Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Minh Thu - 19:03, 17/05/2024

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình 1719), tỉnh Đắk Nông đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Sau gần bốn năm thực hiện với các giải pháp đồng bộ, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Đồng bào DTTS bon Ja Ráh, xã Nâm Nung huyện Krông Nô có vốn đầu tư tái canh cà phê nhờ được hỗ trợ 40 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719.
Đồng bào DTTS bon Ja Ráh, xã Nâm Nung huyện Krông Nô có vốn đầu tư tái canh cà phê nhờ được hỗ trợ 40 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719.

Cải thiện đời sống đồng bào DTTS

Ngoài việc đầu tư mở rộng, nâng cấp trường học, từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức đã đầu tư, sửa chữa 2 nhà văn hóa với tổng kinh phí 723 triệu đồng. Các thiết chế văn hóa được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2023 bảo đảm cho việc sinh hoạt, hội họp của người dân địa phương. Địa phương cũng đã nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại bon Bu Prăng 1, phục vụ cho trên 84 hộ dân trong bon.

Trong 2 năm (2022 - 2023), huyện Tuy Đức đã hỗ trợ đất ở cho 51 hộ (44 triệu đồng/hộ); hỗ trợ nhà ở cho 110 hộ (44 triệu đồng/hộ); hỗ trợ đất sản xuất cho 122 hộ (22,5 triệu đồng/hộ). Thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp cho 70 hộ (10 triệu đồng/hộ); hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 304 hộ (3 triệu đồng/hộ). Về chính sách tín dụng ưu đãi, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho 50 hộ được vay hỗ trợ nhà ở và chuyển đổi nghề với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng

"Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, gia đình tôi mới có điều kiện đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, bán được giá. Năm 2023, gia đình tôi đã thoát khỏi hộ nghèo”,

Chị H’Na Sốp, bon Sa Ú Dru, xã Quảng Khê, huyện Tuy Đức.

Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, huyện Tuy Đức đã trao cho 143 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các xã Quảng Tâm, Quảng Trực và Đắk Búk So giống gia súc để chăn nuôi (35 con trâu và 108 con bò giống), với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng. Địa phương tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về xây dựng chuồng trại, chăn nuôi, chăm sóc, chế biến thức ăn, phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại… Riêng năm 2023, huyện triển khai thực hiện mở mới 11 công trình trong đó có 1 công trình thủy lợi, 3 công trình giáo dục, 7 công trình giao thông nông thôn.

Theo ông Trần Vĩnh Phú, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức, địa phương đang tập trung, tăng tốc thực hiện các mục tiêu của Chương trình MTQG 1719 với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo DTTS từ 4% trở lên, phấn đấu giảm khoảng 5% tỷ lệ hộ nghèo là người đồng bào DTTS tại chỗ. Năm 2024, huyện tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bon, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, đầu tư mới, nâng cấp, mở rộng, sửa chữa 34 công trình giao thông, 4 công trình giáo dục, 1 công trình thương mại, 1 công trình thủy lợi.

Hộ nghèo xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức được hỗ trợ bò giống từ Chương trình MTQG 1719.
Hộ nghèo xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức được hỗ trợ bò giống từ Chương trình MTQG 1719.

Còn tại huyện Đắk Glong, từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719, huyện đã tiển khai nhiều dự án giúp đồng bào DTTS thoát nghèo. Điển hình như gia đình chị H’Na Sốp, dân tộc Mạ, ở bon Sa Ú Dru, xã Quảng Khê, trước đây, gia đình có hơn 1ha cà phê, nhưng do thiếu vốn đầu tư, chăm sóc không bài bản nên năng suất không cao. Chính quyền xã đã hỗ trợ gia đình chị H’Na Sốp hơn 16 triệu đồng để mua dê giống. Đồng thời, tạo điều kiện cho chị vay thêm 50 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội để làm chuồng trại nuôi dê, đầu tư chăm sóc cây trồng. Nhờ đó, gia đình chị H’Na Sốp có thêm nguồn lực đầu tư sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập.

“Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, gia đình tôi mới có điều kiện đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, bán được giá. Năm 2023, gia đình tôi đã thoát khỏi hộ nghèo”, chị H’Na Sốp chia sẻ.

Theo kế hoạch phân bổ, tổng kinh phí thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện Đắk Glong là hơn 364 tỷ đồng. Trong hai năm (2022 - 2023), huyện Đắk Glong đã triển khai 17 mô hình phát triển sản xuất cộng đồng của các xã, góp phần hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp. Cùng với đó, chính quyền địa phương giúp đỡ một số hộ nghèo học tập kinh nghiệm và vốn để xây dựng mô hình, mang lại hiệu quả và mở thêm hướng thoát nghèo cho đồng bào DTTS.

Một góc khu dân cư đồng bào M'nông ở bon Ol, xã Đắk D'rô, huyện Krông Nô.
Một góc khu dân cư đồng bào M'nông ở bon Ol, xã Đắk D'rô, huyện Krông Nô.

Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn đầu tư thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Ðắk Nông là hơn 1.136 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hơn 1.062 tỷ đồng; ngân sách địa phương đối ứng hơn 74 tỷ đồng đồng. Trong năm 2023, dự toán ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình là 481 tỷ đồng; nguồn vốn chưa giải ngân năm 2022 được chuyển sang tiếp tục thực hiện trong năm 2023.

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình MTQG 1719, các cấp, ngành, địa phương liên quan trong tỉnh Ðắk Nông đang tích cực đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chương trình. Hiện, Ban Dân tộc tỉnh Ðắk Nông cũng chủ động, thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với các địa phương, sở, ngành để kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhằm sớm tham mưu, đề xuất giải pháp và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền. Để sớm tháo gỡ những khó khăn, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cũng có văn bản báo cáo, đề xuất, kiến nghị các bộ, ngành Trung ương sớm ban hành những hướng dẫn cụ thể và tham mưu Thủ tướng Chính phủ giải pháp để tháo gỡ vướng mắc để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện chương trình...

Sau gần bốn năm triển khai thực hiện, Chương trình MTQG 1719 đã và đang góp phần đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, nhất là đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của địa phương và người dân ngày một nâng cao.Đén hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người trên toàn tỉnh tăng thêm 44,6 triệu, đạt mức 59,6 triệu đồng/người/năm. Con số này gấp 4 lần so với thu nhập năm 2011. Đồng thời, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của tỉnh cũng giảm còn 16,68% so với 29,25% vào năm 2011.







Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đăk Tô (Kon Tum): Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế vùng DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế vùng DTTS

Huyện Đăk Tô (Kon Tum) có trên 50% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), với 17 thành phần dân tộc sinh sống. Những năm qua, huyện đã triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhiều chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS. Qua đó, từng bước rút ngắn khoảng cách giàu và nghèo giữa vùng đồng bào DTTS khó khăn với các vùng nông thôn khác và tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện.
Tin nổi bật trang chủ
Chúc mừng Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024)

Chúc mừng Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024)

Tin tức - PV - 3 giờ trước
Đảng ủy - HĐND - UBND phường Hương Mạc chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển nhân dịp Kỷ niệm 99 năm Ngày truyền thống Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024).
Hàng nghìn công trình cấp nước xuống cấp - Bài toán quản lý, vận hành

Hàng nghìn công trình cấp nước xuống cấp - Bài toán quản lý, vận hành

Xã hội - Hương Trà - 4 giờ trước
Theo thống kê của Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cả nước hiện có gần 6.000 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung hoạt động kém bền vững, hư hỏng, xuống cấp cần được sửa chữa.
Thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Thời sự - Hương Trà - 4 giờ trước
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Những tour du lịch vào ban đêm mới mẻ, độc đáo ở Hà Nội

Những tour du lịch vào ban đêm mới mẻ, độc đáo ở Hà Nội

Sắc màu 54 - Hương Trà - 4 giờ trước
Đến Hà Nội, du khách có thể khám phá vẻ đẹp của Thủ đô qua những tour du lịch vào ban đêm mới mẻ, độc đáo và đầy sáng tạo. Qua đó, du khách sẽ có những trải nghiệm quý giá đồng thời cũng có thêm những tri thức về văn hoá, lịch sử, nghệ thuật không chỉ riêng của Hà Nội...
Sắp diễn ra Lễ hội Sen Hà Nội

Sắp diễn ra Lễ hội Sen Hà Nội

Tin tức - Minh Thu - 4 giờ trước
Nhằm quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, của Tây Hồ, vùng đất của sen - loài hoa tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt Nam, UBND quận Tây Hồ sẽ phối hợp với một số đơn vị tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội từ 12 - 16/7 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ. TP. Hà Nội.
Tin trong ngày - 20/6/2024

Tin trong ngày - 20/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Tạo thuận lợi thực hiện chính sách đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Hà Giang: Gần 99% thôn, bản đã được phủ sóng di động. Một số địa phương miền núi Quảng Bình thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Châu Thành (Sóc Trăng): Nhiều chỉ tiêu cụ thể nhằm hướng đến phát triển toàn diện vùng DTTS

Châu Thành (Sóc Trăng): Nhiều chỉ tiêu cụ thể nhằm hướng đến phát triển toàn diện vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 4 giờ trước
Ngày 20/6, Ban Chỉ đạo Đại hội huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Lý Rotha - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Tổ chức Đại hội. Đại diện lãnh đạo huyện Châu thành có các ông: Phạm Anh Minh - Bí thư Huyện ủy; Sơn Pô - Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND huyện; Trương Quốc Điền - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS huyện, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh và đại diện lãnh đạo các huyện, thị, thành phố; các vị chức sắc, các tôn giáo của huyện. Đặc biệt là sự có mặt của 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 49.500 người là DTTS về dự Đại hội.
Đề xuất chi mua tin phòng, chống tham nhũng tối đa 50 triệu đồng/tin

Đề xuất chi mua tin phòng, chống tham nhũng tối đa 50 triệu đồng/tin

Tin tức - Hương Trà - 4 giờ trước
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các cấp.
Các dân tộc huyện Tân Sơn đoàn kết, phát huy nội lực để phát triển

Các dân tộc huyện Tân Sơn đoàn kết, phát huy nội lực để phát triển

Trang địa phương - Hồng Nhuận - 4 giờ trước
Đại hội đại biểu các DTTS huyện Tân Sơn (Phú Thọ) lần thứ IV năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Với chủ đề “Nhân dân các dân tộc huyện Tân Sơn đoàn kết, phát huy nội lực, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quyết tâm xây dựng huyện Tân Sơn ngày một phát triển”…
Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn: Kết hợp hài hòa giữa phát triển đô thị với xây dựng nông thôn mới

Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn: Kết hợp hài hòa giữa phát triển đô thị với xây dựng nông thôn mới

Thời sự - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Chiều 20/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Chúc mừng Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024)

Chúc mừng Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024)

Tin tức - PV - 4 giờ trước
Đảng ủy - HĐND - UBND xã Trung Nghĩa huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển nhân dịp Kỷ niệm 99 năm Ngày truyền thống Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024).