Trị

Minh Thu - 15:20, 10/08/2024

Những năm gần đây, tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm ngăn ngừa các hoạt động săn bắt, buôn bán, vận chuyển và sử dụng động vật hoang dã trái phép. Đồng thời, chú trọng công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên, đa dạng sinh học.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa

Triển khai nhiều giải pháp đồng bộ

Với việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong tham mưu, ban hành các văn bản chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ các loài động vật hoang dã; tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, tháo gỡ, tịch thu, tiêu hủy các dụng cụ dùng để săn, bẫy bắt các loài động vật hoang dã trái phép... thời gian qua, động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được quản lý, bảo vệ tốt hơn. Hoạt động gây nuôi động vật hoang dã được giám sát đúng quy định và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở nuôi trong việc gây nuôi phát triển kinh tế.

Ông Phan Văn PhướcPhó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phụ trách Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị,

Cũng như nhiều địa phương có rừng, tỉnh Quảng Trị hiện đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học. Nhiều loài động, thực vật hoang dã, quý hiếm đang trong tình trạng nguy cấp, số lượng giảm, một phần do nạn săn bắn, buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Để đấu tranh, phòng ngừa, quản lý và bảo vệ động vật hoang dã, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân không săn bắt, tiêu thụ, vận chuyển và buôn bán trái phép động vật hoang dã. Tổ chức ký cam kết với các nhà hàng, quán ăn không tiêu thụ động vật hoang dã.

Như ở huyện Đakrông, để bảo vệ đa dạng sinh học trên diện tích rừng 37.000ha, gồm khoảng 1.452 loài thực vật bậc cao, 91 loài thú, 193 loài chim, 49 loài bò sát ếch, nhái, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Đakrông đã xây dựng mô hình thí điểm phục hồi rừng dựa trên hợp tác chia sẻ lợi ích với cộng đồng tại tiểu khu 724A và 730 thuộc địa bàn xã Húc Nghì, huyện Đakrông.

Theo đó, đơn vị đã tiến hành khảo sát tại thực địa, lựa chọn 3 hộ gia đình để thí điểm thực hiện việc tham gia phục hồi rừng trên diện tích 5ha bằng việc lựa chọn hai loài cây dổi xanh và trẩu để phát triển rừng hỗn giao. Từ đó, tạo thêm lợi ích kinh tế cho hộ dân nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng cây trồng và các sản phẩm lâm sản phụ thu từ loài cây này.

“Việc triển khai thí điểm mô hình tại Khu BTTN Đakrông là động thái đầu tiên trong việc tái tạo lại rừng, chia sẻ lợi ích với cộng đồng. Qua đó, tạo thêm nguồn thu nhập từ trồng, chăm sóc rừng đặc dụng, tăng nguồn thu cho cộng đồng từ lâm sản phụ. Đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực và Khu BTTN Đakrông” - ông Trương Quang Trung, Giám đốc Ban Quản lý Khu BTTN Đakrông chia sẻ.

Các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh thường xuyên tổ chức tuần tra, quản lý bảo vệ rừng trên lâm phần được giao (Ảnh: Lê An).
Các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh thường xuyên tổ chức tuần tra, quản lý bảo vệ rừng trên lâm phần được giao. (Ảnh: Lê An)

Tại huyện Hướng Hóa, Ban Quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đã chỉ đạo lực lượng tuần tra, bảo vệ rừng song song với việc khoán bảo vệ hơn 9.100ha cho 171 hộ gia đình sống trong vùng đệm thuộc địa bàn 5 xã Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Linh và Hướng Sơn.

Ông Hà Văn Hoan, Giám đốc Ban Quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa cho biết, thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với Đồn Biên phòng Hướng Lập, kiểm lâm địa bàn và lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng tổ chức nhiều đợt tuần tra rừng; tổ chức tháo dỡ hơn 320 bẫy động vật rừng, phá hủy 1 lán trại trong phạm vi khu bảo tồn.

Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học

Trong nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học, Ban Quản lý Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đang triển khai các hoạt động đồng bộ từ phát triển sinh kế, tăng cường năng lực về quản lý, giám sát đa dạng sinh học. Đồng thời, áp dụng công nghệ trong công tác tuần tra và bảo vệ rừng và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo tồn tại thực địa. Thành lập các đội tuần tra rừng và tháo gỡ bẫy, tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học và giảm nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã...

Trong thời gian qua, các đơn vị trực thuộc Chi cục Kiển lâm tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành hồ sơ thả về môi trường tự nhiên 4 cá thể động vật rừng, với tổng trọng lượng 42,5kg. Tiếp nhận, tiến hành bàn giao 1 cá thể Tê tê có trọng lượng 0,12kg cho Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật - Vườn quốc gia Cúc Phương.

Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đa dạng các loài chim.
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đa dạng các loài chim

Theo ông Phan Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phụ trách Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị, với việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong tham mưu, ban hành các văn bản chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ các loài động vật hoang dã; tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, tháo gỡ, tịch thu, tiêu hủy các dụng cụ dùng để săn, bẫy bắt các loài động vật hoang dã trái phép... thời gian qua, động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được quản lý, bảo vệ tốt hơn. Hoạt động gây nuôi động vật hoang dã được giám sát đúng quy định và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở nuôi trong việc gây nuôi phát triển kinh tế.

“Đây là những giải pháp thiết thực, cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ thiên nhiên, hướng tới phát triển bền vững nguồn tài nguyên, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Trị” - ông Phước chia sẻ.

Tỉnh Quảng Trị hiện có hơn 248.189ha rừng, là vùng có tính đa dạng sinh học cao. Hệ động, thực vật phong phú, đa dạng với hơn 110 loài thú, 198 loài chim, 83 loài lưỡng cư, bò sát, hơn 72 loài cá và khoảng 2.152 loài thực vật. Trong đó có nhiều loài đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm như: gà lôi lam mào trắng, sao la, bò tót, mang lớn, thỏ vằn; đỉnh tùng, lan hài, trầm hương... Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 3 Khu BTTN; 2 khu rừng bảo vệ cảnh quan; 1 Hành lang đa dạng sinh học kết nối Khu BTTN Đakrông và Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, nhằm duy trì và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ các loài động, thực vật đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm nói riêng.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lan tỏa yêu thương từ những giọt máu nghĩa tình tại Ngày hội Hiến máu nhân đạo SCTV 2025

Lan tỏa yêu thương từ những giọt máu nghĩa tình tại Ngày hội Hiến máu nhân đạo SCTV 2025

Ngày hội Hiến máu nhân đạo SCTV 2025 – Khu vực phía Bắc đã diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, đánh dấu một dấu ấn sâu đậm của tinh thần nhân đạo, đoàn kết và sẻ chia. Với sự tham gia của hơn 100 cán bộ, nhân viên SCTV và đại diện từ nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc, chương trình không chỉ là hoạt động hiến máu thường niên mà còn là hành trình kết nối yêu thương từ những giọt máu nghĩa tình.
Tin nổi bật trang chủ
Gieo niềm tin yêu đến từng bạn đọc

Gieo niềm tin yêu đến từng bạn đọc

Không chỉ chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Báo Dân tộc và Phát triển còn cập nhật những thông tin về các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường…. Với nội dung đa dạng, phong phú, Báo Dân tộc và Phát triển đã trở thành người bạn đồng hành của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín, chức sắc, chức việc nắm bắt thông tin kịp thời, hiệu quả và chính xác để phát huy tốt vai trò là “cánh tay nối dài” ở cơ sở trong tuyên truyền chính sách dân tộc, tôn giáo.
Về miền di sản Trường Lưu

Về miền di sản Trường Lưu

Sắc màu 54 - An Yên - 18:01, 20/06/2025
Ngoài 3 di sản được UNESCO vinh danh, thì miền đất văn vật Trường Lưu, tỉnh Hà Tĩnh còn có 23 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được xếp hạng. Với bề dày trầm tích văn hóa ấy, Trường Lưu đang hướng đến làng văn hóa du lịch.
Người Gia Rai đầu tiên viết báo cách mạng

