Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Diện mạo nông thôn khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Minh Thu - 06:53, 23/04/2024

Nhờ đẩy mạnh thực hiện các chính sách dân tộc, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), những năm gần đây, diện mạo nông thôn, vùng đồng bào DTTS các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Tuyến đường bêtông ở xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719.
Tuyến đường bêtông ở xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719.

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719

Về với tỉnh An Giang, một tỉnh đầu nguồn sông Hậu, không khó để nhận thấy, diện mạo nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực nhờ Chương trình MTQG 1719.

Trong năm 2022 và năm 2023 từ nguồn vốn được phân bổ gần 176,6 tỷ đồng, tỉnh An Giang đã thực hiện nâng cấp 17 công trình, bảo dưỡng 15 công trình, với tổng vốn đầu tư trên 66 tỷ đồng.

“Việc tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719 đã góp phần làm cho kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội và đời sống Nhân dân ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh được cải thiện đáng kể. Đến nay, 100% số xã trên địa bàn tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm, 100% xã có điện lưới quốc gia, trên 90% số hộ được sử dụng điện lưới, gần 90% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh…”

Ông Nguyễn Phú Trưởng Ban Dân tộc tỉnh An Giang

Để đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, tỉnh đã triển khai 27 mô hình giảm nghèo cho 810 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia và triển khai 18 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Thực hiện hỗ trợ 263 hộ tham gia dự án, với kinh phí hơn 7 tỷ đồng. Đồng thời, mở 179 lớp đào tạo nghề trình độ ngắn hạn cho gần 5.400 học viên là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo… Qua đó, giúp cho người lao động có được kiến thức, kỹ năng nghề góp phần tạo việc làm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

“Việc tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719 đã góp phần làm cho kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội và đời sống Nhân dân ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh được cải thiện đáng kể. Đến nay, 100% số xã trên địa bàn tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm, 100% xã có điện lưới quốc gia, trên 90% số hộ được sử dụng điện lưới, gần 90% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh…”, ông Nguyễn Phú, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh An Giang cho biết.

Là tỉnh có đông đồng bào DTTS ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Sóc Trăng xác định thực hiện Chương trình MTQG 1719 góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Như ở huyện Trần Đề, các dự án thành phần thuộc Chương trình MTQG 1719 được xem như một “trợ lực” quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển toàn diện đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS.

Từ nguồn vốn 700 triệu đồng thuộc Chương trình MTQG 1719, tuyến đường rộng 2m thuộc khu vực ấp Bưng Sa, xã Viên An đã được mở rộng lên 3m. Với chiều dài toàn tuyến là 800m, việc nâng cấp, mở rộng đường không chỉ phục vụ tốt hơn nhu cầu vận chuyển nông sản của đồng bào Khmer trên tuyến mà còn góp phần kết nối giao thông giữa các ấp lân cận, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển nông nghiệp toàn vùng.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Sơn Gương, ngụ ấp Bưng Sa, xã Viên An cho biết: “Trước đây, việc vận chuyển nông sản vào mùa thu hoạch diễn ra chậm, nhất là vào mùa mưa, vừa ảnh hưởng đến giá cả vừa ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Vì vậy mà khi tuyến đường này được đầu tư và đưa vào sử dụng, bà con rất vui mừng”.

Đồng bào Khmer trong tỉnh Sóc Trăng vươn lên phát triển kinh tế từ các mô hình hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình MTQG 1719.
Đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng vươn lên phát triển kinh tế từ các mô hình hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình MTQG 1719.

Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Theo bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2023, dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần đoàn kết, chủ động, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, các chính sách an sinh xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế… vùng đồng bào DTTS được thực hiện đầy đủ, kịp thời; các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả, các lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS được tổ chức trang trọng, vui tươi, phù hợp với phong tục tập quán, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc…

Đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã giải ngân được trên 260 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng, phúc lợi xã hội, hỗ trợ đời sống cho đồng bào DTTS. Từ đó, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho Nhân dân.

Đặc biệt, tỉnh chủ trương tập trung đầu tư vùng đồng bào dân tộc Khmer nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững; từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập giữa vùng đồng bào DTTS so với bình quân chung của tỉnh. Hướng tới giảm dần số xã, ấp đặc biệt khó khăn; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân.

Theo Kế hoạch, tỉnh Sóc Trăng hướng tới mục tiêu, đến năm 2025 phấn đấu thu nhập bình quân của người DTTS đạt từ 70 triệu đồng trở lên; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS hàng năm từ 3% - 4%; 100% xã, phường, thị trấn vùng đồng bào DTTS có đường ô tô đến trung tâm được nâng cấp nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 90% đường giao thông khóm, ấp được cứng hóa; 99% số hộ vùng đồng bào DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện phù hợp khác; 100% đồng bào DTTS sử dụng các dịch vụ viễn thông, tiếp cận thông tin và phương tiện nghe, nhìn; giải quyết trên 90% tình trạng thiếu đất ở, nhà ở cho hộ nghèo là đồng bào DTTS.

