Chiều ngày 20/3, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn chủ trì buổi gặp mặt. Tham dự buổi gặp mặt còn có đại diện các Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT cùng 22 đại biểu là Người có uy tín, đại diện cho 1.407 Người có uy tín trong đồng bào DTTS toàn tỉnh Bắc Kạn.
Thời gian gần đây, trên địa bàn các tỉnh miền núi, biên giới lại xuất hiện tình trạng nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) sử dụng súng tự chế để đi săn bắn thú rừng. Bên cạnh đó, trên địa bàn một số tỉnh, thành phố cũng đã xảy ra nhiều vụ cố ý giết người, gây thương tích có liên quan đến súng tự chế. Tình trạng người dân chế tạo, mua bán, tàng trữ, sử dụng súng tự chế đang diễn biến phức tạp, làm mất an ninh trật tự, gây dư luận xấu trong xã hội, cần tiếp tục tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn.
Dám nghĩ, dám làm, bản lĩnh, mạnh dạn, tự tin, nỗ lực vươn lên... nhiều thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) đã và đang khẳng định mình từ nhiều vị trí trong xã hội, nhiều việc làm có ích trên con đường lập thân, lập nghiệp, làm giàu cho bản thân, cống hiến cho cộng đồng và xã hội.
Năm 2014, tỉnh Đăk Nông ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án xóa mù chữ và Đề án xây dựng xã hội học tập nhằm xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu. Đến nay, đã mở hàng chục khóa học xóa mù chữ giúp hàng nghìn đồng bào DTTS biết đọc, biết viết, từ đó biết cách áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Trong 2 ngày (ngày 18-19/3), Đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) do bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên TVQH, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội làm Trưởng đoàn, đã có chuyến công tác tại tỉnh An Giang giám sát tình hình thực hiện chính sách pháp luật về Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2012-2018.
Năm 2018, từ nguồn vốn phân bổ của Trung ương (gần 15 tỷ đồng), tỉnh Bắc Giang đã triển khai thực hiện Hợp phần Hỗ trợ sản xuất cho gần 6.000 hộ đồng bào DTTS. Nhiều mô hình sản xuất như hỗ trợ trồng vải, dưa chuột, lúa, ngô… đã được triển khai thực hiện, giúp đồng bào DTTS vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Sông Mã (Sơn La) là huyện biên giới còn nhiều khó khăn, giao thông cách trở, đời sống của đồng bào DTTS còn nhiều thiếu thốn. Trong điều kiện xuất phát điểm thấp, huyện Sông Mã đã nỗ lực đầu tư để xây dựng trường chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng biên.
Với giai điệu bình dị, hình ảnh cuộc sống sinh động của đồng bào các dân tộc đã trở thành chất liệu quý cho mỗi nhạc sĩ khi khai thác mảng đề tài DTTS, miền núi. Tuy nhiên những năm gần đây, các ca khúc viết về đề tài DTTS, miền núi không nhiều, hoặc nếu có thì phần lớn là những ca khúc của các tác giả quen thuộc. Điều đó đặt ra vấn đề cần có hướng đi mới cho mảng đề tài này.
Bằng uy tín, kinh nghiệm và gương mẫu thực hiện, lực lượng già làng đóng vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, giáo dục bà con, dòng tộc hiểu mục đích, ý nghĩa của Quyết tâm thư và vận động cộng đồng cùng nhau thực hiện. Sau 10 năm, các buôn làng đồng bào DTTS Tây Nguyên đã có những chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế ổn định, diện mạo các buôn làng khởi sắc.
Tháng 3/2009, một Quyết tâm thư đặc biệt của đại biểu già làng các DTTS khu vực Tây Nguyên được ra đời. Việc ra đời và thực hiện Quyết tâm thư đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của khu vực. Nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện Quyết tâm thư (được tổ chức ngày 18-19/3), Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Đàm Hữu Đắc, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Sáng 15/03, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Phiên họp thứ nhất phân công công việc và góp ý vào dự thảo Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS), vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ĐKKK) giai đoạn 2021-2030. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến chủ trì phiên họp. Cùng dự có đại diện các Bộ, ngành Trung Ương, các vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp được đông đảo đoàn viên-thanh niên là người DTTS trên địa bàn huyện Đam Rông (Lâm Đồng) nhiệt tình hưởng ứng. Từ đó, xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo của thanh niên trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo có hiệu quả.
Nhìn lại một nhiệm kỳ Đại hội đại biểu các DTTS (2014 -2019), các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ đối với đồng bào DTTS. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Bức tranh về những vùng quê có đông đồng bào Khmer sinh sống ở Bạc Liêu hôm nay, đang bừng lên những gam màu tươi sáng trong mùa đón Tết Chôl Chnăm Thmây năm nay.
Muốn giúp được đồng bào DTTS ở vùng ĐBKK phát triển kinh tế; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì phải biết nghe và nói tiếng nói của đồng bào. Đó chính là phương châm của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ka Lăng, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lai Châu thực hiện trong nhiều năm qua.
Ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ III, năm 2019 cho biết, để chuẩn bị tốt cho việc tiến hành Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) cấp huyện, tỉnh lần thứ III, tiến tới Đại hội toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II, diễn ra trong năm 2020, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai công tác chuẩn bị chu đáo, đảm bảo sự thành công của Đại hội.
Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp đã tích cực hỗ trợ hội viên người DTTS nâng cao trình độ mọi mặt, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà nước ta đã ký kết với Liên Hợp quốc. Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam xung quanh nội dung này.
Nhằm giải quyết nhu cầu đất ở cho bà con dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã vùng cao Canh Liên, UBND huyện Vân Canh (Bình Định) đã triển khai Dự án khu dân cư tập trung Kôm Xôm. Dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng đã hơn 1 năm. Tuy nhiên đến nay, nhiều hạng mục của Dự án như: hệ thống điện chiếu sáng, nước sinh hoạt, đường giao thông nội bộ vẫn chưa được hoàn thiện, khiến cho hàng chục hộ dân dang dở giấc mơ định cư.
Ngày 01/3/2019, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị thực hiện một số nội dung Dự án “Xây dựng chính sách hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào DTTS” (Gọi tắt là Dự án CRIEM), thực hiện tại địa bàn Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
Thanh Hóa có 11 huyện miền núi, diện tích rộng hơn 8.000km2, chiếm đến 3/4 diện tích của cả tỉnh, nơi đây sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, với: rừng, hồ, núi, hang động, thác nước và nhiều cảnh quan, danh thắng... Đây cũng là vùng có tiềm năng, thế mạnh về văn hóa DTTS đặc sắc gắn với các lễ hội truyền thống... tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
Để chuẩn bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) cấp huyện, tỉnh lần thứ III, tiến tới Đại hội toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II, diễn ra trong năm 2020, thời gian qua, các tỉnh trong Khu vực Tây Nam bộ đã tiến hành thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh và xây dựng triển khai kế hoạch tổ chức đại hội các cấp.