Yên Bái từng một thời được mệnh danh là vùng chè lớn nhất Tây Bắc, với diện tích hơn 12 nghìn ha, sản lượng chè tươi đạt từ 85 đến 90 nghìn tấn một năm. Tuy nhiên, những năm gần đây, diện tích chè ngày một giảm trầm trọng, nhiều diện tích bị bỏ hoang, năng suất, sản lượng suy giảm hàng ngàn tấn, nhà máy thiếu nguyên liệu, người làm chè không sống được bằng nghề...
Thời gian qua, các cấp, các ngành huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã cùng người dân nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ để ổn định cuộc sống. Thế nhưng, đời sống của bà con nơi đây vẫn còn vô vàn khó khăn, thiếu thốn, rất cần đến sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Nguồn nước giếng có mùi lạ, đất đai canh tác khó, thậm chí có nhiều người đang khỏe mạnh bỗng chốc mắc những căn bệnh lạ không được bao lâu thì tử vong…, đó là thực trạng vẫn tồn tại lâu nay ở các thôn 5, 14- xã Minh Xuân và thôn Cây Thị, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên (Yên Bái), nơi trước đây là kho chứa thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) của các hợp tác xã.
Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 1.158 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò quan trọng trong quá trình vận động bà con phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh trật tự, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Yên Bái là tỉnh miền núi, địa bàn rộng, dân cư sinh sống rải rác, nhất là ở 81 xã khu vực III, 177 thôn ĐBKK thuộc 56 xã khu vực II của tỉnh. Đây cũng là địa phương thường chịu nhiều thiệt hại do thiên tai, bão lũ và dễ phát sinh bệnh tật, dịch bệnh. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Yên Bái đã chú trọng phát triển mạng lưới y tế cơ sở, kịp thời chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và tránh quá tải cho các cơ sở y tế tuyến trên.
Gần một tháng sau trận mưa lũ, cùng với việc khẩn trương khắc phục thiệt hại, tỉnh Yên Bái đang tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh.
Là một huyện miền núi, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp; đợt mưa lũ vừa qua hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Văn Chấn bị thiệt hại nặng nề. Để nhanh chóng khôi phục sản xuất nông nghiệp, hiện tại huyện Văn Chấn đang tập trung nhân lực, máy móc để khắc phục các công trình thủy lợi hư hỏng do mưa lũ gây ra, bảo đảm nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Tối 15/8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Công đoàn Viên chức tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình văn nghệ Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ lên thăm Yên Bái và Chào mừng Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.
Sau trận lũ lịch sử vào cuối tháng 7, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Song, không khuất phục trước thiên nhiên, đồng bào các dân tộc nơi đây đang từng bước khôi phục sản xuất, vun đắp để gây dựng lại cuộc sống nơi vùng đất lũ.
Do ảnh hưởng cơn bão số 3, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Mặc dù những ngày này, thầy và trò nơi đây tích cực khắc phục hậu quả, khẩn trương chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới, nhưng với những thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão gây ra, nhiều điểm trường vẫn chưa biết xoay xở ra sao.
Năm 2017, cả nước có hơn 107 nghìn hộ nghèo phát sinh; cùng với đó là hơn 1,3 triệu hộ cận nghèo. Đây sẽ là “nguồn” bổ sung vào số lượng hộ nghèo năm 2018 và những năm tiếp theo nếu không được trợ sức kịp thời.
Nhiều năm qua, trên địa bàn các xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, đội ngũ những Người có uy tín luôn phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu trong mọi phong trào của quê hương. Những nỗ lực, đóng góp của họ đã góp phần tích cực xây dựng cuộc sống mới ấm no, giữ gìn bình yên trên từng bản làng vùng đồng bào DTTS. Báo Dân tộc và Phát triển xin gửi tới bạn đọc những ý kiến tâm huyết của một số Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái.
Trận mưa lũ phức tạp ngày 22/7 khiến những tỉnh vùng núi phía Bắc bị thiệt hại nặng nề về người và của. Nhằm chia sẻ với đồng bào vùng lũ trong khó khăn, hoạn nạn, và nắm tình hình thiên tai vùng đồng bào, ngày 24/7, Đoàn công tác của Uỷ ban Dân tộc (UBDT) do đồng chí Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hai do mưa lũ tại thôn Khe Trang (xã Nậm Mười, Văn Chấn, Yên Bái). Cùng đi với đoàn có đồng chí Giàng A Câu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái, đồng chí Chu Đình Ngữ, tỉnh ủy viên, Bí thư huyện Văn Chấn và lãnh đạo một số vụ của UBDT.
Tháng 10/2017, trận mưa lũ lịch sử đã khiến cho hơn 30 người ở Yên Bái chết, mất tích và bị thương. Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai thì gần 1 năm sau, do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3 vào rạng sáng ngày 20/7 vừa qua trên địa bàn tỉnh có mưa lớn trên diện rộng, gây lũ quét và sạt lở đất khiến cho địa phương này một lần nữa gánh thêm tang thương, mất mát.
Tính đến 21h30 ngày 20/7/2018, toàn tỉnh Yên Bái đã có 26 người chết, mất tích và bị thương, trong đó có 8 người chết
Với địa bàn rộng gần 24 xã, thị trấn, gần 300 khu dân cư cùng nhiều hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp khai thác, chế biến, huyện Lục Yên (Yên Bái) đang có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất-kinh doanh, tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên mặt trái của sự phát triển kinh tế là tình trạng chất thải, rác thải từ sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng, chưa được xử lý dứt điểm, gây ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường sống và sức khỏe của chính người dân.
Khắp Thái hay còn gọi là hát Thái là những làn điệu dân ca cổ nổi tiếng vùng đất Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Cho đến nay, những làn điệu ấy vẫn còn được gìn giữ, truyền dạy bởi một người nghệ nhân tâm huyết. Đó là bà Điêu Thị Xiêng (ở thôn Đêu 1, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ)- người từng giành được nhiều giải thưởng tại các hội diễn nghệ thuật của tỉnh và toàn quốc với các làn điệu của chính dân tộc mình.
Cách đây hơn 20 năm, anh Hoàng Văn Xứng (ảnh), dân tộc Tày, ở thôn 3-Khe Báng, xã Đại Lịch (Văn Chấn, Yên Bái) vay 3 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ người nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội, rồi theo bạn bè đi buôn trâu. Sau 5 năm, khi đã tích cóp được chút vốn liếng, anh tìm mua được gần 1ha đất nằm lọt thỏm giữa những quả đồi cao hút tầm mắt, với giá 5 triệu đồng. Anh quyết định trồng cam, phát triển kinh tế gia trại.
Nhiều năm qua, không ít các công trình cấp nước sinh hoạt tại các xã vùng khó khăn trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) xuống cấp nghiêm trọng, hoạt động ở mức cầm chừng. Thậm chí, một số công trình có vốn cả vài tỷ đồng cũng trong tình trạng “đắp chiếu” gây lãng phí tiền của, bức xúc cho người dân…
Nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ những Người có uy tín trên địa bàn TP. Hà Nội có điều kiện, cơ hội thăm quan, học tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với những Người có uy tín ở các địa phương trong cả nước, cuối tháng 5/2018, Ban Dân tộc TP. Hà Nội đã tổ chức cho đội ngũ những Người có uy tín là người DTTS của TP. Hà Nội đến thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.