Trong 2 năm trở lại đây (2017 - 2019) tỉnh Hòa Bình đã tiến hành xây dựng thương hiệu cá sông Đà theo chuỗi giá trị nhằm tạo sự phát triển bền vững cho nghề nuôi trồng thủy sản. Đến nay, cá sông Đà đã trở thành sản phẩm mang thương hiệu chuỗi giá trị của tỉnh Hòa Bình, mang lại thu nhập ổn định cho bà con các dân tộc trên địa bàn.
Sáng 15/10, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hòa Bình lần thứ III, năm 2019 đã chính thức khai mạc với chủ đề: “Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình đoàn kết, phát huy nội lực, chung sức xây dựng quê hương hội nhập và phát triển”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dự và chỉ đạo Đại hội.
Kinh tế -
THIÊN ĐỨC -
10:20, 07/10/2019 Hòa Bình là một trong những tỉnh có sản lượng mía tím nhiều và chất lượng cao nhất cả nước. Tuy nhiên, do chưa tính kỹ bài toán cung cầu, nên người dân chưa thực sự hưởng lợi từ cây trồng đặc sản này.
Thời gian qua, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã vận động hơn 50 cơ quan, đơn vị, cá nhân, ủng hộ được gần 250 triệu đồng nhằm thực hiện mô hình camera giám sát tình hình an ninh trật tự và hoạt động giao thông. Qua đó, giúp cho lực lượng Công an huyện khám phá nhanh, thành công nhiều vụ án, vụ việc phức tạp,… đồng thời trở thành địa phương đi đầu trong việc sử dụng camera để giữ gìn an ninh trật tự của tỉnh Hòa Bình.
Từ phiên chợ mang tính tự phát, với mong muốn vừa là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa, vừa thu hút, phát triển du lịch, chính quyền huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã khôi phục, phát triển thành chợ phiên vùng cao đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Năm 2017, một số hộ dân làng Quảng Xá và Hòa Bình, xã Tân Ninh, (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) trong quá trình cải tạo mặt nước để nuôi trồng thủy sản, đã đưa máy xúc vào đào ao, đắp đập làm xâm hại đến rừng bần. “Bức tường xanh” của làng bị đe dọa, xâm hại do sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương, khiến nhiều hộ dân xót xa.
Năm 2018, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, các huyện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã triển khai các nội dung hỗ trợ cho hộ và nhóm hộ phù hợp, thiết thực, gắn với nhu cầu thực tế của người dân và thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS.
Với việc xây dựng và đưa vào vận hành các dự án thủy điện trên sông Đà, Tây Bắc đã trở thành trung tâm thủy điện của cả nước, đóng góp tỷ trọng lớn trong nguồn cung của hệ thống điện quốc gia. Thành quả đó có sự đóng góp và hy sinh to lớn của cộng đồng dân cư Tây Bắc, sẵn sàng di chuyển nơi ở để nhường đất cho các dự án thủy điện. Hôm nay, sông Đà đã khoác lên mình chiếc áo mới làm thay đổi diện mạo, đời sống Nhân dân các dân tộc nơi đây cũng đang phát triển từng ngày.
Trên địa bàn toàn tỉnh Hòa Bình hiện có khoảng 527 hồ chứa nước thủy lợi và 3 thủy điện nhỏ đang hoạt động, phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, phần lớn hồ thủy lợi xây dựng từ rất lâu. Qua rà soát, toàn tỉnh có 325/527 hồ chứa hư hỏng một số hạng mục thuộc thân đập, tràn xả lũ, cống lấy nước. Mặt khác, lực lượng quản lý, vận hành hồ, đập mỏng, không bảo đảm năng lực chuyên môn, nhất là các hồ do cấp huyện quản lý.
Chiều 28/9/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi gặp mặt Đoàn đại biểu gồm 40 Người có uy tín (NCUT) trong đồng bào DTTS tỉnh Hòa Bình do bà Đinh Thị Thảo, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình làm Trưởng đoàn. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Phan Văn Hùng chủ trì buổi gặp mặt.
Sáng 28/9 (giờ Việt Nam), phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) khóa 73 ở New York, Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng tư duy cường quyền đề cao sức mạnh, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, sự gia tăng các biện pháp đơn phương tiếp tục là mối đe dọa đối với hòa bình, ổn định quốc tế.
Theo Báo cáo nhanh của các tỉnh Bắc Kạn, Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Long An, tính đến sáng 30/8, mưa lũ đã làm 1 người chết do đá lăn vào nhà là một bé 2 tuổi ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; 1 người bị lũ cuốn trôi mất tích (anh Vì Văn Sơn, sinh năm 1977) ở bản Cáp Na, xã Nà Bó, tỉnh Sơn La; 3 người bị thương (Hòa Bình 1 người, Sơn La 1 người, Thái Nguyên 1 người).
Trong hai ngày 29-30/8, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh đã gặp mặt các đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu tỉnh Hòa Bình và Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Chiều 29/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh đã tiếp 138 đại biểu Người có uy tín, đại diện cho 1.631 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Hòa Bình.
Đi kiểm tra thực địa và làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hoà Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tổ chức ngay đoàn công tác để đánh giá toàn diện tình hình sạt lở tại Hoà Bình; bảo vệ hiện trường, khẩn trương di dời người dân khỏi khu vực nguy hiểm.
Ở Trại Tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình, Thiếu úy Bàn Thị Huệ là một nữ quản giáo trẻ tràn đầy nhiệt huyết, trách nhiệm, luôn khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, được đồng đội và cấp trên ghi nhận.
Cũng như nhiều thị trấn miền núi khác, thị trấn Đà Bắc đã từng phải đối mặt với nguy cơ từ ma túy và tệ nạn ma túy. Tuy nhiên từ nhiều năm trở lại đây, nhờ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tại cộng đồng, giúp đỡ người lầm lỗi, thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy...
Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Bắc Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Từ đó, nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân đã tự nguyện hiến đất làm đường giao thông, đưa xã cán đích NTM vào cuối năm 2015.
Đến hết tháng 6/2018, UBND huyện Đà Bắc đã triển khai 5 khu tái định cư (TĐC) phục vụ di dân cấp bách ra khỏi vùng nguy cơ cao sạt lở trước mùa mưa bão. Các khu TĐC được quy hoạch đầy đủ nhiều hạng mục như mặt bằng, đường nội bộ, hệ thống thoát nước, nước sinh hoạt, điện, trường học… đến nay, 100% số hộ dân sống trong vùng nguy cơ bị sạt lở đã định cư tại nơi ở mới.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình đã áp dụng cơ chế quản lý đầu tư xây dựng đặc thù theo Nghị định 161/NĐ-CP trong Dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Tỉnh đã giao 70% công trình trên tổng số công trình toàn tỉnh cho cấp xã làm chủ đầu tư, tạo điều kiện cho cộng đồng được tham gia hầu hết quá trình đầu tư. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình.