Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là triển khai Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), những nét văn hoá truyền thống độc đáo của người Si La tại Lai Châu đã và đang được bảo tồn hiệu quả, góp phần tạo nên bức tranh văn hoá đa sắc màu trên mảnh đất biên cương của Tổ quốc.
Thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu tổ chức Chương trình biểu diễn nghệ thuật trình diễn dân gian, ngữ văn dân gian dân tộc Si La tại huyện Mường Tè và dân tộc Mảng tại huyện Nậm Nhùn năm 2024.
Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.
Nằm ở vùng biên viễn Lai Châu là nơi sinh sống của một số dân tộc có số dân dưới 10.000 người như Cống, Mảng, Si La và Lự. Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu khắc nghiệt, trình độ dân trí hạn chế, đã từng có một thời, đồng bào các dân tộc nơi đây sống trong cảnh đói nghèo, do cuộc sống chủ yếu phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Để giúp đồng bào thoát cảnh nghèo khó, nhiều chính sách của Đảng, nhà nước; trong đó có cả những chính sách đặc thù, đã được triển khai đầu tư, hỗ trợ đồng bào, Nhờ vậy, đời sống đồng bào nơi đây đã dần đổi thay một cách tích cực.
Ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa do đặc thù địa lý, thổ nhưỡng, thiên tai khắc nghiệt nên nhiều công trình cơ sở hạ tầng đang xuống cấp; việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật (KHKT) áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi của nhiều hộ dân tộc Si La vẫn còn hạn chế, khiến cho con đường thoát nghèo, phát triển bền vững của đồng bào vẫn còn nhiều gian nan…
Bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc rất ít người đang mai một hoặc bị biến dạng nghiêm trọng, dễ nhận thấy nhất là những giá trị văn hóa vật thể. Đó là cấu trúc làng bản, là nhà ở, là những công trình văn hóa gắn liền với đời sống của đồng bào….
Không những tỷ lệ nghèo cao mà tình hình phát triển dân số có dấu hiệu chững lại bởi nhiều rào cản cho sự gia tăng dân số tự nhiên. Đây là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết để bảo vệ, phát triển dân tộc Si La – một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người hiện nay và là một trong 14 dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù của cả nước.
Những năm gần đây, với các nguồn đầu tư của Nhà nước, cùng sự tham gia tích cực của đồng bào người Cống, Mảng, Si La và Lự , một số hủ tục, lạc hậu còn tồn tại đang từng bước bị đẩy lùi khỏi đời sống của đồng bào các DTTS. Đồng bào ý thức việc xây dựng nếp sống văn minh, hiểu hơn về tầm quan trọng chung tay giữ gìn những giá trị, bản sắc văn hóa riêng có của dân tộc để phát huy trong đời sống cộng đồng.
Photo -
Hà Minh Hưng -
08:13, 28/05/2023 Si La là một dân tộc rất ít người trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Dân số dân tộc Si La hiện nay khoảng gần 900 người. Người Si La hiện sống tập trung ở 3 bản Seo Hai, Sì Thâu Chải và Nậm Xìn thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Năm 2014, đồng bào Si La di cư từ bên kia sông Đà về nơi ở mới theo Chương trình Tái định cư Thủy điện Sơn La. Về nơi ở mới, mặc dù người Si La đã thích nghi hòa nhập cộng đồng cùng đồng bào các dân tộc khác, nhưng người Si La vẫn giữ được những nét sinh hoạt văn hóa riêng.
Trong những năm qua, từ sự đầu tư hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là việc triển khai dự án Hỗ trợ phát triển dân tộc Si La bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé (Điện Biên) giai đoạn 2005 - 2010 và 2016 - 2025, đời sống của người Si La ở bản Nậm Sin đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Tuy nhiên, để giúp người dân có sinh kế ổn định, thoát nghèo và phát triển bền vững còn nhiều việc phải giải quyết.
Đồng bào Si La tỉnh Lai Châu có nghi lễ cúng bản được tổ chức thường niên 7 năm một lần.
Media -
Hồng Phúc - Đặng Việt Hùng -
00:40, 18/07/2023 Dân tộc Si La sinh sống chủ yếu ở Lai Châu và Điện Biên. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, dân số người Si La là 909 người, trong đó nam là 453 người, nữ là 456 người.
Ở số báo 1417, ra ngày 30/5, Báo Dân tộc và Phát triển đã phản ánh thực trạng đáng quan ngại về chất lượng dân số của đồng bào các dân tộc rất ít người.
So với mặt bằng chung thì tuổi thọ, tầm vóc thể trạng của đồng bào các dân tộc rất ít người rất thấp. Không những vậy, với nhiều hủ tục trong hôn nhân, sinh đẻ,… đang tạo ra nguy cơ làm suy kiệt nòi giống ở cộng đồng các dân tộc rất ít người.