Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lan toả tinh thần khởi nghiệp trong phụ nữ Ba Na

Ngọc Thu - 07:40, 06/11/2024

Từ bao đời nay, cùng với cồng chiêng, rượu cần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của người Ba Na ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Nhằm giữ gìn văn hóa, nghề truyền thống, mô hình Tổ hợp tác Voi Rừng do chị Đinh Thị Đách làm trưởng nhóm đã tập hợp chị em phụ nữ Ba Na cùng nhau đưa hương rượu cần “bay” xa.

Các thành viên Tổ hợp tác Voi Rừng cùng nhau chia sẻ, gìn giữ nghề truyền thống làm rượu cần.
Các thành viên Tổ hợp tác Voi Rừng cùng nhau chia sẻ, gìn giữ nghề truyền thống làm rượu cần

Giữ nghề truyền thống

Được làm từ những nguyên liệu từ tự nhiên như gạo, hạt bo bo, hạt bắp… nhưng rượu cần của chị Đinh Thị Đách ở làng Đăk Giang 2, xã Đông, huyện Kbang nổi tiếng bởi hương vị đặc biệt, làm người thưởng thức phải nghiêng ngả, đắm say.

Chia sẻ về bí quyết làm rượu cần, chị Đách cho hay: Làm rượu cần là nghề được lưu truyền qua các thế hệ, mình đã dày công nghiên cứu để vừa giữ gìn được hương vị truyền thống, vừa thơm và ngon hơn. Để làm được như vậy, mình đã chủ động tìm tòi, học hỏi cách làm rượu cần ngon từ các bà, các mẹ đi trước. Năm 2016, mình đã tìm ra phương pháp làm men rượu với 12 loại nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, cách trộn men, thời điểm ủ rượu… Men rượu phải nắn thành từng miếng, rồi đem treo gác bếp để không bị hỏng và đảm bảo độ thơm ngon của rượu. Rượu được làm từ men tự nhiên thường rất ngon, có mùi thơm dịu nhẹ, uống không bị đau đầu.

Ban đầu, 1 năm chị Đách chỉ bán được từ 20 đến 30 bình rượu. Sau đó, dân làng truyền tai nhau về thứ “mỹ tửu” này, chị Đách đã bán được nhiều hơn. Từ năm 2018 trở đi, mỗi năm chị bán từ 100 đến 200 bình rượu.

Hiện nay chị Đách cung cấp ra thị thường 3 loại sản phẩm là rượu cần bo bo, bắp và gào; với dung tích dạng 4 lít, 6 lít, 8 lít; giá bán dao động từ 200 - 400 ngàn đồng/bình. Rượu của chị chỉ sử dụng men tự làm nên luôn giữ ổn định về chất lượng, hương vị, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Bình quân mỗi năm chị thu lãi từ 50 - 60 triệu đồng.

Tổ hợp tác Voi Rừng tham gia hoạt động giới thiệu sản phẩm, cuộc thi Phụ nữ Gia Lai khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi số.
Tổ hợp tác Voi Rừng tham gia hoạt động giới thiệu sản phẩm, cuộc thi Phụ nữ Gia Lai khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi số

Lan toả tinh thần khởi nghiệp

Từ đặc sản có chất lượng và uy tín, năm 2022, chị Đách được mời tham gia đồng sáng lập Tổ hợp tác Voi Rừng - biểu trưng cho sự mạnh mẽ, ý chí đi lên của đồng bào Ba Na.

Hiện tại, huyện Kbang đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động tạo điều kiện cho người dân, nhất là chị em phụ nữ DTTS tham gia Tổ hợp tác, Hợp tác xã quảng bá, giới thiệu nét văn hóa, ẩm thực địa phương tới du khách. Qua đó phát huy tiềm năng, lợi thế, gìn giữ bản sắc văn hóa của đồng bào Ba Na, giúp chị em phụ nữ DTTS tự tin khẳng định bản thân, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc”.

Chị Đinh Thị Triết Chủ tịch Hội LHPN huyện Kbang

Chị Đinh Thị Linh, thành viên Tổ hợp tác Voi Rừng cho hay: “Tổ hợp tác có 16 thành viên, trong đó, nhóm rượu cần có 5 thành viên. Rượu cần của chúng tôi đảm bảo chất lượng, bán ra thị trường ngày càng nhiều nên thu nhập của các thành viên đều được đảm bảo ổn định”.

Để mở rộng thị trường, Tổ hợp tác đã mạnh dạn mang sản phẩm đi giới thiệu ở các hội chợ nông sản trong và ngoài huyện. Năm 2023, chị Đách và các cộng sự tham gia cuộc thi Dự án Khởi nghiệp xanh lần thứ 9 năm 2023, với dự án “Rượu cần Đăk Giang - đặc sản văn hóa của người Ba Na” và lọt vào vòng bán kết; đồng thời được trao giải thưởng Chứng nhận lâm sản ngoài gỗ - NTFP. Trong năm 2024, Tổ hợp tác Voi Rừng đã đạt giải Khuyến khích trong cuộc thi Phụ nữ Gia Lai khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi số do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức. Đây là động lực để chị Đách tự tin bước tiếp trên con đường kinh doanh.

