Với đặc thù là địa phương có đông đồng bào DTTS, trong đó hơn 52% là người Khmer và 17% người Hoa, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn khá cao, thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) xác định, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm là cứu cánh giúp bà con vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Trong đó, nguồn lực từ Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) sẽ là đòn bẩy giúp địa phương thực hiện mục tiêu này.
Xác định giảm nghèo thông tin là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, những năm qua, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo. Qua đó, từng bước khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của đồng bào DTTS nghèo và sử dụng có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo bền vững.
Xã hội -
Thúy Hồng (thực hiện) -
17:33, 22/12/2024 Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng, triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung xây dựng nhiều kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu, cùng với những giải pháp cụ thể để thực hiện. Trong đó, huyện chú trọng tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân, từng bước giảm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Chu Việt Hà, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội-Dân tộc (LĐTBXH-DT) huyện Tràng Định.
Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đang từng bước thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát và hỗ trợ các hộ nghèo phát triển kinh tế, đảm bảo đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2025.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình 1719), tỉnh Đắk Nông đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Sau gần bốn năm thực hiện với các giải pháp đồng bộ, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Nhận thấy giá trị từ cây quế đem lại, thời gian qua, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn tích cực vận động Nhân dân trồng cây quế để phát triển kinh tế. Với giá trị kinh tế cao, cây quế đã và đang là cây trồng chủ lực giúp đời sống của bà con địa phương từng ngày khởi sắc.
Kinh tế -
Minh Nhật -
10:10, 09/10/2024 Tận dụng lợi thế bãi chăn thả rộng lớn, nguồn thức ăn dồi dào, đồng bào DTTS các xã vùng cao huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã phát triển chăn nuôi ngựa bạch mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập tăng lên, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Media -
Thúy Hồng -
22:58, 17/12/2024 Đến với mảnh đất Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vào đúng mùa thu hoạch hồi vào khoảng tháng 9, tháng 10, sẽ được đắm mình trong không gian xanh ngát, bao la rộng lớn, đâu đâu cũng có mùi hương hồi lan tỏa nồng nàn. Hoa hồi không chỉ là biểu trưng, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn nói chung và của người dân Bình Gia nói riêng, mà còn là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất và con người nơi đây, là "vàng xanh" giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Xác định công tác giảm nghèo là mục tiêu quan trọng, những năm qua huyện Bình Gia đã thực hiện lồng ghép hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó, giúp người dân thụ hưởng các chính sách kịp thời, hiệu quả, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần vào công tác giảm nghèo của tỉnh.
Với sáng kiến xây dựng mô hình Tổ đoàn kết 3 dân tộc Kinh - Hoa – Khmer, tại ấp 5, Khối Dân vận xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau của các thành viên trong Tổ để cùng nhau phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng nếp sống mới nơi thôn, ấp…
Sau hơn 2 năm tỉnh Hòa Bình tổ chức, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều nội dung, dự án nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết nhất tại vùng đồng bào đã phát huy hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những ngày đầu định cư ở thôn Suối Đồng, ông là người đi đầu trong những việc khó, tích cực phát triển kinh tế, cùng cấp ủy Đảng, chính quyền vận động Nhân dân đẩy lùi hủ tục lạc hậu, xây dựng bản làng giàu đẹp… Đó là những nỗ lực của ông Giàng Mí Páo, dân tộc Mông, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín, Trưởng thôn Suối Đồng, thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Ông chính là những người mang văn minh, tiến bộ cho đồng bào mình.
Thời gian qua, để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt hiệu quả, tỉnh Yên Bái đã bám sát thực tiễn của địa phương, lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn, giúp đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, vươn lên xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no.
Thủ tướng nhấn mạnh, Điện Biên phải phát triển đột phá, nhanh, bền vững, xóa đói giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, với tinh thần, khí thế 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", xứng tầm thương hiệu quốc tế lớn Điện Biên Phủ và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Thời gian qua, việc triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thay đổi diện mạo vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Điện Biên.
Đồng bào DTTS ở Hậu Giang có khoảng 31.000 người, chiếm tỷ lệ 4,32% dân số toàn tỉnh, trong đó chủ yếu là đồng bào Khmer. Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền, địa phương luôn xác định công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa vùng khó khăn và vùng thuận lợi, nâng cao mức sống của người dân vùng đồng bào DTTS. Vì thế, thời gian qua Hậu Giang đã tập trung nhiều nguồn lực, tích hợp các chính sách nhằm triển khai hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Những năm gần đây, nhiều đảng viên dân tộc Mảng ở xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã nêu cao vai trò, trách nhiệm, là hạt nhân trong việc phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Từ đó, giúp đồng bào dân tộc Mảng từng bước vươn lên, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống mới.
Những năm gần đây, chuyện về những gia đình đồng bào vùng đồng bào DTTS và miền núi tự nguyện xin rút khỏi danh sách hộ nghèo không còn là mới. Tuy nhiên, với đồng bào Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang), sinh sống ở địa bàn khó khăn, khắc nghiệt, thổ nhưỡng thì toàn là núi đá...thì việc các hộ xin thoát nghèo thật đáng trân trọng. Điều này còn chứng minh, chính sách của Đảng và Nhà nước đã phát huy hiệu quả thiết thực.
Kinh tế -
Như Ý -
20:44, 18/10/2023 Phát triển kinh tế từ tài nguyên địa phương đang là ưu tiên hàng đầu trong các chính sách khuyến khích khởi nghiệp ở nhiều địa phương. Đây không chỉ là cơ hội để phái đẹp khởi nghiệp, giúp bản thân và các chị em phụ nữ nâng cao thu nhập, vươn lên xóa đói giảm nghèo mà còn khẳng định tư duy, trí tuệ, bản lĩnh của người phụ nữ hiện đại.
Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phú Tân, Châu Thành (Sóc Trăng) đã chú trọng tập hợp phụ nữ dân tộc Khmer vào tổ chức hội cũng như triển khai hiệu quả các hoạt động của Hội, nhằm tạo điều kiện giúp phụ nữ Khmer xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.