Bạn đọc -
Lê Hường - Tuấn Kiệt -
09:30, 30/12/2019 Mặc dù chính quyền địa phương đã xử lý nhiều trường hợp tự ý san lấp đất ruộng chuyên canh cây lúa để chuyển đổi mục đích sản xuất, kinh doanh khác, thế nhưng, tình trạng này vẫn tiếp diễn ở một số địa phương trên địa bàn huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), khiến diện tích đất lúa ngày càng thu hẹp, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.
Thời sự -
Lê Hường -
22:15, 20/12/2019 Chiều 20/12 tại TP. Đà Lạt, Đoàn công tác Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lâm Đồng. Tham gia đoàn có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Từ diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đồng bào Cơ-ho ở thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã học hỏi kỹ thuật, chuyển sang trồng dâu nuôi tằm mang lại no ấm cho nhiều gia đình. Trồng dâu nuôi tằm đang là hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của người dân nơi đây.
Thời sự -
HOÀI DƯƠNG -
07:55, 01/10/2019 Chiều 30/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Quốc Tuấn đã tiếp 40 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lâm Đồng. Tham dự buổi gặp mặt có đại diện các vụ trực thuộc UBDT.
Còn nhớ, ngày mới vào nghề, chưa hề đặt chân đến Cát Tiên, huyện xa xôi nhất ở phía Nam Lâm Đồng, chỉ nghe những câu chuyện thực thực hư hư về xứ sở giàu trầm tích ấy qua lời kể của nhà dân tộc học Đinh Thị Nga mà trong tôi đã thấy háo hức. Chị Nga là học trò của các bậc trưởng lão trong làng sử nước nhà như Từ Giấy, Hà Văn Tấn, Hoàng Xuân Chinh, Trần Quốc Vượng. Hồi đó chị làm việc ở bảo tàng tỉnh, say mê dân tộc học, lang thang suốt với đồng bào ở vùng thượng nguồn các con sông Tây Nguyên.
Thời gian qua, dư luận trong cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng bức xúc, và có ý kiến xoay quanh một số sai phạm của lãnh đạo ngành như: Chi phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp không đúng đối tượng, không công bằng, bổ nhiệm cán bộ quản lý y tế năng lực kém; triển khai xây dựng Bệnh viện II Lâm Đồng ì ạch, xây chưa xong đã có nhiều hạng mục xuống cấp…
Nhiều năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai đồng loạt nhiều chính sách dân tộc như: Phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS; Giải quyết đất sản xuất cho đồng bào... Những chính sách này đã thực sự trở thành đòn bẩy góp phần đổi thay cuộc sống của người dân nơi đây.
Nghệ nhân Cill Mup Ha Bông, người Cil (thuộc dân tộc Cơ-ho) ở thôn Bnơ C, xã Lát, Lạc Dương, Lâm Đồng và nhiều nghệ nhân nức tiếng ở Lâm Đồng tâm tình rằng, nghề thổ cẩm trong thời kỳ hội nhập cũng cần có những nét sáng tạo mới để đáp ứng thị hiếu của khách hàng nhưng tuyệt đối không đánh mất nét đặc trưng của sản phẩm.
Tôi đặt mình trong dòng tâm thức của những người con Tây Nguyên để được buồn vui cùng nỗi vui buồn của họ. Những giá trị văn hóa cổ truyền đang đứng trước nguy cơ phai nhạt nhưng trong tâm hồn cư dân miền Tây Nguyên vẫn mãi lưu tồn tình yêu tha thiết với làng buôn của mình trong cảm thức níu giữ nền văn hóa ngàn đời của ông cha truyền lại. Một tình yêu đan xen trong niềm tiếc nuối những gì đang dần rời bỏ.
Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, anh Cil Ha Điền, 36 tuổi, dân tộc Chil (thuộc dân tộc Cơ-ho) là người tiên phong ở xã Tà Nung, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng mạnh dạn chuyển đổi vườn cà phê già cỗi sang trồng hoa đồng tiền. Đến nay, vườn hoa đã mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Chiều nay (30/7), tại TP. Đà Lạt, ngay sau Hội nghị thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt Lâm Đồng, chỉ ra tam giác vàng cho phát triển của tỉnh.
Chiều 29/7, tại Lâm Đồng, trước khi chủ trì Hội nghị thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vào sáng 30/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến tham quan mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao của một doanh nghiệp trên địa bàn.
Vốn sinh ra từ miệt vườn sông nước Miền tây, lão nông Nguyễn Nghĩa Dũng đã lên vùng đất xã Đạ R’sal, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) khai hoang phục hóa đất canh tác để trồng cây ăn trái, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.
Ngay từ lần đầu đặt chân đến vùng đất Lâm Hà (Lâm Đồng), từ hơn 15 năm trước, ấn tượng sâu sắc và thú vị nhất đối với tôi là hình ảnh những nông dân ngày cần mẫn với ruộng nương, đêm về lại miệt mài viết báo, làm thơ. Nhiều người bền bỉ với duyên viết và trở thành cộng tác viên thường xuyên của nhiều tờ báo. Có người còn tạo dựng được tên tuổi và giành nhiều giải thưởng uy tín về báo chí, thơ ca.
Vừa qua, tại TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức tọa đàm sản xuất thực phẩm bền vững tại Việt Nam.
Ka Thảo và Ka Uyệt cùng 21 tuổi, là con cô con cậu kết hôn với nhau, sống ở xã Phi Liêng (Đam Rông, Lâm Đồng). Con trai 4 tháng tuổi của họ bị sứt môi hở hàm ếch.
Với 4,5ha dâu và nuôi tằm, từ đầu năm 2018 đến nay, gia đình ông Vũ Xuân Trường, ở thôn Đạ Mul, xã Đạ K’nàng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng thu lợi nhuận bình quân 200 triệu đồng mỗi tháng. Đây cũng là mô hình trồng dâu nuôi tằm có quy mô lớn nhất huyện Đam Rông hiện nay.
Chiều 18/5/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi Gặp mặt Đoàn học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (PTDTNT) tỉnh Lâm Đồng nhân dịp Đoàn có chuyến ra thăm thủ đô Hà Nội.
Hơn 30 năm trong nghề bưu chính, cũng là quãng thời gian từng ấy năm ông Cil Míp Ha K’riêng, Anh hùng Lao động, buôn Bneur C, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng làm bạn với núi rừng, sông suối, ăn cơm nắm với muối trắng, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy, chống chọi với những cơn đói và sốt rét rừng để nối mạch máu thông tin đến với đồng bào DTTS vùng sâu.
Vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đua nhau xây nhà dụ chim yến về làm tổ để tạo nguồn lợi kinh tế. Từ mô hình này có người thu tiền tỷ nhưng không ít hộ rơi vào cảnh trắng tay.