Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Hậu Giang: Tập trung nguồn lực "an cư lạc nghiệp" cho đồng bào DTTS

Hồng Diễm - Song Vy - 21:17, 16/05/2023

Đồng bào DTTS ở Hậu Giang có khoảng 31.000 người, chiếm tỷ lệ 4,32% dân số toàn tỉnh, trong đó chủ yếu là đồng bào Khmer. Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền, địa phương luôn xác định công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa vùng khó khăn và vùng thuận lợi, nâng cao mức sống của người dân vùng đồng bào DTTS. Vì thế, thời gian qua Hậu Giang đã tập trung nhiều nguồn lực, tích hợp các chính sách nhằm triển khai hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Chị Nguyễn Thị Luyến ở xã Đông Phú, huyện Châu Thành (mặc áo màu vàng) trong ngày nhận nhà mới
Chị Nguyễn Thị Luyến ở xã Đông Phú, huyện Châu Thành (mặc áo màu vàng) trong ngày nhận nhà mới

Nhà nước lo nhà, mình lo xây tổ ấm

Trong những năm qua việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Tỉnh đã lồng ghép nhiều chương trình, dự án để tạo sinh kế, hỗ trợ làm nhà ở cho người dân nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn vùng DTTS, rút ngắn khoảng cách về kinh tế, xã hội giữa thành thị và nông thôn. 

Mới đây, có dịp trở lại ấp 4A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A vào Tết cổ truyền Chol Chnam Thmây năm 2023, chúng tôi đến thăm gia đình ông Thạch Luận, chứng kiến gia đình trong niềm vui hân hoan đón Tết cổ truyền trong căn nhà mới khang trang. Ông Luận cho biết, năm 2022 được hỗ trợ 50 triệu đồng để xây dựng nhà ở kiên cố thay cho căn nhà dột nát trước đây. “Khi được Nhà nước hỗ trợ tiền, gia đình tôi đã góp thêm gần 20 triệu đồng để xây căn nhà mới, chúng tôi vui lắm, giờ yên tâm, tập trung làm ăn để có cuộc sống sung túc, đủ đầy hơn. 

Chuyện có được ngôi nhà ở tránh mưa, tránh nắng của nhiều hộ đồng bào DTTS ở Hậu Giang, bây giờ không còn là niềm mơ ước nữa, mà đã dần trở thành hiện thực. Các hộ đều được xét cấp theo định mức làm mới, hoặc sửa chữa nhà ở.

Chị Nguyễn Thị Luyến ở xã Đông Phú, huyện Châu Thành làm nghề mua bán phế liệu, căn nhà gia đình chị nhiều năm bị xuống cấp, dột nát nhưng không đủ tiền để sửa chữa. Mặt trận xã Đông Phú trích 50 triệu đồng từ Quỹ “Vì người nghèo” cất nhà đại đoàn kết tặng gia đình chị Luyến.

 Sau khi được bàn giao căn nhà mới, các con chị Luyến có chỗ ở vệ sinh, sạch sẽ và khang trang hơn. Chị cũng yên tâm làm việc, tìm hướng phát triển kinh tế gia đình: “Sau những buổi làm việc mệt nhọc, về đến nhà được nghe tiếng các con học bài, được ngả lưng trong căn nhà mới, không còn lo những lúc trời mưa, trời nắng khiến tôi quên hết mỏi mệt. Từ hồi có nhà mới vợ chồng, con cái ai cũng phấn khởi, động viên nhau cùng tích cực học tập, lao động. Mình nghĩ Nhà nước lo cho mình cái nhà để ở, mình phải biết vun vén, xây dựng tổ ấm”, chị Luyến chia sẻ. 

Nhiều mô hình sinh kế được triển khai tại huyện Long Mỹ ( Hậu Giang)
Nhiều mô hình sinh kế được triển khai tại huyện Long Mỹ ( Hậu Giang)

Nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả

Theo ông Ký Hiếu Thanh, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang, khi hộ nghèo đã có nhà ở kiên cố, bước tiếp theo là phải tính chuyện tạo sinh kế, rồi hỗ trợ vốn để bà phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống lâu dài. Thời gian qua, đã có nhiều hộ thoát nghèo vươn lên trở thành hộ khá giả.

Gia đình ông Thạch Phol, ở ấp Thị Tứ, thị trấn Bảy Ngàn là một ví dụ. Sau khi có nhà ở ổn định, nhưng thiếu vốn để sản xuất, nên muốn làm gì cũng khó. “Năm 2018, gia đình ông được vay 50 triệu đồng để đầu tư nuôi gà, mua bán nhỏ. Cứ gà xuất chuồng, thì ông đầu tư thêm vào hàng hóa. "Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, đến nay gia đình tôi đã có cửa hàng tạp hóa với đầy đủ các mặt hàng. Sau dịch Covid-19 năm 2021, tôi quyết định xây mới căn nhà hơn 200 triệu và sắm nhiều phương tiện, trang thiết bị phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Tất cả những gì có được ngày hôm nay, là nhờ sự quan tâm của Nhà nước đã hỗ trợ kịp thời cho gia đình tôi”, ông Thạch Phol chia sẻ. 

Không chỉ ở Châu Thành A, tại huyện Long Mỹ, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, Mặt trận Tổ quốc huyện cũng đã thực hiện các mô hình như: Hỗ trợ vốn khởi nghiệp cho hội viên nông dân nghèo, cận nghèo ở xã Vĩnh Viễn A; Hỗ trợ vốn khởi nghiệp, lập nghiệp cho thanh niên nghèo, cận nghèo; Giảm nghèo 2 trong 1 cho đồng bào dDTTS ở xã Lương Nghĩa…

Trong khoảng 2 năm gần đây, Mặt trận Tổ quốc huyện Long Mỹ phối hợp thực hiện 11 mô hình hỗ trợ sinh kế cho người dân, qua đó giúp vốn cho 164 hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển kinh tế gia đình, tổng nguồn vốn hỗ trợ gần 1 tỉ đồng trích từ Quỹ “Vì người nghèo” của huyện và các xã, thị trấn. Bên cạnh đó các hộ nghèo, cận nghèo là đồng bào Khmer đều được hỗ trợ vay vốn, với số tiền 10 triệu đồng không tính lãi suất, thời gian hoàn vốn trong 24 tháng nhằm giúp các hộ làm ăn buôn bán nhỏ, từng bước phát triển kinh tế gia đình vươn lên thoát nghèo.

Khi được hỗ trợ vay nguồn vốn ưu đãi, nhiều hộ đồng bào DTTS có cơ hội mở rộng mô hình sản xuất
Khi được hỗ trợ vay nguồn vốn ưu đãi, nhiều hộ đồng bào DTTS có cơ hội mở rộng mô hình sản xuất

Theo ông Ký Hiếu Thanh, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang, trong năm 2023, Ban sẽ tiếp tục thực hiện tốt các chính sách đối với vùng đồng bào DTTS nhất là chính sách chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới,… Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vùng DTTS; có chính sách quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, nhân sĩ, trí thức dân tộc, sinh viên dân tộc, nhất là sinh viên hệ cử tuyển để tạo nguồn cán bộ dân tộc vùng DTTS.

Tập trung chỉ đạo các đơn vị, các địa phương triển khai các Dự án, tiểu Dự án của các Chương trình MTQG đúng theo tinh thần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, ưu tiên nguồn lực đầu tư các công trình mang tính đột phá của địa phương, nhằm giải quyết cơ bản những khó khăn tại các huyện có các chương trình dự án được đầu tư.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.