Sức khỏe -
Lê Phương -
10:31, 21/07/2020 Bình Ðịnh, Phú Yên là những địa phương đang có số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) liên tục tăng. Không để dịch lan rộng và kéo dài, mới đây, hai tỉnh này đã tổ chức họp bàn các giải pháp khẩn trương khống chế dịch bệnh.
Kinh tế -
Thành Nhân -
10:52, 26/05/2020 Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung như vùng sản xuất mía ở 3 huyện: Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân, có tổng diện tích hơn 20.000ha gắn với các nhà máy đường Tuy Hòa, Sơn Hòa, Đồng Xuân. Vùng sản xuất sắn ở các huyện Sông Hinh, Đồng Xuân có diện tích bình quân hằng năm hơn 13.000ha gắn với hai nhà máy sản xuất tinh bột sắn Sông Hinh và Đồng Xuân.
Những năm gần đây, khu vực kinh tế tập thể (KTTT) ở vùng miền núi tỉnh Phú Yên có nhiều thay đổi đáng ghi nhận. Việc kiện toàn khu vực KTTT của tỉnh Phú Yên không chỉ giải quyết nguy cơ “trắng” hợp tác xã (HTX) ở miền núi mà đang tạo cơ hội thay đổi phù hợp với chủ trương phát triển tổng thể kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi của Chính phủ trong thời gian tới.
Lợi dụng tình hình dịch Covid-19, nhiều đối tượng đã ngang nhiên đưa các phương tiện, máy móc mở đường đi sâu vào bên trong khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn hồ thủy điện Sông Hinh, chặt phá hàng loạt cây gỗ lớn, đưa ra ngoài. Vụ việc vừa được các ngành chức năng phát hiện.
Những năm qua, hệ thống di tích ở Phú Yên được quan tâm đầu tư, tu bổ. Tỉnh cũng đã có kế hoạch để đưa các di tích trở thành sản phẩm du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Những năm qua, tỉnh Phú Yên đã đầu tư nhiều công trình cấp nước phân tán, xây dựng nhiều giếng đào, giếng khoan... ở khu vực miền núi và ven biển; nhưng hiện tại, một số công trình đã xuống cấp, hư hỏng, không có kinh phí sửa chữa. Để bảo đảm cấp nước sinh hoạt lâu dài cho người dân, tỉnh đã có đề án kêu gọi đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước tập trung với hình thức xã hội hóa, bước đầu đã có tín hiệu tích cực...
Thời gian qua, tỉnh Phú Yên đã tăng cường xây dựng và chuyển giao nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ (KH&CN) vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, nhiều đặc sản địa phương được xây dựng thương hiệu, góp phần giúp người dân trên địa bàn nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, năm 2019, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn nhiều bất cập, trong đó đáng chú ý là số vụ và diện tích rừng bị cháy lớn nhất từ trước đến nay. Những giải pháp mà UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng, cơ quan chuyên ngành cần phải tập trung thực hiện hiện nay là, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng (PCCR) và đầu tư khoa học - kỹ thuật để trồng rừng mang tính bền vững.
Bạn đọc -
Phương Lê -
15:12, 27/12/2019 Thời gian qua, từ việc thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã góp phần xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn lối sống văn hóa, thuần phong mỹ tục của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, kết quả từ thực tế đang bộc lộ một số hạn chế nhất định, trong đó nổi lên là việc xét công nhận các danh hiệu văn hóa còn chưa chặt chẽ, thiếu công khai, dân chủ, chưa bám sát tiêu chuẩn và còn chạy theo số lượng.
Xã hội -
Thành Nhân -
09:29, 26/11/2019 Những năm qua, tỉnh Phú Yên dành nhiều nguồn lực, tập trung vốn đầu tư xây dựng giao thông nông thôn cho khu vực miền núi. Đến nay hệ thống giao thông khu vực này đã cơ bản hoàn thiện. Qua đó, thúc đẩy giao thương, nâng cao đời sống cho người dân.
Kinh tế -
Đông Hưng -
21:26, 18/11/2019 Hàng loạt hộ dân, trong đó có nhiều hộ khó khăn làm nghề nuôi trồng thủy sản ở Khánh Hòa, Phú Yên do bị thiệt hại quá nặng nề bởi thiên tai trong vài năm qua, đời sống rất cơ cực. Bên cạnh đó, khoản nợ lớn từ các ngân hàng không có khả năng trả lãi nên ngày càng tăng. Người dân chỉ còn biết mỏi mòn chờ được khoanh nợ.
Thời sự -
Lê Phương -
15:48, 31/10/2019 Cơn bão số 5 đi qua để lại nhiều thiệt hại về hệ thống giao thông, thủy lợi, đê kè, tàu thuyền, tài sản, nhà cửa, hoa màu của người dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi. Ước tính thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Thời sự -
LÊ PHƯƠNG -
13:02, 10/10/2019 Đó là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh tại buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên, ngày 9/10 về kiểm tra thực hiện Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) và Chương trình 135, Quyết định 45/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thời sự -
LÊ PHƯƠNG -
18:43, 08/10/2019 Ngày 8/10, Đoàn kiểm tra thực hiện Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) và Chương trình 135, Quyết định 45/QĐ-TTg, do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh làm Trưởng đoàn đã kiểm tra việc thực hiện phong trào tại huyện Đồng Xuân (Phú Yên). Cùng tham gia Đoàn có ông Phan Đình Phùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên và đại diện các bộ, ngành Trung ương, địa phương.
Xã hội -
LÊ PHƯƠNG -
14:58, 30/09/2019 Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Phú Yên tình trạng cháy rừng, nạn phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp và mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép… diễn ra khá phổ biến. Trước thực tế này, mới đây, HĐND tỉnh đã triển khai giám sát về những vấn đề này và yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan tăng cường công tác quản lý, đồng thời xử lý dứt điểm những tồn tại.
Hiện nay, tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang diễn biến rất phức tạp. Vì lợi nhuận cao, một số cơ sở tung ra thị trường nhiều mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ làm thiệt hại lớn cho nông dân.
Dùng phân hữu cơ thay cho phân hóa học, lấy thiên địch phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng thay vì dùng thuốc bảo vệ thực vật …; là những cách mà nông dân vùng miền núi của tỉnh Phú Yên đã và đang thực hiện để hướng tới sản xuất sạch. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường mà còn cho hiệu quả kinh tế cao.
Từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc miền núi tỉnh Phú Yên luôn coi “trống đôi, cồng ba, chiêng năm” là tài sản quý báu, biểu thị sức mạnh trong đời sống vật chất, tinh thần. Ngày 22/2/2016, nghệ thuật trình diễn “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm tự hào và động lực để người dân bảo tồn, phát huy giá trị của loại nhạc cụ này.
Hầu hết các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Phú Yên đều thiếu bác sĩ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, nhất là việc triển khai nhiều kỹ thuật khó. Dù đã liên tục có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nhưng số lượng bác sĩ về nhận công tác vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Cứ vào những buổi chiều muộn, âm thanh của tiếng cồng, tiếng chiêng lại vang lên từ Trường phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT) tỉnh Phú Yên. Đây là hoạt động được duy trì thường xuyên nhiều năm qua, giúp các em học sinh tiếp cận với nhạc cụ dân tộc. Hơn nữa, âm thanh của cồng chiêng còn là sợi dây kết nối các em học sinh trong trường lại với nhau, góp phần bảo tồn và phát huy tinh hoa, giá trị không gian văn hóa cồng chiêng.