Trong chuyến công tác về huyện vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An), tôi may mắn được gặp già làng Cụt Mắn Nọi (dân tộc Khơ Mú), một tấm gương người cao tuổi tiêu biểu về Học tập và làm theo gương Bác Hồ.
Vượn đen má trắng là loài thú linh trưởng đặc hữu phân bố chủ yếu ở các cánh rừng ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Loài động vật hoang dã này đang bị đe dọa, suy giảm nghiêm trọng trên thế giới. Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An), loài vượn đen má trắng vẫn còn số lượng đàn khá đông. Tuy nhiên, thực tế công tác bảo tồn, phát triển loài vượn này vẫn đặt ra nhiều thách thức.
Thời sự -
Minh Thu -
11:53, 27/10/2021 Đó là ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế sáng 27/10/2021. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
Tại Kỳ hợp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã bàn đến việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế trước khi xem xét, nhân rộng ra cả nước. Đó là “đòn bẩy”, là điều kiện tốt nhất giúp những địa phương này trong phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề còn lại là các địa phương sẽ nắm bắt cơ hội, triển khai thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
Cứ đến mùa mưa lũ, bà con ở vùng hạ du của các hồ thủy điện, thủy lợi lại lo ngay ngáy không yên. Lũ chồng lũ đã gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Trước thực tế đó, tỉnh Nghệ An đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Cả, nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức tối đa cho vùng hạ du.
Bản Mường Piệt, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong (Nghệ An) có hơn 10 km đường biên giới với nước bạn Lào. Dân bản hai bên từng có va chạm, xích mích, nhất là tệ phạt vạ khi trâu bò phá hoại hoa màu… Già làng Lương Minh Hồng đã lặn lội vượt rừng, bàn bạc kết nghĩa anh em. Từ khi hai bản Mường Piệt và bản Tẩu, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào) kết nghĩa, tình đoàn kết của người dân hai bản thêm thắt chặt, đường biên giới chung của hai nước cũng được bảo vệ tốt hơn.
Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
11:18, 14/10/2021 Loài sâm này còn có tên gọi rất mỹ miều “thất diệp nhất chi hoa”, nhưng tôi vẫn thích cách gọi dân giã của đồng bào Mông ở xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An: “bảy lá một hoa”.
Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
19:05, 13/10/2021 “Ông không tiếc chi mô, nếu tiếc thì đã không hiến đất. Nhà nước làm kè chống sạt lở, người dân được hưởng lợi chung, tại sao mình phải tiếc…”. Đó là lời ông Nguyễn Xuân Lâm ở khối 2, thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu (Nghệ An). Không riêng gì ông Lâm, mà hỏi bất kỳ ai ở đây, họ cũng đều vui vẻ trả lời: Hiến đất để được lợi chung!
Kinh tế -
Mai Hương -
18:23, 13/10/2021 Trong thời gian qua, nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đã đầu tư chăn nuôi phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, góp phần làm đổi mới bộ mặt nông thôn. Chị Trương Thị Diệu Linh, dân tộc Thổ ở Chi hội Phụ nữ xóm Tân Mùng, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp là một điển hình.
Phóng sự -
Nguyễn Thanh -
21:22, 12/10/2021 Trở lại khu tái định cư (TĐC) Thủy điện Bản Vẽ sau nhiều năm xa cách, tôi cảm nhận rất rõ về một cuộc sống mới của những bản làng người Thái, Khơ Mú nơi vùng giáp biên huyện Thanh Chương (Nghệ An). Qua mỗi bản làng, bao sắc màu tươi mới, bao thanh âm rộn rã của cuộc sống đời thường cứ thế hiển hiện.
Kinh tế -
Đình Tuân -
20:17, 12/10/2021 Mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất đồi trồng lúa, ngô, năng suất thấp sang trồng chuối rừng lấy lá, nhiều hộ đồng bào dân tộc Thái ở xã Lưu Kiền, huyện rẻo cao Tương Dương (Nghệ An) có thu nhập khá từ bán lá chuối. Vào dịp cao điểm, một số hộ thu về gần 1 triệu đồng mỗi ngày từ bán lá chuối để cung cấp cho các cơ sở gói nem, giò, bánh các loại.
