Đường DH 22 hoàn thành đưa vào sử dụng tạo động lực cho xã Đăk Pne phát triển kinh tế - xã hộiĐăk Pne là tên của một con suối lớn, bắt nguồn từ núi Kông Xu Xe thuộc quần sơn Kông Ka Kinh, chảy ngược từ hướng Nam lên hướng Bắc qua địa phận xã Đăk Pne. Nằm dưới thung lũng Đăk Pne, người Ba Na – nhánh Jơ Lâng đã định cư ở đây từ rất lâu đời. Các ngôi làng của người Ba Na sống chủ yếu trên lưu vực sông Đăk Pne như làng Kon Gộp, Kon Gôl, Kon Tuk...
Giống như các dân tộc khác, người Ba Na theo tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh. Trong các nghi lễ truyền thống đều theo chu kỳ của năm và gắn với nông nghiệp nương rẫy, như: Lễ Ét Dông (cầu mùa lúa hay gọi là Lễ ăn Dúi), lễ ăn lúa mới, lễ cúng máng nước... Bên cạnh các nghi lễ, người Ba Na còn trình diễn các nhạc cụ truyền thống như: Cồng chiêng, đàn Tơ Rưng, đàn Ting ning...
Già A Lít, làng Kon Gôl là người am hiểu và sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ truyền thống của người Ba NaGià A Lít, làng Kon Gôl, xã Đăk Pne chia sẻ: Bên mái nhà rông, những người đàn ông Ba Na thường sử dụng đàn Ting ning và hát lên những bản tình ca, ca ngợi về tình yêu đôi lứa, về cha mẹ, anh em, vợ, chồng. Khi màn đêm buông xuống, dưới ánh lửa hồng, bên chóe rượu cần những người già kể cho nhau nghe những câu truyện cổ tích, hay sử thi nói về những anh hùng dân tộc.
Xã Đăk Pne cũng được xem là nơi lưu giữ nghề dệt truyền thống của người Ba Na. Theo thống kê, hiện có hơn 70% phụ nữ trên địa bàn xã duy trì nghề dệt. Những tấm thổ cẩm với hoa văn độc đáo được sử dụng làm trang phục truyền thống và được người Ba Na sử dụng trong lễ hội của làng.

Huyện đang tiếp tục đầu tư để hoàn thiện hệ thống đường giao thông kết nối xã Đăk Pne với các xã lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân phát triển kinh tế và hướng đến phát triển du lịch, để giúp người dân đa dạng nguồn thu nhập, có cuộc sống ổn định và khá giả trên chính mảnh đất quê hương”.
Ông Võ Văn Lương, Bí thư Huyện ủy Kon Rẫy
Nghệ nhân Ưu tú Y Brai, làng Kon Tuk, xã Đăk Pne chia sẻ: Người Ba Na quan niệm, con gái không biết dệt vải thì khó lấy được chồng. Cô nào chăm chỉ, khéo léo trong dệt vải thì chồng và gia đình nhà chồng mới yêu quý, tôn trọng. Vậy nên, ngay từ khi còn nhỏ, các bé gái đã được bà và mẹ tập cho dệt vải.
Với những giá trị văn hóa đặc sắc và có hệ sinh thái rừng đa dạng, phong phú, khí hậu ôn hòa, sông núi hữu tình, đây là những lợi thế để xã Đăk Pne định hướng phát triển du lịch cộng đồng. Còn hiện tại, đồng bào Ba Na ở Đăk Pne đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Bên vườn cà phê xanh mướt, anh A Thinh, làng Kon Tuk kể về hành trình thay đổi nếp nghĩ, cách làm để có được cuộc sống khá giả như ngày hôm nay. A Thin nhớ lại, cách đây 10 năm thì gia đình anh chỉ biết làm lúa nước và trồng cây sắn trên đất đồi, cuộc sống vô cùng khó khăn. Từ khi Nhà nước hỗ trợ cây giống cà phê và cán bộ xã hướng dẫn kỹ thuật thì gia đình đã trồng được 1ha. Hằng năm thu nhập hơn 200 triệu đồng.
Từ nguồn vốn của các chương trình, dự án dành cho vùng đồng bào DTTS, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, xã Đăk Pne đã triển khai nhiều mô hình hỗ trợ sản xuất, như: Mô hình hỗ trợ bò cái sinh sản, nuôi dúi, trồng cây cà phê, cây mắc ca, cây ăn trái. Từ đó, làm thay đổi toàn diện phương thức sản xuất của người Ba Na nơi đây.
Nhiều hộ đồng bào DTTS đã mạnh dạn đầu tư trồng cây mắc ca, với kỳ vọng nâng cao nguồn thu nhậpÔng Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND xã Đăk Pne cho biết: Nguồn lực đầu tư từ các Chương trình MTQG đã làm thay đổi diện mạo các thôn, làng và giúp cho người Ba Na chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả. Hiện toàn xã có 525ha cây hàng năm, 333ha cây lâu năm, 13ha cây dược liệu… Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 41 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,68% và xã đạt 17/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.