Trong xu thế hội nhập, người nông dân bắt buộc phải thay đổi tư duy sản xuất.
Suốt bao nhiêu năm chịu sự kìm kẹp, càn quét của địch nhưng mỗi người dân ở xã Anh hùng Lộc Bắc (Bảo Lâm, Lâm Đồng) vẫn quyết tâm che chở bộ đội, tham gia du kích, một lòng theo Đảng.
Đến thôn Phi Jút, xã Đạ R’sal, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) chúng tôi cảm nhận một vùng quê yên bình đang đổi thay từng ngày. Đường vào thôn sạch sẽ, thông thoáng, với nhiều căn nhà trị giá tiền tỷ mọc lên, hộ khá giàu ngày càng tăng…
Theo Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện nay các tỉnh Tây Nguyên gồm: Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai và Kon Tum, đã dừng quy hoạch cũng như khuyến cáo các nông hộ, doanh nghiệp không mở rộng diện tích mà chỉ tập trung chăm sóc, thâm canh diện tích cây mắc ca hiện có.
Vì cần tiền trả nợ ngân hàng và nhiều khoản nợ khác, bà Nguyễn Thị Quý (sinh năm 1963) trú tại xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng đã giả vờ mua gạo để làm từ thiện rồi mang bán. Với hành vi này, bà Quý đã bị TAND tỉnh Lâm Ðồng xử phạt 7 năm tù giam.
Bò Kobe là giống bò thịt chất lượng cao nổi tiếng khắp thế giới, có nguồn gốc từ Kinki (Nhật Bản) và hiện đã được du nhập vào Việt Nam. Người “tiên phong” đưa giống bò này về Việt Nam là anh Nguyễn Trí Đức Vũ - Giám đốc Công ty cổ phần Bò Kobe Việt Nam, có trang trại ở thôn 9, xã Tân Lạc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Kể từ năm 2015 đến nay, trung bình mỗi năm có trên 230 hộ gia đình ở Lâm Đồng thoát nghèo nhờ trồng chè, nhất là ở huyện Bảo Lâm và TP. Bảo Lộc. Tuy nhiên, nhiều mô hình trồng chè cũ đã lạc hậu, năng suất không cao, chè nhanh già cỗi. Chính vì vậy nên nhiều cánh đồng chè trồng theo kiểu VietGap đang giúp các buôn làng ở vùng sâu Lâm Đồng phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Một số nông dân tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đã đưa cây cải xoăn Kale, một giống rau mới từ nước ngoài về gieo trồng cho thu nhập cao hơn so với rau truyền thống.
UBND huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) vừa phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức truy quét, triệt phá hầm khai thác thiếc trái phép tại khu vực Núi Cao, xã Đạ Sar (Lạc Dương).
Đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng già làng Ya Loan (xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) vẫn tích cực truyền dạy chữ viết của đồng bào dân tộc Chu-ru cho mọi người. Ở buôn làng, người dân thường gọi ông là “thầy Ya Loan”.
Ngày 11/1, tại TP. Đà Lạt, Viện Sinh thái rừng và Môi trường, Tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO) Việt Nam cùng Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cùng tổ chức hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm về các cơ chế tài chính phối hợp hỗ trợ công tác bảo tồn rừng và cảnh quan và chi trả dịch vụ hệ sinh thái ở Việt Nam cho các nhà quản lý, chuyên gia đến từ Campuchia.
Giữa “tâm lõi” của rừng quốc gia Cát Tiên (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) có một lớp học đặc biệt gồm 21 học sinh. Lớp học này không chỉ đặc biệt bởi đa phần học trò ở lứa tuổi lên chức ông bà, mà còn đặc biệt bởi lần đầu tiên ở giữa rừng sâu núi thẳm có những thầy cô giáo hy sinh hạnh phúc riêng tư, miệt mài gieo chữ với tâm nguyện xóa mù cho đồng bào dân tộc thiểu số.