Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bắc Giang: Phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư phát triển vùng DTTS và miền núi

Vân Khánh - 10:59, 21/03/2023

Giai đoạn 2011 - 2021, trên địa bàn tỉnh triển khai 63 chính sách của Trung ương và tỉnh, với tổng nguồn lực gần 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển KT-XH, cơ sở hạ tầng, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực... và bảo đảm an sinh xã hội vùng DTTS và miền núi.

Mô hình phát triển kinh tế tại huyện Lạng Giang (Bắc Giang)
Mô hình phát triển kinh tế tại huyện Lạng Giang (Bắc Giang)

Bắc Giang là tỉnh miền núi có 9 huyện, 1 thành phố, trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao. Theo kết quả phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025; toàn tỉnh có 73 xã và 20 thôn, bản thuộc vùng DTTS và miền núi, trong đó có: 36 xã khu vực I, 9 xã khu vực II, 28 xã khu vực III với 244 thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Dân số toàn tỉnh Bắc Giang là 1.803.950 người. Trong đó, số người DTTS là 257.258 người, chiếm 14,26% tổng dân số cả tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 45 thành phần DTTS, trong đó, 6 thành phần DTTS chủ yếu chiếm số đông: Dân tộc Nùng 95.806 người, Tày 59.008 người, Sán Dìu 33.846 người, Hoa 20.225 người, Sán Chay (Sán Chí và Cao Lan) 30.283 người, Dao 12.379 người với số dân là 251.457 ng­ư­ời, chiếm 97,78% tổng số người DTTS và chiếm 13,94% dân số toàn tỉnh; 39 thành phần DTTS khác chiếm 2,22% với số dân rất ít, chủ yếu tăng cơ học, sinh sống không tập trung thành thôn, bản riêng.

Đồng bào các DTTS sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp; mỗi dân tộc có một bản sắc, tập tục, sắc thái văn hóa truyền thống riêng, cư trú đan xen giữa đồng bào miền xuôi với đồng bào miền núi, giữa đồng bào dân tộc Kinh với đồng bào các DTTS tạo thành một cộng đồng đoàn kết, thống nhất, đan xen, hòa quyện.

Trong giai đoạn 2011 - 2021 vừa qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thông qua các chương trình, dự án, chính sách được triển khai đồng bộ, hiệu quả, diện mạo nông thôn vùng DTTS và miền núi của tỉnh đã có những thay đổi căn bản. Kinh tế vùng DTTS hằng năm tăng trưởng khá (3 - 4% năm), nhiều xã đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành vùng cây ăn quả, vùng chăn nuôi sản xuất hàng hóa tập trung; kết cấu hạ tầng vùng DTTS và miền núi được quan tâm đầu tư xây dựng; sự nghiệp y tế, giáo dục được nâng lên, văn hóa truyền thống của các DTTS được bảo tồn và phát huy; tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng DTTS ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng DTTS và miền núi được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần theo từng năm.

Không chỉ có giao thông liên thôn, xã, nhiều tuyến giao thông nội đồng cũng đã được cứng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất
Không chỉ có giao thông liên thôn, xã, nhiều tuyến giao thông nội đồng cũng đã được cứng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất

Theo Ban Dân tộc tỉnh, giai đoạn 2011 - 2021, trên địa bàn tỉnh triển khai 63 chính sách của Trung ương và tỉnh, với tổng nguồn lực gần 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển KT-XH, cơ sở hạ tầng, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực... và bảo đảm an sinh xã hội vùng DTTS và miền núi.

Các chính sách đã có tác động mạnh mẽ, tạo sức lan tỏa sâu, rộng, chuyển biến tích cực đến đời sống của đồng bào DTTS. Tại xã Cẩm Đàn (Sơn Động), từ các mô hình, chính sách hỗ trợ, đồng bào DTTS đã tìm được hướng phát triển kinh tế mang lại thu nhập cao, ổn định. Điển hình, từ 2 ha trồng bơ theo dự án trồng thử của Bộ Khoa học và Công nghệ (năm 2019), đến nay toàn xã đã trồng được gần 10 ha. Theo tính toán, bơ sẽ cho hoạch từ năm thứ 3 trở đi và ổn định từ năm thứ 6. Với giá bán bình quân 20.000 đồng/kg, người trồng bơ sẽ thu về khoảng 400 triệu đồng/ha/năm.

Hay như mới đây, từ mô hình hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, gia đình ông Nguyễn Văn Long, dân tộc Tày, thôn Rộc Nẩy (xã Cẩm Đàn) tiên phong chuyển 1 ha bạch đàn sang trồng 500 cây mắc ca.

