Tối 1/3, tại xã Cúc Phương, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức khai mạc "Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc huyện Nho Quan năm 2024". Đây là sự kiện thường niên của đồng bào các dân tộc huyện Nho Quan nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ ngày 1 - 3/3, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc trên địa bàn huyện tại Sân vận động xã Cúc Phương, nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn.
Nho Quan là huyện miền núi duy nhất của tỉnh Ninh Bình, có 7 xã vùng đồng bào DTTS, nơi tập trung sinh sống chủ yếu của người Mường. Những năm qua, song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, địa phương này cũng tích cực giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào DTTS.
Thể thao -
Hồng Minh -
15:39, 15/04/2022 Từ ngày 29/4 - 1/5, huyện Nho Quan (Ninh Bình) tổ chức Tuần lễ Cúc Phương đại ngàn và Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc năm 2022, với chủ đề "Nho Quan ngọn lửa núi rừng" theo quy mô cấp huyện tại khu Hồ Mạc, Vườn Quốc gia Cúc Phương và một số địa điểm khác trên địa bàn xã Cúc Phương, huyện Nho Quan.
Bạn đọc -
Thiên An -
21:32, 20/08/2020 Trong đơn tố cáo gửi tới Báo Dân tộc và Phát triển, ngoài việc tố cáo sai phạm liên quan đến công tác bổ nhiệm cán bộ xã mà Báo Dân tộc và Phát triển số 67 (1649) ra thứ Tư, ngày 19/8 đã đăng tải, ông Đinh Văn Lưu, sinh năm 1946, dân tộc Mường, ở bản Vóng, xã Kỳ Phú (Nho Quan - Ninh Bình) còn tố cáo chính quyền địa phương làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý sử dụng đất đai, gây thiệt hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trên địa bàn xã Kỳ Phú.
Sau gần 3 năm thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã có hàng nghìn gia đình là đồng bào DTTS được hưởng lợi, có sinh kế bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2022 còn 3,54%, hộ cận nghèo còn 4,25%. Đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, trình độ, năng lực cán bộ xã, thôn, bản từng bước được nâng lên rõ rệt.
Mặc dù các cấp chính quyền địa phương đã nỗ lực đẩy mạnh tuyên truyền về công tác dạy nghề, phối hợp chặt chẽ với các cơ sở dạy nghề tuyển sinh… Tuy nhiên, các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với vùng DTTS trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình vẫn khó thu hút học viên tham gia.
Kinh tế -
Thúy Hồng -
10:35, 29/06/2020 Quan tâm phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, tập trung phát triển các sản phẩm có lợi thế, các mô hình kinh tế được chú trọng và hoạt động có hiệu quả... là những kết quả triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Nho Quan (Ninh Bình).
Trên địa bàn huyện Nho Quan (Ninh Bình) có khoảng 29 nghìn người là dân tộc Mường sinh sống (chiếm 15% dân số của huyện), tập trung chủ yếu ở các xã: Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long và rải rác ở các xã Quảng Lạc, Thạch Bình, Văn Phương, Yên Quang, Xích Thổ. Hiện nay, đồng bào lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình như: văn hóa cồng chiêng, hát đúm, hát ru, hát sắc bùa, các trò chơi dân gian như bắn nỏ, ném còn, đi cà kheo, kéo co, đẩy gậy...
Lựa chọn những nhiệm vụ mang tính đột phá, triển khai phù hợp với thực tế của từng địa phương là cách làm sáng tạo của đảng bộ các cấp trên địa bàn huyện Nho Quan (Ninh Bình) trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Có dịp đến thăm những xã vùng cao của huyện Nho Quan (Ninh Bình) như Cúc Phương, Phú Long, Thạch Bình… mới thấy được những bước chuyển mình mạnh mẽ từ cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm cũng như đời sống của người dân nơi đây. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi thấp thoáng sau những vạt đồi, ánh lên sắc màu của sự no ấm.