Chị Đinh Thị Triết, Chủ tịch Hội LHPN huyện Kbang nhận định: Chị Đinh Thị Đách là hội viên phụ nữ tiêu biểu ở Kbang với tư duy tiến bộ, sáng tạo và có trách nhiệm với cộng đồng. Chị Đách đã lan tỏa giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào Ba Na và tô đẹp hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Ngoài phát triển kinh tế gia đình, chị Đách đã hỗ trợ, giúp đỡ cho những hộ hội viên DTTS trong làng biết tận dụng đặc sản tại địa phương để giới thiệu, đưa sản phẩm ra thị trường. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Cao Bằng: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Từ nguồn vốn các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã huy động cả hệ thống chính trị cùng sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân để tập trung đầu tư, phát triển giao thông nông thôn. Qua đó, diện mạo nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án Đường dây 500kV mạch 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án Đường dây 500kV mạch 3

Sáng 8/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Buổi lễ được truyền trực tuyến tới điểm cầu trụ sở Ủy ban nhân dân 9 tỉnh có Dự án đi qua.
Bình Định: Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng An Lão

Bình Định: Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng An Lão

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 35 phút trước
Tối ngày 7/12, tại huyện An Lão, UBND tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng An Lão (07/12/1964 - 07/12/2024) nhằm ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng của Đảng bộ, quân và dân huyện An Lão.
Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Chuyên đề - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án Đường dây 500kV mạch 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án Đường dây 500kV mạch 3

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 8/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Buổi lễ được truyền trực tuyến tới điểm cầu trụ sở Ủy ban nhân dân 9 tỉnh có Dự án đi qua.
Đắk Nông: Tập trung phát triển toàn diện vùng “lõi nghèo”

Đắk Nông: Tập trung phát triển toàn diện vùng “lõi nghèo”

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 3 giờ trước
Trong 5 năm qua, tỉnh Đắk Nông đã tập trung triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Tràng Định (Lạng Sơn): Lồng ghép hiệu quả nguồn vốn để xóa đói giảm nghèo

Tràng Định (Lạng Sơn): Lồng ghép hiệu quả nguồn vốn để xóa đói giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Thanh Phong-Thúy Hồng - 4 giờ trước
Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện vùng cao, biên giới Tràng Định đã triển khai hiệu quả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo... Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân.
Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam

Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa chính sách giáo dục nghề nghiệp đến lao động miền núi. Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam. Người "thắp lửa" những điệu Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Huyện Mường Lát: Tăng cường tuyên truyền pháp luật góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên giới

Huyện Mường Lát: Tăng cường tuyên truyền pháp luật góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên giới

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, trong đó tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, qua đó góp phần quan trọng cho công tác bảo vệ vững chắc an ninh biên giới,
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở (Bài cuối)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở (Bài cuối)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 5 giờ trước
Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp với yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Số liệu từ cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng y tế ở của 53 DTTS, sẽ có đóng góp quan trọng vào việc thực hiện quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở này.
Giảm nghèo ở vùng quế Trà Bồng

Giảm nghèo ở vùng quế Trà Bồng

Kinh tế - Tiêu Dao - Phong Trà - 5 giờ trước
Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và sự nỗ lực vươn lên của người dân, thời gian qua, diện mạo nông thôn miền núi ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã có những đổi thay tích cực. Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã được triển khai, từng bước giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Chàng trai Cơ Ho với thương hiệu cà phê Chư Mui

Chàng trai Cơ Ho với thương hiệu cà phê Chư Mui

Kinh tế - Thảo Linh - 5 giờ trước
Với mong muốn đưa hương vị cà phê Arabica đặc trưng của vùng đất huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng được nhiều người biết đến, đồng thời tạo môi trường giúp nông dân địa phương phát triển bền vững cây trồng này, gần 4 năm nay, anh Liêng Jrang Ha Hoang, dân tộc Cơ Ho, ở thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương dành trọn tâm sức của mình, xây dựng, phát triển thành công thương hiệu cà phê sạch Chư Mui.
Làm “sống lại” nghề đan cỏ bàng ở Ba Chúc

Làm “sống lại” nghề đan cỏ bàng ở Ba Chúc

Kinh tế - PHƯƠNG NGHI - 5 giờ trước
Đan cỏ bàng là nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu của người dân thị trấn biên giới Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nghề đan cỏ bàng còn tạo nên một nét đẹp văn hóa đặc trưng của Ba Chúc.