Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phân chia tiêu chí cho vay nông nghiệp công nghệ cao: “Cú húych” khơi thông dòng vốn

PV - 14:57, 29/01/2018

Sự ra đời của gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch được cho là một cú húych lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, sản xuất. Nhưng sau gần một năm, dòng vốn tín dụng này vẫn đang bị ách tắc bởi nhiều rào cản.

Lúng túng xác định nông nghiệp sạch
Cần khơi thông vốn tín dụng 100 nghìn tỷ đồng để hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến. Cần khơi thông vốn tín dụng 100 nghìn tỷ đồng để hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến.

 

Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Bắc Sơn là một trong rất ít đơn vị kinh tế tập thể ở huyện Kim Bôi (Hòa Bình) tham gia làm nông nghiệp hữu cơ từ khi mới thành lập (tháng 11/2012). Trong các sản phẩm nông nghiệp sạch của HTX này, đáng chú là mô hình lúa thảo dược. Đây là giống lúa độc đáo, có màu tím, nhiều vi chất quý, có lợi cho sức khỏe, nhất là vi chất omega 3, omega 6, omega 9 là những chất cực kì quý hiếm trên gạo.

Theo ông Nguyễn Ngọc Can, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Bắc Sơn, nhờ giảm tối đa tác động của phân bón, thuốc trừ sâu trong quá trình sinh trưởng nên lúa thảo dược cho năng suất rất cao, bình quân đạt 72-75 tạ/ha. Với chất lượng đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Việt Nam và Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia khẳng định, lúa thảo dược có giá thành rất cao (giá lúa giống 100.000 đồng/kg, giá gạo 80.000 đồng/kg). Đặc biệt, rơm, rạ của lúa thảo dược còn được chế biến thành chè thảo dược với giá 100.000 đồng/kg.

“Tính riêng lúa thịt, trừ chi phí, giá trị 1ha lúa thảo dược cũng đạt 40 triệu đồng/vụ. Loại cây trồng này sẽ mở ra triển vọng mới trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn”, ông Can cho biết.

Điều khiến ông Can cũng như các xã viên HTX trăn trở là, dù rất muốn mở rộng mô hình lúa thảo dược nhưng không có vốn. Tổng vốn điều lệ của HTX hiện chưa đầy 300 triệu đồng, lại phải đầu tư vào các sản phẩm khác (trồng cây dược liệu Thần Diệu, cung cứng phân bón cho nông dân,…) nên HTX mới thực hiện được 5ha lúa thảo dược.

Giám đốc HTX Nguyễn Ngọc Can cho biết, ông đã làm hồ sơ để vay vốn ngân hàng từ gói tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng không được. Nguyên nhân là do ngân hàng cho rằng, mô hình lúa thảo dược của HTX là nông nghiệp hữu cơ, chưa phải là sản phẩm ứng dụng công nghệ cao.

Băn khoăn của ông Can cũng chính là vướng mắc hiện nay của các ngân hàng khi triển khai cho vay gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng. Như chia sẻ của ông Nguyễn Cảnh Hậu, Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp-Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình, khi triển khai gói tín dụng nông nghiệp sạch, ngân hàng còn vướng ở chỗ chưa có tiêu chí cụ thể xác nhận đâu là nông nghiệp sạch để cho vay gói tín dụng ưu đãi.

“Theo quy định thì chỉ có các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì mới được tiếp cận nguồn vốn tín dụng này. Tuy nhiên, tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau; trong đó còn nhiều điểm trùng giữa nông nghiệp công nghệ cao với nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ”, ông Hậu cho biết.

Ngân hàng chờ, doanh nghiệp đợi!

Rõ ràng, khái niệm “nông nghiệp công nghệ cao” hiện đang rất mông lung. Đặc biệt là, việc đánh giá một mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao hay thấp lại phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng lao động ở mỗi vùng miền, tùy từng thời điểm.

Như mô hình lúa thảo dược của HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Bắc Sơn, với nông dân ở khu vực đồng bằng thì không có gì lạ. Giống lúa này đã được trồng từ năm 2008, xuất phát từ kết quả lai tạo thành công của một nông dân ở huyện Yên Thành (Nghệ An). Nhưng với nông dân xã miền núi Bắc Sơn thì cây lúa màu tím, có nhiều vi chất quý, năng suất cao, giá trị lớn chính là một sản phẩm tiên tiến.

Mô hình lúa thảo dược dù được đánh giá đầy triển vọng nhưng vẫn chưa được xếp vào diện sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. (Ảnh minh họa) Mô hình lúa thảo dược dù được đánh giá đầy triển vọng nhưng vẫn chưa được xếp vào diện sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. (Ảnh minh họa)

 

Hơn nữa, rơm rạ từ lúa còn được dùng để chế biến thành chè thảo dược thì rõ ràng đây là một sản phẩm công nghệ cao. Nhưng phía ngân hàng lại quy chiếu theo cách hiểu ở vùng có sự phát triển cao hơn về sản xuất nông nghiệp nên xếp mô hình lúa thảo dược của HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Bắc Sơn vào diện nông nghiệp hữu cơ nên không thực hiện cho vay vốn từ gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng.

Ngoài việc tiêu chí chưa rõ ràng thì một rào cản hiện nay trong triển khai cho vay vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao là tài sản thế chấp. Ở khu vực miền núi, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là các HTX. Nhưng đa phần HTX hiện đều không có đất đai, trụ sở đi thuê hoặc… dùng tạm nhà cửa của một xã viên nào đó. Bên cạnh đó, các tài sản khác như nhà lưới, nhà kính,… lại chưa được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu về tài sản nên không đủ điều kiện để thế chấp vay…

Như vậy, việc xác định tiêu chí nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao hiện đang khiến các ngân hàng còn lúng túng khi triển khai cho vay nguồn vốn này. Trong khi đó, phía doanh nghiệp vẫn còn những rào cản để tiếp cận nguồn tín dụng này.

Thiết nghĩ các cơ quan liên quan cần xây dựng, phân chia các tiêu chí cho vay nông nghiệp công nghệ cao một cách cụ thể, theo cấp độ ưu tiên. Về phía ngân hàng thì cần bộ tiêu chí xác định đâu là đối tượng nông nghiệp sạch để làm cẩm nang cho vay. Về phía doanh nghiệp, hộ nông dân thì cần bộ tiêu chí được chia theo các cấp độ ưu tiên, ưu đãi khác nhau phù hợp với từng đối tượng. Có như vậy, dòng vốn tín dụng gói 100 nghìn tỷ đồng mới được khơi thông, ước mơ về một nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mới thành hiện thực.

Theo số liệu tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước, sau gần một năm triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao, dư nợ đầu tư của ngành ngân hàng đối với lĩnh vực này đã đạt 36.000 tỷ đồng cho gần 6.400 khách hàng. Lãi suất cho vay ngắn hạn khoảng 5,3-6,5%/năm, cho vay trung, dài hạn khoảng 8,5-10%/năm.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An.
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Tin tức - An Yên - 2 giờ trước
Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.
Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Tin tức - Tào Đạt - 8 giờ trước
Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Ngày 22/11, tại Tp. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định và Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.
Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Xã hội - Văn Hoa - Hương Diệp - 8 giờ trước
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3, đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 8 giờ trước
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 - 28/11/2024).
“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

Thời sự - Lê Hường - 8 giờ trước
Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), diễn ra tối 22/11. Tham dự Lễ kỷ niệm có Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Tài; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr và lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh bạn, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 8 giờ trước
Sáng 23/11, tại Trung Tâm văn hóa tỉnh Bạc Liêu, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đại hội vinh dự đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.