Hỗ trợ tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp quan trọng và lâu dài giúp người nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Trong năm 2023, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu ở chiều thiếu hụt về việc làm: 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động và hỗ trợ tìm việc làm.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ có những bước phát triển mới, đời sống của đồng bào DTTS tiếp tục được nâng lên, góp phần quan trọng thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT- XH của huyện.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thái Nguyên đang nỗ lực triển khai công tác hỗ trợ việc làm bền vững cho người lao động, trong đó ưu tiên lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Đây được coi là giải pháp quan trọng để góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo của địa phương.
Năm 2023, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc giảm tỉ lệ hộ nghèo. Kết quả này không chỉ giúp cải thiện đời sống của người dân, mà còn tạo nền tảng để Phú Lương phát triển bền vững.
Bên cạnh việc tập trung thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần của Chương trình MTQG giảm nghèo, tỉnh Thái Nguyên cũng đặc biệt chú trọng Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững, qua đó hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động, giúp người lao động có thể tìm được việc làm phù hợp, ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Tin tức -
Trí Phương -
06:59, 01/12/2023 Trong 3 ngày (29/11 đến 1/12), Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên tổ chức các hội nghị truyền thông nâng cao nhận thức về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023.
Tin tức -
Hồng Phúc -
18:16, 28/11/2023 UBND tỉnh Thái Nguyên vừa tổ chức họp báo về Giải Báo chí Huỳnh Thúc Kháng tỉnh Thái Nguyên lần thứ I - năm 2024. Tại buổi họp, Ban Tổ chức đã thông tin về thể lệ, điều kiện tham dự Giải thưởng.
Thái Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, giá trị lịch sử, văn hóa đa dạng của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Vài năm trở lại đây, mô hình du lịch cộng đồng tại Thái Nguyên đã có sức lan tỏa khi ngày càng có nhiều đồng bào DTTS tham gia làm du lịch, tích cực phát triển kinh tế, quảng bá văn hoá địa phương.
Thời gian qua, xuất phát từ nhu cầu gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc, cộng đồng dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã thành lập nhiều câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Việc thành lập và phát triển mô hình câu lạc bộ văn hóa đã góp phần rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, qua đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để đồng bào dân tộc được trực tiếp tham gia, đồng thời được hưởng thụ các kết quả do hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mang lại.
Thái Nguyên hiện có 110 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền về công tác dân số tại các vùng khó khăn bằng nhiều hình thức phong phú để nâng cao nhận thức về dân số, KHHGĐ cho người dân, nhất là người dân vùng đồng bào DTTS.
Tảo hôn là một vấn nạn lớn, đang làm trở ngại đối với sự phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Từ đầu năm đến nay, qua rà soát của các trạm y tế tuyến xã, toàn tỉnh Thái Nguyên phát hiện 44 trường hợp tảo hôn, giảm 10 trường hợp so với cùng kỳ năm trước. Với mục tiêu giảm thiểu tình trạng này, Thái Nguyên đã và đang triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, trách nhiệm của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Những năm gần đây, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm, chăm lo đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn thông qua việc thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung để giúp bà con giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện, từng bước nâng cao, thoát nghèo bền vững.
Để tập trung phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đề ra, công tác đào tạo, tạo nguồn cán bộ chất lượng cao cho vùng khó khăn là một trong những giải pháp trọng tâm của tỉnh Thái Nguyên.
Với trên 130 nghìn hộ dân và hơn 380 nghìn nhân khẩu (tập trung chủ yếu ở 110 xã), đồng bào dân tộc thiểu số đang chiếm hơn 30% dân số của tỉnh Thái Nguyên. Nhằm hỗ trợ đồng bào vươn lên phát triển kinh tế, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 ( Chương trình MTQG 1719).
Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực, cố gắng với quyết tâm cao và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Thái Nguyên tăng 4,35% so với cùng kỳ, cao hơn bình quân chung cả nước (4,24%).
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong tỉnh được nâng cao, số hộ nghèo và cận nghèo giảm nhanh. Từ con số 36.798 hộ nghèo vào cuối năm 2021 đến năm 2022 con số này đã giảm xuống còn 26.869 hộ, vượt kế hoạch tỉnh đề ra hơn 1%...
Thời gian qua, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, tỉnh Thái Nguyên còn chú trọng triển khai nhiều chương trình, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục ở vùng DTTS và miền núi.
Ngày 10/11, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc (MTTQ) tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị biểu dương Chủ tịch Ủy ban MTTQ cấp xã và trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2023.
Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một trong những nội dung, thuộc Dự án 7, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển-kinh tế cùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), đang được ngành y tế tỉnh tỉnh Thái Nguyên tập trung triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp, với mục tiêu nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào DTTS về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ.
Những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực trong triển khai công tác bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đặc biệt, từ cuối năm 2022, với việc triển khai Dự án "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" (Dự án 8 của chương trình MTQG 1719), nhiều hội viên hội phụ nữ các cấp của tỉnh đã được được cung cấp kiến thức, trợ giúp pháp lý về bạo lực gia đình, qua đó, giúp chị em biết cách bảo vệ, phòng tránh hiệu quả..