Sau trận lũ lịch sử vào cuối tháng 7, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Song, không khuất phục trước thiên nhiên, đồng bào các dân tộc nơi đây đang từng bước khôi phục sản xuất, vun đắp để gây dựng lại cuộc sống nơi vùng đất lũ.
Do ảnh hưởng cơn bão số 3, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Mặc dù những ngày này, thầy và trò nơi đây tích cực khắc phục hậu quả, khẩn trương chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới, nhưng với những thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão gây ra, nhiều điểm trường vẫn chưa biết xoay xở ra sao.
Năm 2017, cả nước có hơn 107 nghìn hộ nghèo phát sinh; cùng với đó là hơn 1,3 triệu hộ cận nghèo. Đây sẽ là “nguồn” bổ sung vào số lượng hộ nghèo năm 2018 và những năm tiếp theo nếu không được trợ sức kịp thời.
Nhiều năm qua, trên địa bàn các xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, đội ngũ những Người có uy tín luôn phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu trong mọi phong trào của quê hương. Những nỗ lực, đóng góp của họ đã góp phần tích cực xây dựng cuộc sống mới ấm no, giữ gìn bình yên trên từng bản làng vùng đồng bào DTTS. Báo Dân tộc và Phát triển xin gửi tới bạn đọc những ý kiến tâm huyết của một số Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái.
Trận mưa lũ phức tạp ngày 22/7 khiến những tỉnh vùng núi phía Bắc bị thiệt hại nặng nề về người và của. Nhằm chia sẻ với đồng bào vùng lũ trong khó khăn, hoạn nạn, và nắm tình hình thiên tai vùng đồng bào, ngày 24/7, Đoàn công tác của Uỷ ban Dân tộc (UBDT) do đồng chí Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hai do mưa lũ tại thôn Khe Trang (xã Nậm Mười, Văn Chấn, Yên Bái). Cùng đi với đoàn có đồng chí Giàng A Câu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái, đồng chí Chu Đình Ngữ, tỉnh ủy viên, Bí thư huyện Văn Chấn và lãnh đạo một số vụ của UBDT.
Tháng 10/2017, trận mưa lũ lịch sử đã khiến cho hơn 30 người ở Yên Bái chết, mất tích và bị thương. Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai thì gần 1 năm sau, do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3 vào rạng sáng ngày 20/7 vừa qua trên địa bàn tỉnh có mưa lớn trên diện rộng, gây lũ quét và sạt lở đất khiến cho địa phương này một lần nữa gánh thêm tang thương, mất mát.
Tính đến 21h30 ngày 20/7/2018, toàn tỉnh Yên Bái đã có 26 người chết, mất tích và bị thương, trong đó có 8 người chết
Với địa bàn rộng gần 24 xã, thị trấn, gần 300 khu dân cư cùng nhiều hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp khai thác, chế biến, huyện Lục Yên (Yên Bái) đang có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất-kinh doanh, tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên mặt trái của sự phát triển kinh tế là tình trạng chất thải, rác thải từ sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng, chưa được xử lý dứt điểm, gây ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường sống và sức khỏe của chính người dân.
Khắp Thái hay còn gọi là hát Thái là những làn điệu dân ca cổ nổi tiếng vùng đất Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Cho đến nay, những làn điệu ấy vẫn còn được gìn giữ, truyền dạy bởi một người nghệ nhân tâm huyết. Đó là bà Điêu Thị Xiêng (ở thôn Đêu 1, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ)- người từng giành được nhiều giải thưởng tại các hội diễn nghệ thuật của tỉnh và toàn quốc với các làn điệu của chính dân tộc mình.
Cách đây hơn 20 năm, anh Hoàng Văn Xứng (ảnh), dân tộc Tày, ở thôn 3-Khe Báng, xã Đại Lịch (Văn Chấn, Yên Bái) vay 3 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ người nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội, rồi theo bạn bè đi buôn trâu. Sau 5 năm, khi đã tích cóp được chút vốn liếng, anh tìm mua được gần 1ha đất nằm lọt thỏm giữa những quả đồi cao hút tầm mắt, với giá 5 triệu đồng. Anh quyết định trồng cam, phát triển kinh tế gia trại.
Nhiều năm qua, không ít các công trình cấp nước sinh hoạt tại các xã vùng khó khăn trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) xuống cấp nghiêm trọng, hoạt động ở mức cầm chừng. Thậm chí, một số công trình có vốn cả vài tỷ đồng cũng trong tình trạng “đắp chiếu” gây lãng phí tiền của, bức xúc cho người dân…
Nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ những Người có uy tín trên địa bàn TP. Hà Nội có điều kiện, cơ hội thăm quan, học tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với những Người có uy tín ở các địa phương trong cả nước, cuối tháng 5/2018, Ban Dân tộc TP. Hà Nội đã tổ chức cho đội ngũ những Người có uy tín là người DTTS của TP. Hà Nội đến thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
Với tâm niệm học Bác từ những việc làm nhỏ nhất, thiết thực nhất, những năm qua, ông Triệu Văn Sượi, tổ dân phố bản Ten (phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) đã đẩy mạnh thi đua lao động sản xuất, tích cực tham gia công tác xã hội, góp sức đưa phường Pú Trạng ngày càng phát triển.
Trong những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở Đảng bộ xã Mai Sơn, huyện Lục Yên (Yên Bái) ngày càng đi vào chiều sâu, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Trong đó, Chi bộ thôn Sơn Hạ là tập thể tiêu biểu điển hình.
Rừng chè cổ thụ Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) hiện còn gần 400 cây được công nhận là Cây di sản Việt Nam có tuổi đời trên 300 năm. Tuy nhiên, gần đây, rừng chè đang bị mối tấn công, nhiều cây chè đã chết.
Theo lời giới thiệu của ông Trương Trung Thành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Động Quan, huyện Lục Yên (Yên Bái) chúng tôi tới thăm vườn chè của gia đình ông Trần Văn Nhi, thôn Đồng Cò, xã Động Quan. Đây là vườn chè được nhiều người dân trong thôn, trong xã đến học tập.
Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Nhiều năm qua, anh Nguyễn Văn Mừng- thôn Cây Thị, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã thành công với mô hình trang trại chăn nuôi gà thương phẩm và gà giống, thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.
17 năm nghiện ngập, hai lần đi cai nghiện tập trung với quyết tâm xa rời “cái chết trắng”, năm 2004, anh Nguyễn Trung Thành, thôn Cát Lem, xã Đại Minh, huyện Yên Bình (Yên Bái) quyết tâm đi cai nghiện và anh đã thành công. Trở về cộng đồng, anh Thành được chính quyền tạo việc làm, được bà con trong thôn tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn từ năm 2013 đến nay.
Chuyện học sinh vùng cao, vùng ĐBKK thường bỏ học sau dịp Tết Nguyên đán là thực trạng vẫn thường xảy ra. Đây là mối lo của ngành Giáo dục cả nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng. Tuy nhiên, ở huyện Trạm Tấu, (Yên Bái) có Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học và THCS Pá Hu là những ngôi trường làm tốt công tác vận động học sinh trở lại trường sau mỗi dịp lễ, tết.