“Khi có thông tin về dự án, tôi không ngần ngại nhận tham gia bởi hy vọng sẽ khởi đầu cho phong trào làm giàu từ cây mắc ca trên địa bàn huyện. Sau 2 năm trồng, một số cây đã ra hoa, đậu quả cho thấy cây trồng này hoàn toàn phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây”, ông Nguyễn Văn Long nói.

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH năm vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2012 - 2025; Ban Dân tộc tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn cho các địa phương. Tính đến ngày 31/12/2022, toàn bộ 10 Dự án đều được triển khai, trong đó có một số dự án đã hoàn thành kế hoạch năm, như: Tiểu dự án 2, 4 thuộc Dự án 5; Dự án 6; Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 và Tiểu dự án 1, 3 thuộc Dự án 10.

Khối lượng thực hiện cả 10 Dự án ước đạt 80 tỷ đồng, giải ngân hơn 24 tỷ đồng. Đến nay, nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Cùng với đó, công tác bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS được quan tâm triển khai, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn từ 31% năm 2021 xuống còn 27% vào cuối năm 2022.

Để thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc cũng như các nội dung trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi trong năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh chủ động tham mưu với Chủ tịch UBND tỉnh sớm giao kế hoạch vốn, để chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng công trình theo đúng thời gian. Quan tâm kêu gọi nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH vùng đồng bào DTTS; thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn để nâng cao hiệu quả đầu tư, chống lãng phí thất thoát.

UBND các huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã tập trung cao cho công tác rà soát đối tượng, nội dung, kinh phí, phê duyệt điều chỉnh danh mục kế hoạch đầu tư công của Chương trình mục tiêu; hoàn thiện phê duyệt các dự án khởi công mới năm 2023, danh mục dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị...

Tăng cường phân cấp, trao quyền cho UBND xã, thôn, bản, quyền tự chủ trong việc thực hiện các dự án, mô hình phát triển kinh tế; kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tổ chức học tập trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về cách làm hay, mô hình hiệu quả...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lai Châu: Nhiều chỉ tiêu y tế thuộc Chương trình MTQG 1719 dự báo khó đạt

Lai Châu: Nhiều chỉ tiêu y tế thuộc Chương trình MTQG 1719 dự báo khó đạt

Trong 4 chỉ tiêu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) được UBND tỉnh Lai Châu nhân định là khó đạt kế hoạch đề ra, thì có 3 chỉ tiêu về lĩnh vực y tế.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Chiều 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các bộ, ngành, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội, doanh nghiệp để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Thời sự - PV - 18:50, 07/04/2025
Sáng 7/4 (theo giờ địa phương), tại Tashkent, Uzbekistan, nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lạc Tang Giang Thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 15:45, 07/04/2025
Ngày 7/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam viếng và dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản sắc và hội nhập - PV - 15:42, 07/04/2025
Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca ấy bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ, con dân đất Việt trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài đều hướng về Đền Hùng (Phú Thọ), một lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên.
Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 15:05, 07/04/2025
Ngày 7/4 (nhằm mùng 10/3 âm lịch), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025 với chủ đề “Nhớ ơn Quốc Tổ Hùng Vương”, tại Khu tưởng niệm Vua Hùng thuộc Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh).
Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Tin tức - Duy Chí - 14:58, 07/04/2025
Thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, đặc biệt là tình cảm, nỗi nhớ cội nguồn của người dân phương Nam chưa có điều kiện được về thăm “đất Tổ”, đã mang sản vật, hương, quả dâng lên bàn thờ các Vua Hùng tại Cây Đa Hồn Việt – Bình Dương.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 14:53, 07/04/2025
Sáng 07/4/2025 (mùng 10/3 âm lịch), lãnh đạo và Nhân dân tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã dâng hương, dâng hoa để tưởng nhớ, tri ân công ơn của các Vua Hùng và những bậc tiền nhân đã đặt nền móng cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam mãi trường tồn, rạng danh và thịnh vượng.
Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 14:39, 07/04/2025
Theo thông lệ hơn 10 năm nay, mỗi dịp mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) hằng năm, huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với ý nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc. Hòa cùng ngày lễ của đất nước, cán bộ, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cũng thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn, hun đúc thêm truyền thống yêu nước và các giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc.
Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 14:30, 07/04/2025
Từ huyền thoại con Rồng, cháu Tiên đến khát vọng vươn mình hùng cường, thịnh vượng - dân tộc Việt Nam chưa bao giờ thôi khao khát khẳng định chính mình ở tầm vóc lớn hơn.
Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 14:14, 07/04/2025
Ngày 7/4, tại Di tích lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao, Tp. Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025. Đây là dịp để Nhân dân hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công ơn Tổ tiên đã khai sinh đất nước.
Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Tin tức - Minh Nhật - 13:54, 07/04/2025
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà vừa thông tin về các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động khi tổ chức chính quyền địa phương theo 2 cấp.