Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây khế

Như Ý - 17:43, 21/06/2023

Cây khế còn có tên gọi khác là ngũ liễm tử, dương đào, khế giang… có vị ngọt hoặc chua, tính bình. Theo y học cổ truyền cây khế có tác dụng chữa ho, viêm họng, mát huyết, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa dị ứng mẩn ngứa, cảm nhức đầu, sốt xuất huyết, tiểu buốt, mụn nhọt, ngộ độc… Sau đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây khế, mời bà con tham khảo.

Theo y học cổ truyền cây khế có tác dụng chữa ho, viêm họng, mát huyết, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa dị ứng mẩn ngứa, cảm nhức đầu, sốt xuất huyết, tiểu buốt, mụn nhọt, ngộ độc…
Theo y học cổ truyền cây khế có tác dụng chữa ho, viêm họng, mát huyết, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa dị ứng mẩn ngứa, cảm nhức đầu, sốt xuất huyết, tiểu buốt, mụn nhọt, ngộ độc…

Trị khớp xương đau nhức: Rễ khế 150g, rượu trắng 1 lít, ngâm rễ khế với rượu trong khoảng 10 ngày, mỗi lần uống 10 ml.

Phòng bệnh sốt xuất huyết: Lá khế 16g, sinh địa, lá tre, mã đề, lá dâu và sắn dây mỗi vị 12g. Đem sắc uống hằng ngày.

Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư kèm sốt: Lá khế tươi đem rửa sạch và bọc trong vải vắt lấy nước, thêm đường vào và đun sôi. Thêm nho, cam, chuối thái nhỏ và táo tây (gọt vỏ, cắt miếng). Tiếp tục đun cho sôi và dùng ăn khi nóng.

Trị tóc bạc sớm: Khế chua 150g, nước dừa 200 ml, mật ong. Cách làm thật đơn giản: Mua khế về rửa sạch, ép lấy nước rồi hòa nước khế với nước dừa, trộn thêm mật ong vừa đủ uống, uống ngày 2 lần.

Chữa sốt cao lên kinh giật: Hoa khế 8g, kim ngân hoa 8g, lá dành dành 8g, cỏ nhọ nồi 8g, cam thảo 8g, bạc hà 4g. Sắc uống.

Trị bệnh chân tay lở ngứa: Hoa khế 15g, thương truật 10g, kim ngân hoa 10g, tỳ giải 10g, ngưu tất 10g, hoàng bá sao vàng 10g, phòng phong 10g, chi tử 10g, cam thảo 10g. Sắc uống.

Ngoài ra, có thể sử dụng lá khế, hoa khế nấu nước tắm rửa, vệ sinh cơ thể chỗ da ngứa.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trị cảm cúm: Quả khế nướng sau vắt lấy nước cốt hòa cùng 10 - 30 ml rượu và uống.

Tiêu sưng, giảm đau và giải độc do té ngã: Lá khế tươi giã nát, đắp vào chỗ đau.

Sát trùng và chống ngứa: Đun nước lá khế ngâm và rửa, có tác dụng.

Ngộ độc, chảy máu chân răng: Uống nước ép từ quả khế mỗi lần 100 ml, ngày 2 lần.

Trị bệnh sỏi tiết niệu: Khế tươi 7 quả, rửa sạch, cắt nhỏ, sắc lấy nước, thêm mật ong vào uống, liên tục trong 3 - 4 tuần.

Chữa tiểu tiện không thông: Khế 7 quả, lấy mỗi quả 1 miếng (1/3 quả chỗ gần cuống) sắc với 250 ml nước, còn 100 ml. Uống ấm. Kết hợp với 1 quả khế giã nát với 1 củ tỏi đắp lên rốn (theo Nam dược thần hiệu).

Chống viêm, chữa viêm họng: Quả khế 20 - 40g. Sắc lấy nước uống.

Hoặc: Lá khế 20 - 40g, giã nát, lọc lấy nước cốt, thêm muối hạt vừa đủ, ngậm ngày 2 lần.

Thuốc thúc sởi: Quả khế phơi khô 20g, rau rệu 20g, lá nọc sởi 20g, canh châu 20g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ. Sắc uống 2 lần trong ngày.

(Tổng hợp) Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây khế 2

Sơ cứu ngộ độc: Quả khế không kể liều lượng, ép lấy nước uống và đưa tới bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

Chữa ngộ độc nấm, rắn cắn: Lá khế 20g, lá hoặc quả đậu ván đỏ 20g, lá lốt 10g. Tất cả dùng tươi, giã nát, hòa với 200ml nước sôi để nguội, chắt lấy nước, uống làm 1 lần.

Trị phong nhiệt mẩn ngứa: Lá khế đã sao qua xoa đắp vào nơi tổn thương.

Chữa hen suyễn trẻ em: Lá khế 20g, dùng tươi, rửa sạch, nấu nước uống.

Trị cảm nắng, nhức đầu: Lá khế tươi 100g, lá chanh 40g, giã vắt lấy nước uống.

Hoặc: Lá khế tươi 10g, hoa khế 10g, lá chanh 10g. Nấu nước uống, phần bã đem đắp thái dương, gan bàn chân.

