Là người được sinh ra và lớn lên trên vùng biên giới Hà Tiên, Kiên Giang, sống ở địa bàn xã đặc biệt khó khăn Mỹ Đức (nay là phường Mỹ Đức), ông Chau Chai, 51 tuổi, ngụ tổ 9, khu phố Mỹ Lộ, cũng giống bao người dân khác trên địa bàn đã từng có cuộc sống khó khăn, phải nhờ sự hỗ trợ từ các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước để vươn lên. Đây cũng chính là lý do, khi cuộc sống gia đình đã khấm khá, ông đã nhiệt tình tham gia các hoạt động ở địa phương, góp phần tích cực trong vận động Nhân dân chung tay cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới.
Những ngày qua, trên khắp các phum sóc, các chùa trong vùng đồng bào Khmer các tỉnh Nam Bộ đang nhộp nhịp không khí của Lễ Sen Dolta. Phong tục này mang đậm tính nhân văn và giáo dục đạo đức, nhắc nhở về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; đồng thời, tri ân những anh hùng đã đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước và thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết trong cộng đồng.
Sáng 10/10, tại Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Huỳnh Cương, Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo tiếng Khmer cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai giảng các lớp đào tạo tiếng Khmer năm 2024. Tham gia sự kiện có: ông Võ Chí Công, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện các ban, ngành của tỉnh Sóc Trăng; các thầy cô và học viên là cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.
Nhân dịp Lễ Sen Dolta năm 2024, chiều 1/10, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà chúc mừng tại chùa Rạch Giồng, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Trong 2 ngày 27, 28/9, Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng do Đại tá Bùi Văn Bình - Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Lễ Sen Dolta năm 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ tại 20 điểm chùa Khmer trên địa bàn khu vực biên giới biển thuộc thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
Nhân dịp Lễ Sen Dolta năm 2024 của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 25/9, Đoàn công tác do Đại tá Lê Hoàng Việt - Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, tặng quà các vị sư sãi, Phật tử và lực lượng cốt cán của Bộ đội Biên phòng trong đồng bào dân tộc Khmer ở khu vực biên giới.
Tin tức -
Tào Đạt -
20:31, 14/09/2024 Ngày 14/9, Ban Dân vận Thành ủy Cần Thơ phối hợp với Huyện ủy Cờ Đỏ đã tổ chức Chương trình “Trung thu yêu thương” cho các em thiếu nhi DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Cờ Đỏ (Tp. Cần Thơ). Đây là sự động viên, khích lệ để các em nhỏ tiếp tục học tập, rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành, trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, giúp ích cho xã hội.
Kinh tế -
Nguyệt Anh -
09:19, 06/09/2024 Trong thời đại công nghệ số, nhiều nông dân đã năng động, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, chăn nuôi. Họ là những nông dân xuất sắc trong phong trào làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. 2 lão nông dân tộc Khmer dưới đây là những điển hình tiêu biểu.
Sắc màu 54 -
Minh Triết - Dương Võ -
14:32, 22/08/2024 Từ những chiếc ghe ngo đạt giải tại các kỳ thi đấu vào dịp Lễ hội Ooc Om Bok được lưu giữ tại các chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, anh Kim Hưng, ấp Trà Canh A2, xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã thiết kế và làm ra những chiếc ghe mô hình thu nhỏ. Thời gian đầu, anh chỉ tặng cho các chùa nhằm lưu giữ hình ảnh các ghe chiến thắng, qua đó góp phần bảo tồn, quảng bá hình ảnh về ghe ngo truyền thống của đồng bào Khmer.
Trong hai ngày 24 - 25/6, gần 200 chư tăng, giáo viên dạy chữ Khmer, giáo viên về hưu trên địa bàn các huyện Giồng Riềng, Châu Thành, Gò Quao, Vĩnh Thuận, Hòn Đất, An Biên, Kiên Lương, Giang Thành, Tân Hiệp, Tp. Hà Tiên và Tp. Rạch Giá (Kiên Giang) đã tham gia Hội nghị tập huấn sách giáo khoa Khmer ngữ.
Ngày 12/6, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Lễ bàn giao trên 3.000 quyển sách giáo khoa Khmer ngữ cho các chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, văn phòng HĐND, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có dạy chữ Khmer đã có mặt đầy đủ trong buổi Lễ quan trọng và ý nghĩa này.
Nhờ đẩy mạnh thực hiện các chính sách dân tộc, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), những năm gần đây, diện mạo nông thôn, vùng đồng bào DTTS các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Nằm ở phía Đông Nam vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh có diện tích tự nhiên 2.390km2; có số dân trên 1 triệu người, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 31%. Những năm qua, các địa phương trong tỉnh Trà Vinh đã thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Khmer, trọng tâm là Chương trình MTQG 1719… Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer trong tỉnh Trà Vinh ngày càng phát triển.
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 10/4, Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng do Đại tá Bùi Văn Bình - Phó Chỉ huy trưởng nghiệp vụ, Bộ đội Biên phòng tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà các vị sư sãi và Phật tử tại 10 điểm chùa Khmer trên địa bàn khu vực biên giới biển thuộc huyện Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Sáng 9/4, tại Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã long trọng tổ chức Họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2024. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh dự buổi Họp mặt. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Vụ Công tác dân tộc địa phương, Vụ Dân tộc thiểu số, Vụ Chính sách Dân tộc thuộc UBDT.
Tin tức -
Tào Đạt - Như Tâm -
21:07, 08/04/2024 Ngày 8/4, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt mừng tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2024.
Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, sự lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự nỗ lực phấn đấu của Nhân dân, đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa vùng đồng bào DTTS tỉnh Tây Ninh ngày càng khởi sắc.
Ông Danh Phú, sinh năm 1958, là người dân tộc Khmer, ngụ số 70B, tổ 15, khu phố 3, phường Dương Đông, TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Hiện ông là Ủy viên ban chấp hành Hội Cựu chiến binh TP. Phú Quốc. Với hơn 30 năm tuổi Đảng, là chủ 1 doanh nghiệp nhỏ, ông đã gương mẫu đi đầu trong các phong trào, thực hiện tốt những quy định của địa phương. Là 1 trong những người cao tuổi, có uy tín trong tuyên truyền vận động ngư dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo, chống khai thác hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài. Ông đã đứng ra vận động, cũng như tự nguyện hỗ trợ mỗi năm gần 500 triệu đồng cùng địa phương giúp đỡ nhiều hộ gia đình nghèo vươn khơi bám biển… Ông đã được UBND tỉnh Kiên Giang công nhận là Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2023 – 2027.
Trên tuyến biên giới Tây Nam, Kiên Giang là tỉnh mang nét đặc thù riêng, vừa có biên giới đất liền, vừa có tuyến biển, đảo. Đặc biệt, đây cũng là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống (đứng thứ 3 trong khu vực). Thời gian qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) vừa làm nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, vừa làm nhiệm vụ giúp dân thực hiện các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương. Để hiểu rõ hơn những việc làm ý nghĩa này, phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với Đại tá Huỳnh Văn Đông, Chính uỷ Bộ chỉ huy BĐBP Kiên Giang về những vấn đề trên.
Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) về bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Thời gian qua, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm chung tay bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Khmer; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Dự án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch"…