Tiếp nối những tuyến đường trục thôn-xã, chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn vùng miền núi của tỉnh Phú Yên đang hướng tới những tuyến nội đồng lên khu sản xuất. Điều này vừa giúp người dân đi lại thuận lợi, vừa thúc đẩy giao thương, đưa nông sản của bà con ra thị trường. Nhờ những con đường, cuộc sống của người dân hôm nay, ngày mai sẽ luôn tươi sáng.
Phú Yên có 3 huyện miền núi là Đồng Xuân, Sông Hinh và Sơn Hòa, là nơi tập trung sinh sống của đồng bào các DTTS Êđê, Chăm H’roi, Bana... Những năm qua, tỉnh Phú Yên đã nỗ lực thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và đạt được những kết quả khích lệ.
Người Chăm H’roi định cư ở các huyện miền núi của 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định với dân số trên 30.000 người. Người Chăm H’roi có một di sản văn hóa phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn trong công tác bảo tồn và không có chữ viết riêng nên nhiều nét văn hóa độc đáo của người Chăm H’roi đang có nguy cơ mai một.
Với giá bán từ 3-4 triệu đồng/kg thời gian gần đây, hàng ngàn người từ nhiều nơi đổ về vùng lòng hồ Thủy điện Sông Hinh (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) để đào loại đá có màu đen. Tình trạng này đang phá vỡ cảnh quan môi trường, cuộc sống của người dân trong khu vực, gây ra nhiều bất ổn về an ninh trật tự ở địa phương.
Ở các huyện miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh (Phú Yên), người dân luôn gặp khó khăn về đảm bảo nước tưới cho mía vào mùa khô. Tuy nhiên, niên vụ 2018-2019, nhiều nông dân ở Phú Yên đã ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào sản xuất mía. Mô hình bước đầu cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Những ngày này, ở khắp mọi nơi, nhất là nơi đô thị rực rỡ sắc đỏ của đèn lồng, đèn ông sao, đèn kéo quân, tiếng trống ếch đã rộn ràng và cả những hộp bánh Trung thu. Nhưng với các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Tết Trung thu vẫn còn là một điều gì đó lạ lẫm và có phần xa xỉ...
Huyện Phù Yên (Sơn La) có khu di tích lịch sử văn hóa Đồn bản Mo được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh từ năm 2008. Mặc dù được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhưng từ nhiều năm nay, khu di tích hầu như không được quan tâm, bảo vệ, tôn tạo khiến khu di tích trở thành hoang phế...
Trước năm 2017, 2 huyện miền núi của Phú Yên là Sơn Hòa và Sông Hinh có 14 HTX thì giải thể 11 HTX chỉ còn 3 HTX. Tuy nhiên, từ đầu năm 2018 đến nay, do áp lực hoàn thành bộ tiêu chí mới về xây dựng NTM, các huyện này lại thành lập nhiều HTX. Điều đáng nói là các HTX được thành lập gấp rút như vậy có đảm bảo được chất lượng và đi vào thực chất?.
Một thời gian dài, người dân khu vực mỏ vàng Hòn Mò O, xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh (Phú Yên) bất an vì nạn khai thác vàng. Sau nhiều nỗ lực của các cấp ngành, khu vực này đã bình yên, không còn dấu chân của “vàng tặc”. Tuy nhiên mới đây, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu khoáng sản Duy Tân lại có đơn xin phép UBND tỉnh Phú Yên khai thác lại mỏ vàng này. Chính quyền địa phương và người dân đang lo lắng về những hệ lụy có thể xảy ra.
Nhằm tạo điều kiện cho các hợp tác xã (HTX) phát triển, những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên, đặc biệt là chính sách thuế. Tuy nhiên, tại tỉnh Phú Yên, nhiều HTX vẫn chưa được thụ hưởng.
Những năm gần đây, thành công đáng ghi nhận nhất của một số HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên là hình thành được chuỗi liên kết sản xuất lúa giống. Mô hình này đang phát huy hiệu quả về chất lượng sản phẩm lẫn đầu ra, mang lại lợi nhuận cho cả nông dân, HTX và các trại lúa giống.
Làng nghề dệt chiếu Phú Tân (thôn Phú Tân 1, xã An Cư, huyện Tuy An, Phú Yên) tồn tại hàng trăm năm nay với nghề dệt chiếu cói, đã góp phần giải quyết việc làm và tạo nguồn thu nhập cho nhiều lao động địa phương. Để làng nghề phát triển bền vững, xã An Cư định hướng gắn hoạt động làng nghề với du lịch, dịch vụ.
Đang mùa nắng nóng, tại các xã miền núi Phước Tân, Sơn Hội, Sơn Long, Sơn Phước... của huyện Sơn Hòa (Phú Yên) lại xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
Những năm qua, do tác động của biến đổi khí hậu, biển xâm thực mạnh gây sạt lở nghiêm trọng tới nhiều ngôi làng ven biển ở các tỉnh miền Trung như Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi. Tình trạng này, khiến không ít ngôi làng bị “ngoạm” mất nhiều diện tích đất, đời sống người dân vô cùng khó khăn.
Với mục tiêu xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn các xã miền núi, đảm bảo thông suốt, đáp ứng đi lại và sản xuất của nhân dân. Từ năm 2013 đến nay, HĐND tỉnh Phú Yên đã ra Nghị quyết 75 và Nghị quyết 60 về bê tông hóa giao thông nông thôn.
Vừa qua, tại TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Vụ Tổng hợp (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị tập huấn về bảo vệ môi trường cho cán bộ phòng dân tộc, cán bộ xã, Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của 2 huyện Sông Hinh và Sơn Hòa.
Vừa trúng lớn dưa hấu vụ đông-xuân xuất sang thị trường Trung Quốc, những người trồng dưa hấu tại tỉnh Phú Yên lại tiếp tục ồ ạt trồng vụ kế tiếp với giống dưa xanh siêu ngọt để tiêu thụ thị trường nội địa.
Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương ở Phú Yên, người dân tự ý xâm lấn xây dựng các công trình kiên cố trên kênh mương dẫn nước thủy lợi.
Lâu nay, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là vấn đề nan giải, gây nhiều bất ổn ở các địa phương. Thời gian qua, tỉnh Phú Yên đã tìm kiếm nhiều giải pháp để huy động mọi nguồn vốn để giải quyết vấn đề này, nhằm đáp ứng điều kiện sống tối thiểu, tiến tới tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Thời gian qua, Phú Yên đã vận dụng linh hoạt các chính sách dân tộc như, Chương trình 135, xây dựng nông thôn mới, 30a để giúp các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn của tỉnh giảm được tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao mức sống người dân.