Sau khi sởi bay: Lá khế nấu lấy nước tắm cho trẻ.

(Tổng hợp) Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây khế 3

Trị tiểu dắt, tiểu buốt, viêm bàng quang, viêm âm đạo: Lá khế 100g, rễ cỏ tranh 40g, sắc uống.

Chữa sốt rét: Hoa khế 30g, ngưu tất 30g, hoa kim ngân 30g, chi tử 30g, sài hồ 30g. Sắc uống.

Trị bệnh kiết lỵ: Hoa khế 20g, hậu phác 10g, trần bì 10g, hoàng liên 10g, bạch truật 10g, đương quy 10g. Sắc uống.

Chữa ho: Hoa khế 10g, hoa đu đủ đực 10g, lá tía tô 10g. Sắc uống.

Hoặc: Hoa khế 20g, gừng tươi 20g. Hoa khế rửa sạch, phơi khô. Giã gừng tươi lấy nước cốt. Sau đó ngâm hoa khế và nước cốt gừng 30 phút, đổ hỗn hợp này vào chảo, sao đến khi hoa khế khô lại, cất vào lọ thủy tinh. Mỗi khi dùng cho một ít vào ấm trà, pha nước sôi ủ 15 phút rồi uống.

(Tổng hợp) Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây khế 4

Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế (sao) 12g, cam thảo nam 12g, gừng tươi 3 lát, sắc uống ngày 1 thang.

Trị lách to do sốt rét lâu ngày: Khế tươi rửa sạch cắt nhỏ, giã vắt lấy nước cốt, ngày uống 2 lần, mỗi lần 100m.

Chữa viêm da dị ứng, lở sơn: Chỗ da tiếp xúc với sơn bị sưng đỏ, phỏng mụn nước, mẩn ngứa dùng quả khế thái miếng hoặc lá khế giã nhỏ, gói vào vải, xát trực tiếp lên vùng bị lở sơn hoặc đắp vào.

Phòng ngừa hậu sản cho phụ nữ sau khi sinh: Vỏ cây hồng bì 30g, quả khế 20g và rễ cây quả giun 20g. Đem sắc với nhiều nước và uống thay nước lọc.

(Tổng hợp) Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây khế 5

Giảm độc khi uống rượu: Những người uống rượu quá nhiều, thậm chí có thể ngộ độc có thể dùng khế để hỗ trợ. Các axit hữu cơ có từ 800 - 1.250 mg/100g khế tác động nhanh tới dạ dày, giúp thải rượu vừa uống vào ra ngoài cơ thể nhanh hơn bình thường.

Lưu ý

Quả khế chứa Axit Oxalic có thể cản trở quá trình hấp thu canxi từ những thực phẩm khác. Vì vậy không nên dùng quá nhiều khế, đặc biệt là đối với trẻ trong giai đoạn phát triển, người mắc bệnh thận và người có nguy cơ loãng xương cao.

Khế chua chứa nhiều Axit, vì vậy không nên dùng cho người mắc các bệnh lý về dạ dày và hạn chế ăn khi đói.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc chữa bệnh từ quả mâm xôi

Bài thuốc chữa bệnh từ quả mâm xôi

Cây mâm xôi còn có tên gọi khác là phúc bồn tử, đùm đũm, đũm hương, mác hủ (Tày), co hu (Thái), ghìm búa (Dao)…Theo y học cổ truyền, cây mâm xôi có vị ngọt chua, tính bình, có công dụng bổ can thận, sáp niệu, trợ dương, cố tinh, minh mục, thường được dùng để chữa các chứng liệt dương, di tinh, muộn con, lao lực, thị lực kém… Dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh từ quả mâm xôi mời các bạn tham khảo.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 13 phút trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Thời sự - PV - 22:44, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng-Tuyết Mai - 19:41, 01/04/2025
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 19:38, 01/04/2025
Gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào công giáo phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết lương giáo, tô điểm quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong phong trào xây dựng Đô thị văn minh, phường Đại Nài đã trở thành điển hình tiêu biểu của TP.Hà Tĩnh.
Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Sự kiện - Bình luận - Hà Anh - 19:36, 01/04/2025
Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo dư địa, động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Chủ trương trên được cụ thể hóa bằng các Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính, được Nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ.
Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 19:35, 01/04/2025
UBND tỉnh Ninh Bình giao các sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm, lệch chuẩn... Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Bình.
Sắc hoa mộc miên trên Cao nguyên đá Đồng Văn

Sắc hoa mộc miên trên Cao nguyên đá Đồng Văn

Du lịch - Quỳnh Lưu - 19:27, 01/04/2025
Cuối tháng Ba, đầu tháng Tư, Cao nguyên đá Đồng Văn - nơi biên cương địa đầu Tổ quốc - khoác lên mình tấm áo rực đỏ của hoa mộc miên. Khung cảnh rực rỡ ấy trở thành điểm hẹn lý tưởng, thu hút du khách khắp nơi đến chiêm ngưỡng và khám phá vẻ đẹp miền biên viễn.