Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tin tức mới nhất về: an cư lạc nghiệp

An cư lập nghiệp – nhìn từ nguồn lực đầu tư từ các Chương trình MTQG

An cư lập nghiệp – nhìn từ nguồn lực đầu tư từ các Chương trình MTQG

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 08:57, 03/04/2024
Tính lũy kế từ đầu năm 2021 đến nay, toàn huyện Đakrông (Quảng Trị) đã có 1.176 hộ gia đình người DTTS được an cư lập nghiệp trong những ngôi nhà kiên cố. Nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã và đang tạo cơ hội an cư lập nghiệp tốt nhất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS, đồng thời làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng miền núi.
Hậu Giang: Tập trung nguồn lực

Hậu Giang: Tập trung nguồn lực "an cư lạc nghiệp" cho đồng bào DTTS

Trang địa phương - Hồng Diễm - Song Vy - 21:17, 16/05/2023
Đồng bào DTTS ở Hậu Giang có khoảng 31.000 người, chiếm tỷ lệ 4,32% dân số toàn tỉnh, trong đó chủ yếu là đồng bào Khmer. Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền, địa phương luôn xác định công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa vùng khó khăn và vùng thuận lợi, nâng cao mức sống của người dân vùng đồng bào DTTS. Vì thế, thời gian qua Hậu Giang đã tập trung nhiều nguồn lực, tích hợp các chính sách nhằm triển khai hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Chuyện an cư lạc nghiệp của người dân miền núi xứ Thanh: Nơm nớp nỗi lo khi mùa mưa lũ đến (Bài 1)

Chuyện an cư lạc nghiệp của người dân miền núi xứ Thanh: Nơm nớp nỗi lo khi mùa mưa lũ đến (Bài 1)

Xã hội - Quỳnh Trâm - 06:46, 02/11/2022
Theo rà soát, thống kê của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có trên 2.778 hộ dân, với 11.897 nhân khẩu nằm trong vùng nguy cơ xảy ra lũ quét; gần 6 nghìn hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đất, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi, vùng cao biên giới của tỉnh. Sống trong khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét cao nên vào mùa mưa bão, người dân nơm nớp lo sợ. Bao năm qua, họ mong mỏi được di dời đến nơi an toàn.
Chuyện an cư lạc nghiệp của người dân miền núi xứ Thanh: Từng bước hiện thực ước mơ an cư lạc nghiệp (Bài 4)

Chuyện an cư lạc nghiệp của người dân miền núi xứ Thanh: Từng bước hiện thực ước mơ an cư lạc nghiệp (Bài 4)

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 08:32, 03/11/2022
Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thông qua các dự án xây dựng các khu tái định cư, những năm gần đây, đã có hàng trăm hộ dân, chủ yếu là hộ đồng bào DTTS đã được di dời khỏi vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét về sinh sống ở khu tái định cư, bớt đi những nỗi lo sợ thiên tai, địch họa, giúp người dân “an cư lạc nghiệp”.
Xốp Cháo vững tin thoát nghèo

Xốp Cháo vững tin thoát nghèo

Kinh tế - Việt Hải - 11:37, 08/12/2021
Từ bến ở thượng lưu đập thủy điện Bản Vẽ, sau 40 phút đi thuyền máy xuyên qua lòng hồ trên sông Nậm Nơn, chúng tôi đến bản Xốp Cháo, xã Lượng Minh. Đây là vùng lõi nghèo của Tương Dương - huyện biên giới 30a, tỉnh Nghệ An. Như là một "ốc đảo" giữa lòng hồ rộng lớn, Xốp Cháo đến nay vẫn là bản 3 "không": Không đường giao thông, không điện lưới và không sóng điện thoại. Để giúp Xốp Cháo vươn lên, hiện tại dòng vốn chính sách đang được đưa về, giúp những người dân Khơ Mú từng bước vượt qua nghèo khó vốn đã thâm căn cố đế bao đời.
Thanh Hóa: Đưa giáo dân vạn chài lên bờ để “an cư lạc nghiệp”

Thanh Hóa: Đưa giáo dân vạn chài lên bờ để “an cư lạc nghiệp”

Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, những gia đình Công giáo ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã có đất, có nhà ở trên bờ sau hàng chục năm lênh đênh trên sông nước mưu sinh, với cuộc sống lam lũ và bất định. Sau khi lên bờ, các hộ giáo dân đã được an cư, tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, xây dựng cuộc sống ổn định, hạnh phúc.
Chuyện an cư lạc nghiệp của người dân miền núi xứ Thanh: Sắp xếp, ổn định dân cư theo lộ trình (Bài 3)

Chuyện an cư lạc nghiệp của người dân miền núi xứ Thanh: Sắp xếp, ổn định dân cư theo lộ trình (Bài 3)

Xã hội - Quỳnh Trâm - 07:04, 03/11/2022
Trước tình hình nhiều bản làng khu vực miền núi còn nằm trong vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, các cấp ngành, địa phương tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực để triển khai thực hiện Đề án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy, tiến độ thực hiện đề án còn rất chậm, người dân luôn phải sống trong nớm nớp lo sợ mỗi khi mùa mưa lũ đến. Để giải quyết tình trạng này, cần triển khai đồng bộ các giải pháp, với sự vào cuộc, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nỗ lự chung tay của người dân.
Hòa Bình: Hỗ trợ đồng bào DTTS “an cư lạc nghiệp”

Hòa Bình: Hỗ trợ đồng bào DTTS “an cư lạc nghiệp”

Công tác Dân tộc - Ngọc Ánh – Hà Hương - 22:39, 06/11/2023
Nhiều năm qua, để giúp đồng bào DTTS tại các bản, làng vùng cao “an cư, lạc nghiệp”, ngoài các chính sách hỗ trợ đầu tư của Chính phủ, tỉnh Hòa Bình đã linh hoạt vận dụng, lồng ghép từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau để triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào, giúp ổn định cuộc sống.
Chuyện an cư lạc nghiệp của người dân miền núi xứ Thanh: Mắc kẹt hàng chục năm trong vùng lòng hồ ngập nước (Bài 2)

Chuyện an cư lạc nghiệp của người dân miền núi xứ Thanh: Mắc kẹt hàng chục năm trong vùng lòng hồ ngập nước (Bài 2)

Xã hội - Quỳnh Trâm - 09:49, 02/11/2022
Dù dự án di dời, bố trí, sắp xếp dân cư đã được thiết kế bài bản, cụ thể và được tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, thế nhưng 12 năm trôi qua, do nguồn kinh phí bố trí đầu tư, hỗ trợ nhỏ giọt, nên nhiều hộ dân ở xã Xuân Thái, huyện Như Thanh (Thanh Hóa), vẫn mắc kẹt trong vùng ngập lòng hồ sông Mực.
Xóa nhà tạm - Một giải pháp căn cơ để giảm nghèo

Xóa nhà tạm - Một giải pháp căn cơ để giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 17:45, 10/01/2021
Tây Bắc lâu nay được xem là “lõi nghèo của cả nước”, để từng bước góp phần nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thần cho người dân, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã có nhiều giải pháp tích cực; trong đó, việc tập trung mọi nguồn lực để xóa nhà tạm cho người nghèo, hộ gia đình neo đơn được xem là giải pháp căn cơ để giảm nghèo.
Chuyện an cư, lạc nghiệp ở Khu tái định cư hồ Krông Pắk Thượng: Quẳng gánh lo cũ, vui cuộc sống mới (Bài 1)

Chuyện an cư, lạc nghiệp ở Khu tái định cư hồ Krông Pắk Thượng: Quẳng gánh lo cũ, vui cuộc sống mới (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 17:50, 28/11/2021
Thời gian dài sống bấp bênh, thấp thỏm sau khi nhường đất cho công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh Đắk Lắk - hồ Krông Pắk Thượng, giờ đây hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Mông đã chuyển đến khu tái định cư (TĐC) bắt đầu cuộc sống mới. Sau gần 1 năm, khu TĐC xanh màu hy vọng với những cánh đồng lúa trĩu bông. Ở nơi đó, chính quyền địa phương, các ngành chức năng vẫn đang nỗ lực tiếp tục tháo gỡ khó khăn để người dân an cư, lạc nghiệp.