Thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa (Phú Yên) có nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm.
Hiện nay, tỉnh Lào Cai có 44 hợp tác xã (HTX) ngừng hoạt động chưa được giải thể. Trong đó, nhiều HTX “khai sinh” chỉ vì mục đích hoàn thành tiêu chí xây dựng NTM mà không xuất phát từ nhu cầu thực tiễn.
Các HTX với cơ chế tạo việc làm từ chính các hoạt động phục vụ đời sống người dân địa phương đang là kênh phù hợp với đối tượng lao động nông thôn. Đặc biệt, các HTX đang mở rộng hoạt động theo hướng chú trọng đến kinh doanh dịch vụ, cần lao động gắn bó lâu dài. Từ đây sẽ tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn.
Có thể nói, việc xác định hướng đi đúng trong cơ chế thị trường hiện nay là yếu tố quan trọng giúp các HTX khai thác tiềm năng để phát triển. Những năm qua, HTX nông nghiệp Ngọc An (xã Hoài Thanh Tây, Hoài Nhơn, Bình Định) đã có những bước đi đầy năng động, thể hiện sự sáng tạo trong việc đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, góp phần tăng thu nhập cho xã viên.
Trong những năm gần đây, số lượng hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực miền núi Thanh Hóa, không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, hầu hết HTX ở khu vực này đang phải đương đầu với không ít khó khăn, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ. Trong đó, cần mạnh dạn loại bỏ HTX không đủ năng lực hoạt động, ưu tiên cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động đối với các HTX, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn.
Theo số liệu của Liên minh HTX tỉnh, Phú Yên hiện có 190 HTX còn hoạt động. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy nội lực của các HTX hầu như không có gì nên rất hạn chế trong quá trình hoạt động. Những nguồn vốn được cho là nội lực của các HTX như vốn điều lệ, vốn tích lũy… thì trong tình trạng không đủ lớn để sản xuất kinh doanh hoặc quá ít để chia lãi. “Sức khỏe” của các HTX còn yếu và đang trông chờ vào sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, khoảng cách từ chính sách đến thực tế vẫn còn khá xa.
Thực hiện mô hình liên kết “3 nhà” (nhà nông - nhà nước và doanh nghiệp), Hợp tác xã (HTX) Duy Sơn trụ sở tại xã Bình Lư (huyện Tam Đường, Lai Châu) đã phối hợp với chính quyền và người dân xã Trung Chải (huyện Nậm Nhùn) triển khai thực hiện mô hình trồng cây dong riềng và sản xuất miến dong đem lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân.
Phát huy thế mạnh cây công nghiệp, trồng rừng và cây ăn trái tại các địa phương miền núi tỉnh Phú Yên đã hình thành nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình cho thu nhập cao.
Anh Nguyễn Ngọc Khánh, Chủ tịch UBND xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) giới thiệu, HTX Saemaul Tân Lập 2 triển khai thực hiện nhiều mô hình sản xuất-kinh doanh mới. Đây là đơn vị kinh tế tập thể đầu tiên của huyện thực hiện thí điểm quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP trong vụ đông xuân 2017-2018. Kết quả hoạt động của HTX tích cực góp phần cùng cấp ủy, chính quyền xây dựng địa phương phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019.
Sự ra đời của gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch được cho là một cú húych lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, sản xuất. Nhưng sau gần một năm, dòng vốn tín dụng này vẫn đang bị ách tắc bởi nhiều rào cản.
Ở Hà Giang có một người đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều phụ nữ Mông ở địa phương, giúp họ nâng cao vị thế trong gia đình. Chị là nghệ nhân Vàng Thị Mai, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) dệt lanh Hợp Tiến (xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, Hà Giang)-một trong 50 gương mặt được Tạp chí Forbes bình chọn là người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam. Chị cũng là một trong 100 phụ nữ tiêu biểu vừa được biểu dương tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII.
Mỹ Nghiệp là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống nổi tiếng của người Chăm ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Nét độc đáo của làng nghề cổ này chính là việc người dân dệt thổ cẩm theo phương pháp hoàn toàn thủ công, lưu giữ dấu ấn văn hóa Chăm còn mãi với thời gian.