Những bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gần như là “căn cước”, là văn hóa của một tộc người. Việc giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào DTTS là vô cùng cần thiết, nhất là trong xu thế hội nhập phát triển hiện nay. Thế nhưng, ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, trang phục truyền thống của nhiều dân tộc ít nhiều đã mai một, hoặc bị đồng hóa, thậm chí có nguy cơ bị quên lãng.
Với tấm lòng hướng về đồng bào DTTS, không ngại núi cao, vực sâu các y, bác sĩ ở Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ của tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều lần tình nguyện đến với đồng bào. Dẫu vất vả nhưng ai nấy đều rạng ngời niềm vui khi được tận tay chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng cao.
Ngày 01/3/2019, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị thực hiện một số nội dung Dự án “Xây dựng chính sách hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào DTTS” (Gọi tắt là Dự án CRIEM). Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT chủ trì Hội nghị. Tham dự có ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, đại diện Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư; các vụ, đơn vị thuộc UBDT cùng đại diện lãnh đạo UBND 5 tỉnh thuộc Dự án.
Những năm qua, tỉnh Bình Thuận thường xuyên quan tâm, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi, nhằm tạo chuyển biến về nhận thức và ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày 28/2/2019, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội thảo góp ý vào đề cương Đề án tổng thể phát triển kinh tế, xã hội (KT-XH) vùng DTTS, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Đề án). Ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT; ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đồng chủ trì Hội thảo.
Với lòng nhiệt huyết ngày đêm không quản ngại vất vả, nhiều năm qua những đảng viên, là người DTTS ở bản tái định cư Thanh Bình xã Thanh Sơn (huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã bền bỉ tuyên truyền các chính sách của Nhà nước về với người dân. Trong phát triển kinh tế, họ chính là người đi đầu khai phá vùng đất khó để giúp đồng bào vơi bớt khó khăn trong cuộc sống.
Tính đến hết năm 2018, tổng số Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Điện Biên là 1.576 người. Từ những việc làm cụ thể, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Điện Biên đã có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn an ninh trật tự cơ sở, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Trước đây Điện Biên là địa phương “nóng” về vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Tình trạng này diễn ra phổ biến trong cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, thực hiện Đề án giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết (gọi là Đề án) theo Quyết định số 498 của Thủ tướng Chính phủ, cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương triển khai nhiều hoạt động phong phú, thiết thực đã tạo chuyển biến tích cực trong công tác này.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hơn 1 năm nay mô hình cây chanh leo được các hộ đồng bào DTTS ở xã A Xing, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) trồng đã mang lại thành công và có nguồn thu nhập khá.
Những năm qua, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung triển khai đồng bộ các chương trình, chính sách dân tộc, từ đó đã tạo điều kiện cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh vươn lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.
Năm 2018, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, các huyện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã triển khai các nội dung hỗ trợ cho hộ và nhóm hộ phù hợp, thiết thực, gắn với nhu cầu thực tế của người dân và thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS.
Nhiều năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào các DTTS tỉnh Hòa Bình đã và đang trở thành lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước, là chỗ dựa quan trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, Người có uy tín còn tích cực tham gia phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày 19/2/2019, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh đã có buổi làm việc với Vụ Tuyên truyền, Vụ Kế hoạch - Tài chính về việc thực hiện Quyết định 1860/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Thí điểm cấp radio cho vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và MN, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), biên giới”.
Từ năm 2016, tổ chức Aide et Action (viết tắt là tổ chức AEA) đã phối hợp với tổ chức CISDOMA thực hiện Dự án “Tăng cường chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ em DTTS tại Lai Châu”. Dự án tập trung chủ yếu vào dạy song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ, qua đó, đã giúp các em nhỏ hiểu và nắm được bài giải tốt hơn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục tại những vùng khó khăn và giúp các em nhỏ có hứng thú đến lớp đến trường hơn.
Hiện nay, ngày càng có nhiều bạn trẻ gốc Việt sinh ra lớn lên ở nước ngoài đã quyết định trở về quê hương Việt Nam khởi nghiệp, đóng góp sức mình để dựng xây đất nước. Nguyễn Hoài Daniel (tên Việt Nam là Nguyễn Hoài Tiến), một thanh niên sinh ở Mỹ là một trong số những gương mặt đó.
Những năm qua, nhiều chính sách đầu tư, khuyến khích, hỗ trợ phát triển thể dục thể thao đối với đồng bào các DTTS đã được triển khai, nhất là chú trọng bảo tồn, phát triển các môn thể thao dân tộc. Tuy nhiên, đây vẫn là “vùng trũng” trong bức tranh toàn cảnh về hoạt động thể dục thể thao trong cả nước.
Trong những năm qua, tỉnh Ninh Thuận đã vận dụng các chính sách, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, các nguồn vốn lồng ghép của các chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách địa phương dành cho vùng đồng bào DTTS, xã ĐBKK, đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo, qua đó giúp đời sống của các hộ đồng bào DTTS từng bước được cải thiện, nâng cao thu nhập.
Theo báo cáo nhanh của Ủy ban Dân tộc, tình hình vùng DTTS, miền núi trước trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 cơ bản ổn định; đồng bào DTTS đón Tết vui tươi, tiết kiệm, an toàn, có nhiều hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân; nhiều nơi tổ chức lao động sản xuất ngay từ đầu năm. Nhiều vùng DTTS, miền núi đã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao dân tộc đặc sắc mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc.
Thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương chọn phương án dễ làm trước, khó làm sau. Nhưng ở Hậu Giang, tỉnh lại chọn những xã khó khăn, xã đông đồng bào DTTS để thực hiện.
“Gia đình triệu phú, buôn làng giàu đẹp là giấc mơ có thật nếu bền bỉ, chung sức một lòng làm theo các chủ trương của Đảng, Nhà nước”, thông điệp của ông Kpă Vươn, Bí thư Chi bộ làng Klũh, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông (Gia Lai) gieo vào suy nghĩ của từng thành viên trong làng nhiều năm nay, để cùng đoàn kết xóa bỏ lạc hậu, vượt lên khó khăn, vun đắp cuộc sống mới. Với tinh thần ấy, Klũh được tỉnh Gia Lai chọn xây dựng thành làng kiểu mẫu người DTTS đặc sắc của Tây Nguyên.