Ngày 22/11, Sở Văn hóa Thông tin Thể thao Du lịch tỉnh Bạc Liêu tổ chức Khai mạc Liên hoan nhạc ngũ âm và múa dân gian Khmer tỉnh Bạc Liêu năm 2022. Đây là một trong những sự kiện được mong chờ nhất trong chuỗi sự kiện Ngày hội Văn hóa - Du lịch tỉnh Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.
Ngày 29/8, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ra quyết định thiết lập vùng cách ly y tế phòng chống dịch Covid-19 thuộc 2 khu vực khóm Biển Dưới (phường Vĩnh Phước) và ấp Nô Thum (xã Vĩnh Tân), thị xã Vĩnh Châu. Đây là 2 khu vực có đông đồng bào Khmer đang sinh sống.
Trong tuần qua, hàng chục tấn hàng hóa thiết yếu gồm lương thực, thực phẩm và vật tư y tế phòng dịch hỗ trợ khẩn cấp đã được chuyển kịp thời tới người gốc Việt tại Campuchia để đối phó đợt bùng phát dịch Covid-19 từ giữa tháng 2/2021.
Ngày 31/3, tại Trung tâm Văn hóa Hội nghị tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức buổi gặp mặt các vị trụ trì, nhân sĩ, trí thức và Ban quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh và công tác thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn.
Vĩnh Châu, thị xã miền biển tỉnh Sóc Trăng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, (chiếm 53%), có nhiều xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ. Trong những năm qua nhờ sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước thông qua ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, vốn vay ưu đãi, hỗ trợ cây, con giống… nên cuộc sống của đồng bào Khmer nơi đây có bước phát triển rõ nét, diện mạo các phum, sóc cũng ngày càng khởi sắc.
Chỉ còn vài ngày nữa là Lễ hội Ooc Om Bok-Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2018 sẽ diễn ra. Lễ hội là dịp khơi dậy niềm tự hào, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, đồng bào Khmer trong xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Hiện nay, các đội đua đang bước vào giai đoạn gấp rút tập luyện, không khí nhộn nhịp từ đầu phum đến cuối sóc.
Liên hoan dân ca Khmer khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ 1 năm 2018, do Ban Truyền hình tiếng dân tộc (Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh truyền hình Sóc Trăng phối hợp thực hiện, diễn ra từ chiều ngày 1/10 tại Sóc Trăng.
Những năm gần đây, du lịch văn hóa tâm linh đã có nhiều bước phát triển đáng kể, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của ngành “công nghiệp không khói” tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, việc phát huy bản sắc văn hóa, của đồng bào dân tộc Khmer để thu hút du khách đã có những tín hiệu đáng mừng.
Trong Cuộc thi Sáng tạo thanh-thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sóc Trăng lần thứ VII năm 2018, em Liêu Hoàng Phú, dân tộc Khmer, học sinh Trường THPT DTNT Huỳnh Cương (TP . Sóc Trăng) đã giành giải Nhất với công trình giải pháp “Điều khiển thiết bị bằng điện thoại di động” . Đây cũng là 1 trong 6 giải pháp được tỉnh chọn tham dự Cuộc thi cấp quốc gia trong thời gian sắp tới. Nhiều năm nay, Phú luôn là một tấm gương chăm ngoan, học giỏi của Trường DTTN Huỳnh Cương.
Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư (khóa XII) về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới (gọi tắt Chỉ thị 19) đã tạo ra một động lực mới để thúc đẩy sự phát triển vùng đồng bào dân tộc Khmer. Tỉnh Cà Mau đã triển khai 8 nhiệm vụ trọng tâm nhằm đưa Chỉ thị 19 đi vào cuộc sống.
Chùa Sóc Lớn tọa lạc ấp Sóc Lớn (xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) thuộc “Top 100 điểm du lịch văn hóa tâm linh được yêu thích” năm 2016, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bình chọn. Chùa Sóc Lớn cũng là nơi diễn ra nhiều lễ hội của đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh. Ngôi chùa còn có chức năng là một ngôi trường dạy chữ, dạy đạo lý. Ngày 15/12/2004, chùa Sóc Lớn đã được UBND tỉnh Bình Phước xếp hạng là di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh
Phong Phú, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) là xã có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm 71,4%). Những năm qua, Phong Phú đã tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn và đời sống vật chất, tinh thần của bà con Khmer nơi đây có nhiều chuyển biến.
Những năm qua, công tác dạy và học chữ dân tộc cho học sinh DTTS luôn được ngành Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện. Sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước, các mô hình xã hội hóa của Hội Khuyến học, Ban Quản trị các chùa Khmer, các hội tương tế, các vị achar… đã góp phần không nhỏ nhằm duy trì, nhân rộng những điểm dạy chữ dân tộc trong cộng đồng khu vực Tây Nam bộ.
Nhằm khắc phục tồn tại và tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc triển khai thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong vùng đồng bào Khmer, mới đây, Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư (khóa XII) về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới (gọi tắt Chỉ thị 19) được ban hành. Tại tỉnh Kiên Giang, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, địa phương đã và đang cụ thể hoá Chỉ thị 19 vào cuộc sống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đặng Tuyết Em, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang xung quanh vấn đề này.
Nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân khu vực biên giới biển; khơi gợi tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức đấu tranh, bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, mới đây, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho 700 lượt là cán bộ và đồng bào dân tộc Khmer thuộc các xã, phường khu vực biên giới biển của thị xã Vĩnh Châu.
Thời gian qua, nếu không có chính sách cử tuyển, việc được học đại học, cao đẳng của không ít học sinh DTTS chẳng khác nào “hái sao trên trời“. Dù còn nhiều hạn chế nhưng không thể bỏ cử tuyển; điều quan trọng là cần tính toán kỹ về mặt chính sách để có những thay đổi cho phù hợp với thực tiễn.
Đồng bào Khmer có dân số khoảng 1,3 triệu người, sống tập trung ở các tỉnh Tây Nam bộ, một bộ phận sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ.
Trong những năm qua, bên cạnh việc giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới biển, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Sóc Trăng đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng nhiều mô hình kinh tế giúp đồng bào Khmer vươn lên thoát nghèo.
Trải qua nhiều thăng trầm, vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang), ở xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn) và xã Văn Giáo (huyện Tịnh Biên) từng nổi tiếng nghề dệt thổ cẩm Khmer (còn gọi Silk Khmer). Song, hiện nay chỉ còn ấp Srây Sakốth (xã Văn Giáo) giữ được nghề.
Trần Văn Thời là huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất tỉnh Cà Mau (gần 11.000 khẩu). Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, nhằm giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer từng bước thoát nghèo.