Nhân dịp Tết Nguyên đán, trong các ngày 20-22/01, ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT cùng đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị Ủy ban Dân tộc đã đến thăm và chúc Tết đồng bào DTTS. Nhân chuyến công tác, Đoàn Công tác nắm tình hình công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và TP. Cần Thơ.
Trong các ngày từ 20-21/01/2019, Đoàn công tác của UBDT do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh dẫn đầu đã đi thăm, chúc Tết và tặng quà đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Đăk Nông nhân dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
Trong những năm qua, ngành Giáo dục huyện miền núi Sơn Hòa (Phú Yên) tích cực thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ. Bằng những giải pháp cụ thể đã giúp cho học sinh DTTS ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập và giao tiếp tốt tiếng Việt.
Thiên nhiên hùng vĩ cùng với nền văn hóa truyền thống đa dạng, độc đáo của các DTTS là “mỏ vàng” của các tỉnh miền núi phía Bắc phát triển du lịch. Tiềm năng lớn là vậy nhưng hiện nay, ngành công nghiệp không khói vẫn chưa đóng góp nhiều cho sự tăng trưởng kinh tế của các địa phương.
Thời điểm giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu vay tiền của người dân tăng cao, nhất là đồng bào DTTS ở các thôn, buôn vùng sâu, vùng xa trên địa bàn Đăk Lăk. Lợi dụng điều này, các đối tượng cho vay tín dụng đen cũng tăng cường mời gọi, cho vay tiền, thu hồi lãi, siết nợ, gây mất an ninh trật tự tại các địa phương.
Hà Lê Huy Năng, dân tộc Tày (Yên Bái) là một trong 166 em học sinh, sinh viên được vinh danh trong Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018, do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tại Thủ đô Hà Nội (tháng 11/2018). Ít ai biết rằng, phía sau vòng nguyệt quế em vinh dự được nhận là cả một sự nỗ lực đáng khâm phục.
Quỳnh Nhai là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, có trên 85% dân số là đồng bào DTTS. Do vậy, việc tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh mầm non, tiểu học ở các khu vực có đông đồng bào DTTS sinh sống là hết sức cần thiết, tạo nền tảng giúp nâng cao chất lượng dạy và học.
Ngay ngày đầu tiên của năm mới (01/01/2019), Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019. Năm 2019, Chính phủ sẽ ưu tiên nguồn lực thực hiện chính sách đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK, vùng DTTS.
Giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, có một thôn với 300 hộ, hơn 2.000 nhân khẩu-chủ yếu là đồng bào DTTS (Mông, Dao, Tày, Nùng…) di cư từ phía Bắc vào từ hàng chục năm nay. Địa phương này từng một thời không đường, không điện, không trạm, không hộ khẩu… tách biệt như “ốc đảo” giữa núi rừng. Nhưng đó là chuyện của nhiều năm trước…
Đến làng đúc đồng Đại Bái những ngày này, chúng tôi không khỏi choáng ngợp với những sản phẩm sang trọng như lư hương, đỉnh đồng, hạc đồng… Giữa những tiếng ồn ào của làng nghề, có một xưởng sản xuất nhiều năm nay thầm lặng chế tác các sản phẩm cho người DTTS ở miền núi xa xôi, đó là xưởng sản xuất Đức Tuấn, thôn Tây Giữa, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan đã được Quốc hội phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, với sự đồng thuận rất cao (100% đại biểu có mặt biểu quyết nhất trí). Có hiệu lực từ ngày 30/12/2018, trước thềm năm mới 2019, mở ra những cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó có vùng DTTS, miền núi.
Thiếu vốn sản xuất, thiếu kỹ năng kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm… đang là những thách thức lớn đặt ra trong quá trình khởi nghiệp của thanh niên DTTS. Để biến khát vọng khởi nghiệp thành hiện thực thì thanh niên DTTS cần được tiếp thêm sức từ những cơ chế, chính sách mang tầm chiến lược.
Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Hội nghị Gặp mặt, biểu dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS năm 2018. Dự Hội nghị có ông Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận; ông Phạm Thanh Hải, Phó trưởng Văn phòng đại diện Ủy ban Dân tộc tại TP. Hồ Chí Minh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương và 124 Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận.
Giai đoạn tới, chính sách dân tộc cần tiếp tục có sự đổi mới để phù hợp và phát huy hiệu quả hơn trong thực tiễn, giúp vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững… Đó là kiến nghị của nhiều đại biểu tại Hội thảo quốc gia “Thực trạng chính sách dân tộc, định hướng xây dựng chính sách giai đoạn 2021-2030” do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Đại sứ quán AiLen vừa tổ chức tại Hà Nội.
Ngày 5/1/2019, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc tiêu biểu năm 2018 (gọi tắt là Lễ Tuyên dương) tổ chức họp rút kinh nghiệm. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến – Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ Tuyên dương chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh; các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương.
Sau 3 năm triển khai Đề án phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, tình trạng tảo hôn tại các huyện miền núi Bình Định đã giảm đáng kể. Kết quả này đã góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực tại vùng đồng bào DTTS trong tỉnh.
Tại tỉnh Điện Biên đang có 17 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) hoạt động triển khai gần 30 dự án tại 10 huyện, thị xã, thành phố. Việc vận động, thu hút viện trợ các tổ chức PCPNN đã làm tăng thêm động lực phát triển cho vùng đồng bào DTTS, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Năm 2018 đã khép lại với những dấu ấn vượt khó để gặt hái nhiều thành quả trong tất cả mọi lĩnh vực. Trong đó, với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được những kết quả nổi bật, góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi.
Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” được áp dụng tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ em, học sinh tiểu học người DTTS thuộc 42 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tại tỉnh Điện Biên, qua 2 năm triển khai Ðề án đã góp phần trang bị cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học người DTTS kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt.
Đến hết năm 2018, đã có gần 13 ngàn tỷ đồng từ hợp phần hỗ trợ sản xuất thuộc CT135 cung cấp cây, con giống cho đồng bào DTTS trên toàn tỉnh Điện Biên. Việc thực hiện đồng bộ, hợp lý nguồn vốn đã góp phần tạo sinh kế, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào DTTS ở Điện Biên.