Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Thuận: Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng DTTS

PV - 11:06, 01/03/2019

Những năm qua, tỉnh Bình Thuận thường xuyên quan tâm, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi, nhằm tạo chuyển biến về nhận thức và ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong năm 2018, tỉnh Bình Thuận đã in ấn, cấp phát gần 4000 tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật cho đồng bào vùng DTTS trong tỉnh. Trong năm 2018, tỉnh Bình Thuận đã in ấn, cấp phát gần 4000 tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật cho đồng bào vùng DTTS trong tỉnh.

Thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2018-2021”, trong năm 2018, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và một số sở, ngành,… lồng ghép nội dung phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân tộc trong các hội nghị tuyên truyền trực tiếp tại tỉnh, huyện, xã, thôn; lồng ghép các nội dung tuyên truyền vào các hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng 3 và 4 đang công tác tại các cơ quan, đơn vị trên toàn tỉnh; Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín tiêu biểu của tỉnh; các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã, thôn ĐBKK thuộc Chương trình 135.

Cụ thể, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng 4 lớp/156 cán bộ, công chức cấp xã về nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã, thôn ĐBKK thuộc Chương trình 135 năm 2018 tại TP. Phan Thiết. Phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và cung cấp một số thông tin tình hình về kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng cho 78/89 vị là Người có uy tín trên địa bàn tỉnh. Sở Tư pháp đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS với 93 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 223 báo cáo viên pháp luật cấp huyện và 1.421 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Tổ chức 17 hội nghị tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến cho 1.729 lượt người tham dự là báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, đội ngũ hòa giải viên cơ sở…

Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Ban Dân tộc đã tổ chức 6 lớp/261 người tham gia theo Đề án tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS; 24 lớp/1.135 cho cán bộ thôn, xã và người dân tại các các xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 năm 2018. Nội dung tuyên truyền đa dạng, phong phú và sát thực với tình hình đời sống, kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS, như: Luật Hôn nhân và Gia đình; Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020”; Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS”; tình trạng bạo lực gia đình… Ngoài ra, trong năm 2018 trên địa bàn tỉnh đã tổ chức 7.615 cuộc tuyên truyền trực tiếp với 573.005 lượt người tham gia; tổ chức thành công 77 cuộc thi thu hút 14.187 người tham dự; biên soạn, in ấn và cấp phát 313.997 tài liệu tuyên truyền pháp luật...

Ông Võ Văn Hòa, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết, nhờ đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật, nhận thức của đồng bào DTTS về chính sách, pháp luật ngày một nâng lên, ý thức chấp hành pháp luật cũng tốt hơn; tình hình vi phạm chính sách, pháp luật và đơn thư khiếu kiện vượt cấp giảm; các tập tục lạc hậu trong lễ hội, ma chay có xu hướng giảm; vệ sinh môi trường nhiều nơi có cải thiện; tệ nạn xã hội, tình trạng bạo lực gia đình, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đã giảm hẳn; an ninh trật tự trên các địa bàn miền núi, vùng đồng bào DTTS cơ bản giữ vững ổn định, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và củng cố lòng tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước.

Để làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã đề ra một số giải pháp trong năm 2019, trong đó đề cao việc phát huy vai trò của cán bộ chủ chốt, già làng, trưởng bản, Người có uy tín tham gia công tác vận động, tuyên truyền…

T.DÂN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sáng 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án ST1223. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị; Đại tá Bùi Văn Bình - Phó chỉ huy trưởng Nghiệp vụ BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.
Tin nổi bật trang chủ
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Khâu Vai mùa hoa ban nở

Khâu Vai mùa hoa ban nở

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 1 phút trước
Được triển khai trồng từ năm 2020 với hơn 300 cây hoa ban tím, hoa ban trắng; đến nay sau hơn 3 năm, cây hoa ban tại Mê cung đá, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát triển tốt và bắt đầu nở hoa.
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Du lịch - Doãn Đạt - 5 phút trước
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 8 phút trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định giao chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 cho các địa phương trong tỉnh.
Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng

Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng

Tin tức - Ngọc Thu - 11 phút trước
Ngày 27/3, tại làng Plei Hlốp (xã Chư Don, huyện Chư Pưh, Gia Lai), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pưh đã tổ chức ra mắt mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”. Mô hình là một trong những nội dung thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I từ 2021 - 2025.
Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Kinh tế - An Yên - 1 giờ trước
Vị trí đất được cấp ở xa, địa hình giao đất giao rừng đi lại khó khăn, sai lệch diện tích giữa hồ sơ và thực địa, nhu cầu người dân lớn nhưng quỹ đất ít… là những khó khăn, vướng mắc đang gây ảnh hưởng lớn đến việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Nghệ An.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.
Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Pháp luật - Văn Long - Minh Triết - 1 giờ trước
Sáng 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án ST1223. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị; Đại tá Bùi Văn Bình - Phó chỉ huy trưởng Nghiệp vụ BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.
Đồn Biên phòng và Đoàn thanh niên thắp sáng đường biên ở Mác Nẻng

Đồn Biên phòng và Đoàn thanh niên thắp sáng đường biên ở Mác Nẻng

Tin tức - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Hưởng ứng chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2024, chương trình “Thắp sáng vùng biên”, Đồn Biên phòng Xuân Trường, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng vừa phối hợp Đoàn thanh niên xã Khánh Xuân tổ chức lắp đặt và dựng 65 cột điện chiếu sáng, sử dụng năng lượng mặt trời cho nhân dân thôn Mác Nẻng, xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Tôn vinh Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều và hát ru làng biển Cảnh Dương

Tôn vinh Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều và hát ru làng biển Cảnh Dương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức Lễ đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều ở các huyện: Quảng Trạch, Tuyên Hóa, thị xã Ba Đồn và Hát ru làng biển Cảnh Dương, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.