Người Gia Rai đầu tiên viết báo cách mạng

Gương sáng - Nguyễn Văn Chiến - 18:00, 20/06/2025
Ông Ksor Ní (tên thường gọi là Ama H’Nhan) là một trong những trí thức đầu tiên người Gia Rai đi theo cách mạng. Ông từng đảm nhiệm nhiều trọng trách, trong đó có cương vị Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất. Ông cũng là thân sinh của ông Ksor Phước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 và trao Giải báo chí Cao Bằng lần thứ III năm 2025

Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 và trao Giải báo chí Cao Bằng lần thứ III năm 2025

Tin tức - Thuỳ Như - 17:58, 20/06/2025
Ngày 20/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Tỉnh uỷ Cao Bằng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam” của Hội Nhà báo Việt Nam; tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình

Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình

Tin tức - Thiên An - 17:35, 20/06/2025
Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình có địa chỉ tại Lô Đ7, KCN Khánh Phú, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình - SĐT: 02293 762 825
Báo chí góp công lớn trong quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Cần Thơ

Báo chí góp công lớn trong quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Cần Thơ

Tin tức - Tào Đạt - 16:49, 20/06/2025
Ngày 20/6, Thành ủy, HĐND, UBND TP. Cần Thơ tổ chức họp mặt Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025); tổng kết Giải Báo chí Phan Ngọc Hiển TP. Cần Thơ lần thứ 19 (2024 - 2025) và Tôn vinh các nhà báo tiêu biểu.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Tỉnh Đồng Nai khen thưởng 50 gia đình DTTS tiêu biểu 2025

Tỉnh Đồng Nai khen thưởng 50 gia đình DTTS tiêu biểu 2025

Chính sách Dân tộc - Duy Chí - 16:26, 20/06/2025
Các gia đình là những điển hình về sự năng động trong lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc, kinh tế ổn định, lại tích cực tham gia các phòng trào văn hóa xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị địa phương; cũng như nhiều gia đình có con em là học sinh, sinh viên xuất sắc; tham gia bộ máy chính quyền địa phương, có người trở thành lãnh đạo tổ chức chính trị…
Những người kể chuyện bằng trái tim nhiệt huyết

Những người kể chuyện bằng trái tim nhiệt huyết

Xã hội - Mỹ Dung - 16:11, 20/06/2025
Giữa núi rừng trùng điệp của Ba Chẽ, Bình Liêu,Tiên Yên... nơi những con dốc nối tiếp nhau như chẳng có điểm dừng vẫn có những bước chân đều đặn, bền bỉ của những “phóng viên vùng cao”. Không chỉ đưa tin, họ là những người kể chuyện bản làng bằng cả trái tim nhiệt huyết.
Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 16:01, 20/06/2025
Chúng tôi đã có những tháng năm rong ruổi tác nghiệp nơi bản làng heo hút giữa đại ngàn miền Tây xứ Thanh. Ở những nơi xa ngái ấy, chúng tôi tìm thấy bản chất thật nhất của nghề báo: Ghi lại những nhịp sống bằng tất cả sự chân thành và rung cảm của một người chứng kiến.
Kon Tum: Ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nữ và người DTTS

Kon Tum: Ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nữ và người DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 15:38, 20/06/2025
Tỉnh ủy Kon Tum vừa ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ là người DTTS ở tỉnh Kon Tum giai đoạn 2025 - 2030 và tầm nhìn đến 2045.
Hợp nhất hai Chương trình MTQG góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển một Việt Nam thịnh vượng

Hợp nhất hai Chương trình MTQG góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển một Việt Nam thịnh vượng

Thời sự - Hoàng Quý - 15:27, 20/06/2025
Ngày 20/6, tại buổi họp báo do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức, Thứ trưởng Võ Văn Hưng đã công bố những kết quả quan trọng trong quá trình triển khai hai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021–2025: Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững.