Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Mạnh Cường - 07:07, 11/05/2024

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.

Nhà hiệu bộ Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc được đầu tư sửa chữa, nâng cấp.
Nhà hiệu bộ Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc được đầu tư sửa chữa, nâng cấp.

Đời sống kinh tế - xã hội phát triển

Triển khai Chương trình MTQG 1719 theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Nguyên Bình đã phối hợp chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đến nay, đã có 311 hộ vay trên 12, 4 tỷ đồng theo Nghị định số 28, trong đó, 3 hộ vay 180 triệu đồng hỗ trợ chuyển đổi nghề, 308 hộ vay trên 12, 2 tỷ đồng xây dựng nhà ở.

Cùng cán bộ huyện Nguyên Bình, chúng tôi đến thăm gia đình anh Bàn Dân Lý, xóm Nà Roỏng, xã Hưng Đạo, trước đây thuộc diện hộ nghèo, thiếu vốn sản xuất. Tháng 2/2022, gia đình anh Lý được cán bộ Hội Nông dân, tổ tiết kiệm và vay vốn xã hướng dẫn làm hồ sơ vay 80 triệu đồng xây dựng nhà ở và phát triển mô hình nuôi trâu sinh sản. Được tiếp cận nguồn vốn, gia đình anh Lý tập trung phát triển kinh tế và từng bước ổn định đời sống.

Còn hộ gia đình anh Dương Văn Đại, xóm Tân Thịnh, xã Vũ Minh được vay 30 triệu đồng từ vốn chương trình hỗ trợ chuyển đổi nghề, anh đã đầu tư mua giống cây quế và phân bón để tăng gia sản xuất. Đến nay, gia đình anh duy trì trồng khoảng 800 gốc quế và mở rộng chăn nuôi 5 con bò, kinh tế gia đình đã được cải thiện đáng kể.

Du khách trải nghiệm thu hái chè tại xóm Lũng Sâu, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa.
Du khách trải nghiệm thu hái chè tại xóm Lũng Sâu, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa.

Tỉnh sẽ thực hiện tốt chính sách hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; nghiên cứu xây dựng các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, các “điểm nghẽn” trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, chính sách về dân tộc”

Ông Bế Văn Hùng Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.

Có dịp về xóm Phiêng Nà, xã Hưng Đạo, huyện Bảo Lạc, đi trên con đường bê tông kiên cố được đầu tư từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719, chứng kiến từng đoàn xe máy chở ngô, sắn từ nương đồi xuống đến nơi tập kết bán cho thương lái, chúng tôi cảm nhận được sức sống mới trên vùng cao. Cùng với tuyến đường bê tông, cuối tháng 5/2023, công trình nước sinh hoạt Khuổi Cải - Khau Sú, xã Hưng Thịnh hoàn thành đã giúp cho 11 hộ dân, trường học và nhà văn hóa xóm có nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh.

Có thể khẳng định, những công trình hạ tầng cơ sở như đường bê tông, nước sạch và hàng trăm công trình từ thực hiện dự án đầu tư hạ tầng cơ sở thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi đã góp phần tạo diện mạo mới nông thôn, vùng cao biên giới Bảo Lạc. Từ nguồn lực của Chương trình MTQG 1719, trong năm 2023, huyện Bảo Lạc đã đầu tư trên 56 tỷ đồng đầu tư xây dựng 39 công trình tại 15 xã khu vực III, 3 xóm đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xóm được rải nhựa và bê tông hóa đạt 88,24%; trên 60% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng Bế Văn Hùng (bìa phải) kiểm tra Dự án bố trí ổn định dân cư thiên tai thôn Nặm Dạng - Pò Làng, xã Quang Trọng, huyện Thạch An.
Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng Bế Văn Hùng (bìa phải) kiểm tra Dự án bố trí ổn định dân cư phòng tránh thiên tai thôn Nặm Dạng - Pò Làng, xã Quang Trọng, huyện Thạch An.

Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Nhờ đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển kinh tế, ưu tiên các vùng khó, đến nay, hạ tầng cơ sở vùng DTTS trên toàn tỉnh Cao Bằng đã được đầu tư xây dựng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Như tại huyện Hà Quảng, giai đoạn 2021 - 2023, tổng nguồn vốn được phân bổ thực hiện Chương trình MTQG 1719 là gần 230 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, huyện phân bổ thực hiện các dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, hạ tầng giao thông nông thôn và đã đạt được những kết quả bước đầu. Năm 2023, huyện thực hiện đạt và vượt 10/16 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó, công tác y tế của huyện được tăng cường để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại, trên 98% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế…

Người dân thực hành trồng và nhân giống nấm tại huyện Nguyên Bình.
Người dân thực hành trồng và nhân giống nấm tại huyện Nguyên Bình.

Để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình MTQG 1719 năm 2024 và những năm tiếp theo, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, cơ quan Thường trực Chương trình MTQG 1719 tỉnh Cao Bằng đề ra một số giải pháp, nhiệm vụ cần tham mưu thực hiện tốt các chương trình, chính sách dân tộc giai đoạn 2021 - 2025; chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai các dự án, tiểu dự án của Chương trình đúng theo tinh thần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải. Ưu tiên nguồn lực đầu tư các công trình mang tính đột phá của địa phương nhằm giải quyết cơ bản những khó khăn tại các huyện nghèo.

“Tỉnh sẽ thực hiện tốt chính sách hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; nghiên cứu xây dựng các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, các “điểm nghẽn” trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, chính sách về dân tộc”, ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng khẳng định.

Triển khai Chương trình MTQG 1719, đến nay, tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được trải nhựa hoặc bê tông đạt 95,16%; tỷ lệ xóm có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa đạt trên 75%; hơn 96% trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3 - 4%/năm.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phát huy tính tự lực, tự cường trong vùng DTTS ở Lâm Đồng

Phát huy tính tự lực, tự cường trong vùng DTTS ở Lâm Đồng

Niềm vui xen lẫn tự hào, xúc động là những cảm xúc rõ nét nhất mà chúng tôi ghi lại được trong không khí tưng bừng, phấn khởi của Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV, năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/9/2024. Vùng đồng bào DTTS Lâm Đồng có được thành quả như ngày hôm nay, ngoài sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, dự án thì sự tự lực, tự cường, phấn đấu vươn lên của chính người dân đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chúng tôi xin trích một số ý kiến của Đại biểu tham dự Đại hội lần này nhằm làm rõ nhận định trên.
Tin nổi bật trang chủ
Thái Nguyên: Đa dạng phương thức bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thái Nguyên: Đa dạng phương thức bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch

Du lịch - Thảo Khánh - 4 giờ trước
Thực hiện Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm, triển khai đa dạng các phương thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.
Lộc Ninh (Bình Phước): Vốn tín dụng chính sách tiếp sức cho hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.

Lộc Ninh (Bình Phước): Vốn tín dụng chính sách tiếp sức cho hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.

Kinh tế - Mai Hương - Đức Phong - 4 giờ trước
Chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh (SXKD) tại vùng khó khăn được Phòng Giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lộc Ninh triển khai trong 17 năm qua trên địa bàn, mang lại cơ hội thoát nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân.
Bạc Liêu: Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng Lễ Sen Dolta năm 2024

Bạc Liêu: Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng Lễ Sen Dolta năm 2024

Thời sự - Như Tâm - 4 giờ trước
Ngày 27/9/2024, Đoàn công tác đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND,Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh do ông Nguyễn Bình Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà nhân lễ Sen Dolta năm 2024 của đồng bào dân tộc Khmer tại Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh và các chùa: Cù Lao; Giá Giữa; Cái Giá cũ (Chùa Chót) trên đại bàn huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Ông Tô Thành Phương, Trưởng ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và đại diện lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Vĩnh Lợi cùng tham gia Đoàn.
PC Kon Tum triển khai đối soát thông tin chủ thể HĐMBĐ trên hệ thống thông tin khách hàng với CSDLQGVDC

PC Kon Tum triển khai đối soát thông tin chủ thể HĐMBĐ trên hệ thống thông tin khách hàng với CSDLQGVDC

Tin tức - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Hiện nay, Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) đang triển khai công tác đối soát, cập nhật và chuẩn hóa thông tin chủ thể hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC), nhằm đảm bảo thông tin khách hàng quản lý đúng với thực tế và CSDLQGVDC, thuận lợi trong việc tra cứu và thực hiện các giao dịch trên VNeID.
Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 4 giờ trước
Nhờ thực hiện tốt Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, tiêu biểu là các câu lạc bộ dân ca, trang phục truyền thống… Nhờ đó, thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ cơ sở và du lịch nông thôn tại tỉnh Lạng Sơn.
“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/9, có những thông tin đáng chú ý sau: “Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng. Những vầng trăng "khuyết". “Bước chân trên mây” - Thương hiệu riêng của du lịch Trạm Tấu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thái Nguyên triển khai hiệu quả Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Thái Nguyên triển khai hiệu quả Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 4 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 về bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS miền núi (viết tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thái Nguyên được phân bổ tổng số vốn là là 8.744 triệu đồng. Dự án nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, đồng thời tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nử và trẻ em vùng DTTS.
Phú Yên: Từ năm học 2024 - 2025 sẽ miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi

Phú Yên: Từ năm học 2024 - 2025 sẽ miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Năm học 2024 - 2025, Phú Yên có hơn 190.000 học sinh ra lớp. Trong đó, trẻ mầm non hơn 28.000 em, trên 76.000 học sinh tiểu học, gần 55.000 học sinh trung học cơ sở và gần 31.000 học sinh trung học phổ thông.
Phú Yên: Giao lưu văn hóa nghệ thuật đồng bào các DTTS

Phú Yên: Giao lưu văn hóa nghệ thuật đồng bào các DTTS

Sắc màu 54 - T.Nhân - N.Triều - 4 giờ trước
Tối 26/9, tại Tp. Tuy Hòa, Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên đã tổ chức Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật các DTTS. Chương trình là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động của Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Phú Yên lần thứ IV, năm 2024.
Phát huy tính tự lực, tự cường trong vùng DTTS ở Lâm Đồng

Phát huy tính tự lực, tự cường trong vùng DTTS ở Lâm Đồng

Công tác Dân tộc - Thảo Linh - 4 giờ trước
Niềm vui xen lẫn tự hào, xúc động là những cảm xúc rõ nét nhất mà chúng tôi ghi lại được trong không khí tưng bừng, phấn khởi của Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV, năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/9/2024. Vùng đồng bào DTTS Lâm Đồng có được thành quả như ngày hôm nay, ngoài sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, dự án thì sự tự lực, tự cường, phấn đấu vươn lên của chính người dân đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chúng tôi xin trích một số ý kiến của Đại biểu tham dự Đại hội lần này nhằm làm rõ nhận định trên.
Lâm Đồng: Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, tiềm năng để phát triển bền vững

Lâm Đồng: Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, tiềm năng để phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Lê Hường - Minh Thu - 4 giờ trước
Đó là chủ đề của Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV, năm 2024, được tổ chức trang trọng ngày 27/9, tại Tp. Đà Lạt. Dự và chỉ đạo Đại hội có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr; đại diện cơ quan Trung ương; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, Ban Dân tộc các tỉnh bạn và 250 đại biểu chính thức, đại diện cho gần 379.000 đồng bào DTTS trên toàn tỉnh Lâm Đồng.