Phóng sự -
Nguyễn Thanh -
18:34, 06/10/2021 Bản Chôm Lôm, xã Lạng Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) giờ đã không còn cách trở đò ngang. Dòng Lam dữ dằn cũng chỉ còn gào thét dưới chân cầu treo Chôm Lôm mỗi mùa lũ về. Người hùng dân tộc Thái ở Chôm Lôm - Lộc Vĩnh Thêu, ngày ấy, nay cũng đã là cán bộ xã được dân bản tin yêu.
Sắc màu 54 -
Đình Tuân - Ngọc Ánh -
06:33, 06/10/2021 Những năm gần đây, người Ơ Đu ở Tương Dương (Nghệ An) đang khôi phục lại nghề dệt vải, nhuộm vải và may trang phục truyền thống. Đáng chú ý, ở công đoạn nhuộm vải, người Ơ Đu vẫn làm theo phương thức thủ công độc đáo được truyền lại từ thời cha ông.
Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
11:51, 04/10/2021 Từng đoàn người rồng rắn về quê, có cả những cháu bé vừa mới 10 ngày tuổi cũng đã phải bước vào cuộc “hồi hương” bất đắc dĩ. Những sẻ chia, giúp đỡ - truyền thống tương thân, tương ái thật đẹp đẽ đã phần nào xoa dịu nỗi nhọc nhằn cho bà con. Nhưng, cả chặng dài của cuộc sống phía trước của họ sẽ như thế nào đây? Trả lời câu hỏi này,huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã có “Đề án tạo sinh kế bền vững cho bà con trở về từ vùng dịch”.
Pháp luật -
Phạm Việt Thắng -
15:47, 03/10/2021 Hơn 234 triệu đồng, là kinh phí mở 3 lớp bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã ở huyện Tương Dương (Nghệ An). Tuy chưa một học viên nào được triệu tập nhập học, thế mà tiền thì đã được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) quyết toán.
Giáo dục -
Đình Tuân -
15:52, 28/09/2021 Tổ chức bán trú cho học sinh tiểu học ở vùng cao đã và đang mang lại hiệu quả khá tích cực như: Chất lượng dạy học được nâng lên, giảm thiểu rõ rệt tình trạng học sinh bỏ học. Tuy vậy, tại huyện Tương Dương (Nghệ An), do cơ sở hạ tầng thiếu thốn trầm trọng đã làm “khó” cho các trường trong việc bố trí chỗ ăn nghỉ cho học sinh.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) có mưa lớn trên diện rộng, gây ngập lụt cục. Một số xã, thị trấn như: Quỳnh Lâm, Quỳnh Hồng, thị trấn Cầu Giát... Đến sáng 28/9, vẫn còn gần 1.000 hộ dân đang bị ngập lụt, nhiều khu dân cư đang cô lập. Chính quyền địa phương đang dồn sức để khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm ổn định cuộc sống cho người dân.
Giáo dục -
Khánh Ngân -
19:01, 27/09/2021 Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia vừa qua, với tổng 26,9 điểm, nam sinh người Mông Xồng Bà Hùa đã trúng tuyển vào Đại Học Y Hà Nội. Đây được xem là một kỳ tích, sau hơn 30 Làng trẻ SOS Vinh được thành lập để đón những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về nuôi dưỡng và là niềm vui lớn cho người Mông ở bản làng vùng cao Mường Lống, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An).
Xã hội -
PV -
15:17, 26/09/2021 Mưa lớn kéo dài do hoàn lưu bão số 6 đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn Nghệ An bị thiệt hại nặng nề, 1 người mất tích, hàng trăm ngôi nhà bị ngập...
Từng là F0, sau khi điều trị khỏi bệnh, N.A.D (xin được viết tắt theo nguyện vọng của nhân vật), thợ cơ khí ở TP. Vinh (Nghệ An) đã tình nguyện ở lại khu điều trị, hỗ trợ y bác sĩ điều trị F0. N.A.D chính là một minh chứng sống, là “liệu trình tâm lý” để các bệnh nhân F0 khác lạc quan, cố gắng điều trị bệnh, để nhanh chóng được trở về với gia đình.