Cộng đồng các DTTS ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên nói chung, người Ba Na nói riêng chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, theo tín ngưỡng đa thần “vạn vật hữu linh”. Từ thực tiễn cuộc sống, bằng những quan niệm về sự hóa thân, người Ba Na đã tạo ra những hình tượng người hóa trang ngộ nghĩnh nhằm giúp họ trải lòng, giao tiếp với thần linh, góp phần làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú và đa dạng.
Sừng sững giữa núi non hùng vĩ, hơn 100 ngôi nhà rông ở huyện Krông Chro (Gia Lai) có thiết kế độc đáo, tinh xảo được người Ba Na lưu giữ và bảo tồn.
Media -
BDT -
20:00, 18/10/2024 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Phụ nữ Việt Nam chủ động, sáng tạo, tự tin tỏa sáng trong thời đại mới. Hà Giang sẵn sàng đón du khách trong mùa hoa tam giác mạch. Hồi sinh nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na làng Xí Thoại. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đối với đồng bào DTTS, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem là một nét văn hóa độc đáo được truyền từ đời này sang đời khác. Tại làng Hà Văn Trên, huyện Vân Canh (Bình Định), nghề dệt thổ cẩm được gìn giữ nguyên vẹn, không chỉ giúp cho đồng bào Ba Na có thêm thu nhập, mà thông qua sự kết hợp với du lịch cộng đồng, sắc màu thổ cẩm của làng nghề trăm năm tuổi này ngày càng được tôn vinh.
Xã hội -
Thành Nhân -
17:41, 27/02/2023 Ở giữa rừng già của xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), do được cộng đồng người Ba Na giữ gìn tốt, nên đến nay, suối Tà Má vẫn luôn mang vẻ đẹp hoang sơ. Tuy nhiên, lâu nay do đường sá đi lại vất vả, địa điểm này vẫn ít được du khách biết. Trước thực tế đó, chính quyền địa phương đã vận động người dân hiến đất để mở đường, tạo điều kiện phát triển du lịch, giảm nghèo trên vùng đất này.
Tháng 3, khi hoa Pơ lang nở đỏ trời Tây Nguyên, đồng bào Ba Na ở làng Prăng, xã Đak Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai lại rộn ràng tổ chức Sơmă Kơcham (Lễ cúng sân) cầu mong một năm mới khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Từ chủ trương tuyên truyền vận động các hộ đồng bào DTTS phát huy tinh thần đoàn kết gắn bó, “tương thân tương ái”, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tích cực học hỏi, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao thu nhập..., làng Wâu, xã Chư Á, (TP. Pleiku) đã từng bước đổi thay, cuộc sống no ấm đang dần hiện hữu trong những nếp nhà của người Ba Na nơi đây.
Ngày 9/7, tại làng Phung, xã Biển Hồ, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Biển Hồ ra mắt Câu lạc bộ dệt làng Phung và khánh thành phòng trưng bày sản phẩm dệt.
Photo -
PV -
17:36, 08/09/2021 Hình ảnh cô bé xinh đẹp, với đôi mắt đen, tròn, mặc bộ đồ truyền thống của người Ba Na đứng giữa cánh đồng mùa lúa chín (xã Glar, huyện Đak Đoa, Gia Lai) khiến nhiều người yêu thích.
Media -
BDT -
15:20, 16/08/2024 Trong ngôi nhà sàn truyền thống, Nghệ nhân ưu tú A Biu trưng bày đầy đủ các bộ cồng chiêng, ghè rượu và các vật dụng dùng trong sinh hoạt hằng ngày của người Ba Na. Đây là kết quả của quá trình hơn 20 năm đi sưu tầm của Nghệ nhân ưu tú A Biu và ông xem đó là tài sản vô giá, là đứa con tinh thần của chính mình.
Media -
Ngọc Chí -
18:25, 11/09/2023 Vượt qua cầu treo Kon Klo, đi tầm 3 km sẽ đến với làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum. Làng Kon Kơ Tu nằm dọc theo con sông Đăk Bla hiền hòa và thơ mộng. Hiện nay, dân số của làng khoảng 760 người, với hơn 140 hộ; trong đó, có 138 hộ, 736 khẩu là đồng bào dân tộc Ba Na sinh sống. Làng Kon Kơ Tu được xem là làng cổ nhất trên địa bàn thành phố Kon Tum, làng còn giữ lại nét kiến trúc nguyên bản ngày xưa của người Ba Na, tỷ lệ nhà sàn truyền thống chiếm trên 50%. Các ngôi nhà sàn được xây dựng xung quanh nhà rông.
Ở vùng Đông Trường Sơn tỉnh Gia Lai, lò rèn của già làng Hmêh, làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang bao năm qua vẫn đỏ lửa. Từ chiếc lò rèn thô sơ, bao gồm lò thổi đắp bằng đất sét, quay tay, đe, búa, kẹp, than củi, già Hmêh đã tạo ra hàng trăm, hàng ngàn nông cụ cho đồng bào Ba Na lên rẫy, đào đất, làm nương...
Media -
Ngọc Thu -
10:10, 27/05/2024 Lễ cầu mưa là nghi lễ đặc trưng nhất của cư dân làm nông nghiệp, thường được người Ba Na tổ chức vào tháng 4 hàng năm, để cầu mong mưa xuống, bắt đầu cho một mùa vụ mới trong năm. Đồng thời, mang theo những ước vọng về mùa màng tươi tốt và cuộc sống bình an. Đây cũng là nghi lễ độc đáo, làm nên bản sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc được gìn giữ qua bao thế hệ.
Ẩm thực -
Thùy Dung -
14:58, 13/02/2023 Đối với người Ba Na ở xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) rượu ghè là một thức uống không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân. Rượu ghè còn là yếu tố quan trọng trong những lễ cúng và là sợi dây kết nối tình đoàn kết của cả cộng đồng.
Dân tộc Ba Na là một trong những cư dân sinh sống lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên. Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Ba Na có những phong tục tập quán, văn hóa phong phú và giàu bản sắc.
Du lịch -
Ngọc Thu -
16:19, 30/05/2023 Du lịch cộng đồng đang là mô hình được đồng bào các dân tộc ở nhiều địa phương triển khai thực hiện. Tại huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) nơi có 19 DTTS sinh sống (trong đó, người Ba Na chiếm hơn 40%) đang chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, vừa giúp người dân có thêm thu nhập ổn định, giảm nghèo, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngôi làng ấy vẫn mang đậm nét xưa, như cái cách của tiền nhân truyền trao lại. Nhưng, đời sống đã khá hơn và đổi thay trong ánh sáng của cuộc sống mới.
Ngày 31-5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố quyết định công nhận 10 di sản văn hóa phi vật thể vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có lễ "Ét đông" (Tết ăn con dúi) của nhóm Giơ Lâng (Ba Na).
A Mĩm, sinh năm 1993, dân tộc Ba Na ở làng Kon Jơ Ri, xã Đăk Rơ Wa, TP. Kon Tum (Kon Tum). Từ nhỏ, A Mĩm đã được tiếp cận với những phong tục, tập quán văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Đây cũng là lý do, động lực giúp cho A Mĩn thực hiện ý tưởng phát triển du lịch gắn với văn hóa địa phương.
Trong ngôi nhà rông, bên ánh lửa bập bùng, nhâm nhi hương rượu cần, già Đing Plơnh (làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) gảy đàn ting ning và kể cho chúng tôi nghe về mối tình ngang trái của chàng trai, cô gái người Ba Na. Câu chuyện lý giải nguồn gốc ra đời cây đàn ting ning - cây đàn của tình yêu.