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả được triển khai trong vùng đồng bào DTTS tỉnh An Giang.
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả được triển khai trong vùng đồng bào DTTS tỉnh An Giang.

Những đổi thay, chuyển biến tích cực trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang, Sóc Trăng cũng như các tỉnh miền Tây Nam bộ hôm nay đã khẳng định sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước, của các cấp chính quyền địa phương đối với sự phát triển mọi mặt của đồng bào DTTS. Đây cũng là động lực giúp đồng bào DTTS thi đua, lao động sản xuất và xây dựng đời sống văn hóa, góp phần tạo thêm các công trình, phần việc có ý nghĩa trong phong trào thi đua, mang lại sự khởi sắc cho vùng đồng bào DTTS.



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
(T/h - đã BT) Hà Giang là một trong những điểm ngắm hoa anh đào tuyệt đẹp ở châu Á - Thái Bình Dương

(T/h - đã BT) Hà Giang là một trong những điểm ngắm hoa anh đào tuyệt đẹp ở châu Á - Thái Bình Dương

Du lịch - Minh Nhật - 22 phút trước
Mùa hoa anh đào năm nay, các du khách khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang có xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm độc đáo với cảnh sắc tuyệt đẹp mà ít người biết đến, đồng thời mang đến cơ hội đắm mình trong văn hóa địa phương.
Vướng Thông tư nên không thể giao khoán quản lý bảo vệ, 13.000 ha rừng đặc dụng đứng trước nhiều rủi ro

Vướng Thông tư nên không thể giao khoán quản lý bảo vệ, 13.000 ha rừng đặc dụng đứng trước nhiều rủi ro

Trang địa phương - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Sau 4 năm giao khoán 13.000 ha rừng đặc dụng cho 16 cộng đồng bảo vệ, bước sang năm 2025, Ban quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum không thể tiếp tục thực hiện được nội dung này do vướng quy định tại Thông tư số 22, ngày 11/12/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều đáng nói là Thông tư số 22 đã điều chỉnh rừng đặc dụng không phải là đối tượng rừng giao khoán theo Quyết định số 1719, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Trồng khoai tây công nghệ cao cho năng suất gấp 2-3 lần

Trồng khoai tây công nghệ cao cho năng suất gấp 2-3 lần

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 4 giờ trước
Nhờ ứng dụng công nghệ cao, mô hình trồng khoai tây của nhiều nông dân, hợp tác xã tại một số địa phương đã mang lại năng suất vượt trội, từ 23-26 tấn/ha, cá biệt có vùng lên tới 36-40 tấn, gấp 2-3 lần so với cách trồng khoai tây truyền thống.
Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Giáo dục - Nguyễn Thế Lượng - 23:33, 16/03/2025
Tại Nhà sinh hoạt cộng đồng, một công trình độc đáo và hữu ích của Trường PTDT Nội trú THCS&THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có một không gian mang đậm sắc màu văn hóa các dân tộc, là nơi để các em học sinh nội trú tham gia các hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể.
Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Xã hội - Hòa Bình - 23:26, 16/03/2025
Nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, ý thức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong lớp trẻ đoàn viên, thanh niên, các tổ chức Đoàn ở Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động tham quan, mô hình trải nghiệm tại vùng biên giới, các làng DTTS.
Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vẻ đẹp độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh. Lão nông biến đồi hoang thành trang trại trù phú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 23:21, 16/03/2025
Vĩnh Thạnh là một trong những huyện miền núi của tỉnh Bình Định, có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, từ văn hóa truyền thống của người dân cho đến những danh lam thắng cảnh hữu tình. Trong những năm gần đây, địa phương này đã và đang tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát huy lợi thế sẵn có để tạo nên các sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch.
Năm an cư

Năm an cư

Xã hội - Thanh Hải - 23:17, 16/03/2025
Cả nước như đang vào hội – ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát. Trên tinh thần sẻ chia, trách nhiệm, người đứng đầu Chính phủ đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ: đến hết tháng 10/2025 phải cơ bản hoàn thành chương trình này. Khí thế ấy, tinh thần ấy đã làm nên chủ đề của năm 2025 - Năm an cư.
Khám phá Lễ cầu mùa của người Dao Lô Gang

Khám phá Lễ cầu mùa của người Dao Lô Gang

Trang địa phương - Mỹ Dung - CTV - 23:13, 16/03/2025
Lễ hội Cầu mùa (Lễ Cầu mùa) của người Dao Lô Gang huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã có truyền thống từ lâu đời, được duy trì và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Hiện nay, Lễ hội được huyện đưa vào danh sách bảo tồn nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch.
Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 22:46, 16/03/2025
Từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông đã được những người thợ ở Làng củi lũ Hội An (Quảng Nam) "tái sinh" thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thu hút khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn...
Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Tin tức - Ngọc Chí - 22:41, 16/03/2025
Tối 16/3, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975 - 16/3/2025).