Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trà Vinh chú trọng nâng cao mức sống cho đồng bào DTTS

Minh Thu - 06:33, 14/04/2024

Nằm ở phía Đông Nam vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh có diện tích tự nhiên 2.390km2; có số dân trên 1 triệu người, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 31%. Những năm qua, các địa phương trong tỉnh Trà Vinh đã thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Khmer, trọng tâm là Chương trình MTQG 1719… Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer trong tỉnh Trà Vinh ngày càng phát triển.

Mùa vàng ở Trà Vinh.
Mùa vàng ở Trà Vinh.

Bước phát triển mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), năm 2023, tỉnh Trà Vinh bố trí tổng nguồn vốn gần 626 tỷ đồng để thực hiện các dự án nâng cao mức sống cho đồng bào DTTS, chủ yếu là đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó, ngân sách Trung ương gần 302 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 45 tỷ đồng, vốn vay tín dụng chính sách trên 221 tỷ đồng, số tiền còn lại là nguồn huy động hợp pháp.

Cùng các cán bộ xã Phước Hưng, huyện Trà Cú, chúng tôi đến thăm gia đình bà Thạch Thị Nhiên, ở ấp Chòm Chuối. Trước đây, gia đình bà Nhiên thuộc diện hộ cận nghèo, không đất sản xuất, hàng ngày, chồng bà Nhiên đi mua dừa trái bán lại kiếm lời trang trải cuộc sống. Hơn 10 năm nay, bà Nhiên ở nhà chăm sóc đứa con khuyết tật bẩm sinh, mọi chi tiêu, sinh hoạt nhờ vào đồng tiền kiếm được từ người chồng, cuộc sống khó khăn lại càng khó khó khăn hơn. Năm 2022, gia đình bà được hỗ trợ con bò sinh sản trị giá 15 triệu đồng, sau hơn 1 năm chăn sóc, con bò đã sinh sản được 1 con bê.

Nhận thấy bà Nhiên nuôi bò “mát tay”, 2 người anh họ đã mua 2 con bò cho bà Nhiên nuôi, đến khi bò sinh sản thì sẽ chia nhau. Đến nay, đàn bò đã được 5 con, là động lực và là cơ hội để gia đình bà Nhiên phát triển, vươn lên thoát nghèo.

Thời gian qua, tỉnh đã đi đúng hướng là tập trung nguồn vốn đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo. Tỉnh cũng hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào DTTS đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, giúp hộ nghèo tăng thu nhập để cải thiện cuộc sống.

Ông Kiên NinhTrưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh

Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG 1719, tỉnh Trà Vinh đã triển khai dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS. Theo đó, các chương trình hỗ trợ vốn cho đồng bào, tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất, nâng cao sản lượng và chất lượng cây lúa... được các địa phương trong tỉnh triển khai kịp thời đến với đồng bào Khmer. Nhờ đó đã giúp đồng bào thay đổi đổi tập quán canh tác lạc hậu, từng bước tạo việc làm, ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo.

Các mô hình sản xuất, mô hình kinh tế có hiệu quả trong vùng đồng bào Khmer như: cánh đồng lớn ở xã Tập Ngãi, huyện Tiểu Cần, xã Châu Điền, huyện Cầu Kè, vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở xã Nhị Trường, Trường Thọ, huyện Cầu Ngang… đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cung ứng và tiêu thụ hàng hóa trong vùng đồng bào dân tộc Khmer. Đời sống của đồng bào Khmer chuyển biến rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu qua từng năm.

Từ trồng cây màu xen canh, anh Kim Sà Phol, ấp Xóm Chòi, xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú (ngoài cùng bên trái) đã có thu nhập ổn định. Ảnh: Gia Uyên.
Từ trồng cây màu xen canh, anh Kim Sà Phol, ấp Xóm Chòi, xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú (ngoài cùng bên trái) đã có thu nhập ổn định. Ảnh: Gia Uyên.

Như ở xã Trường Thọ, huyện Cầu Ngang, nhờ tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật tiến bộ mới vào canh tác lúa, gia đình nông dân Kiên Cơne, ấp Sóc Cụt đã ổn định kinh tế. Ông Kiên Cơne chia sẻ: Từ vụ Đông - Xuân năm 2021 - 2022, gia đình đã ứng dụng mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu, tiết giảm lượng lúa giống, kết hợp với phân bón thông minh đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Năng suất lúa đạt bình quân 8 tấn/ha. Trong những vụ tới, gia đình sẽ vận động các hộ xung quanh để cùng thực hiện canh tác lúa thông minh.

Đưa kinh tế vùng đồng bào Khmer ngày càng phát triển

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, trong năm 2023, tỉnh Trà Vinh thực hiện hỗ trợ đất ở cho hơn 40 hộ DTTS, nhà ở cho hơn 525 hộ, chuyển đổi nghề cho khoảng 275 hộ, nước sinh hoạt phân tán cho 38 hộ, đầu tư xây dựng hai công trình nước tập trung. Đồng thời, tỉnh thực hiện một dự án trồng cây dược liệu quý tại huyện Trà Cú; hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập cho hơn 60% hộ đồng bào DTTS và hộ nghèo dân tộc Kinh, cận nghèo ở ấp đặc biệt khó khăn.

Có thể nói, những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng sự vào cuộc quyết liệt, sâu sát của các địa phương đối với công tác chăm lo cho đồng bào dân tộc Khmer đã đáp ứng đúng tâm tư, nguyện vọng của hộ dân. Chính sự quan tâm đó đã tạo cơ hội để đồng bào dân tộc Khmer có điều kiện lao động, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần đưa kinh tế vùng có đông đồng bào Khmer trong tỉnh Trà Vinh ngày càng phát triển.

Anh Kiên Như, ấp Đôn Chụm, xã Tân Sơn, huyện Trà Cú, chăm sóc đàn bò từ nguồn vốn vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ - CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG 1719. Ảnh: Hữu Lợi.
Anh Kiên Như, ấp Đôn Chụm, xã Tân Sơn, huyện Trà Cú, chăm sóc đàn bò từ nguồn vốn vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ - CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG 1719. Ảnh: Hữu Lợi.

Đời sống đồng bào Khmer Trà Vinh không ngừng nâng lên, đó là kết quả triển khai thực hiện kịp thời nhiều Nghị quyết, chính sách dân tộc. Ông Kiên Ninh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh cho biết: Thời gian qua, tỉnh đã đi đúng hướng là tập trung nguồn vốn đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo. Tỉnh cũng hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào DTTS đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, giúp hộ nghèo tăng thu nhập để cải thiện cuộc sống.

“Đi đôi với đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, các cấp, các ngành còn quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, vận động đồng bào chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn, giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất. Qua đó nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả đem lại thu nhập khá cao, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh...”, ông Kiên Ninh chia sẻ.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.