Để thực hiện hiệu quả Tiểu dự án 1, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) một trong những nhiệm vụ quan trọng mà tỉnh Cà Mau chú trọng, là tập trung đẩy mạnh xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS.
Với quyết tâm nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày một phát triển, cấp ủy, chính quyền xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đã và đang tập trung triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Dẫu gặp khó khăn do một số văn bản hướng dẫn chưa cụ thể; nguồn vốn phân bổ chậm vào cuối năm… nhưng nhiều dự án, công trình, nội dung thành phần thuộc Chương trình MTQG 1719 ở Quỳ Châu (Nghệ An) đang được địa phương quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng, đúng đối tượng thụ hưởng. HIện nay, huyện đang nỗ lực, bằng nhiều giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải ngân nguồn vốn, với mục tiêu cao nhất là có thêm nhiều dự án được đưa vào sử dụng, đáp ứng niềm mong đợi của người dân ở những địa bàn còn nhiều khó khăn.
Là một trong 8 vùng trồng dược liệu có thế mạnh của Việt Nam, tỉnh Lào Cai cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa cây dược liệu trở thành cây chủ lực trong phát triển nông nghiệp. Theo đó, nguồn lực từ tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) có vai trò quan trọng để thực hiện mục tiêu này. Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai tiểu dự án, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa giải ngân được nguồn vốn hỗ trợ này.
Sau 2 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), các chính sách hỗ trợ đã cơ bản giải quyết được những khó khăn, đáp ứng được những nhu cầu bức thiết, tồn đọng của người dân; đời sống vùng đồng bào DTTS có nhiều đổi thay tích cực. Hiện Châu Đức đang ưu tiên mọi nguồn lực với mục tiêu đến năm 2025 sẽ đổi thay toàn diện vùng đồng bào DTTS.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) , tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang ưu tiên giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, với mục tiêu đến năm 2025 sẽ đổi thay toàn diện vùng đồng bào DTTS.
Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả và đáp ứng yêu cầu quản lý thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá và truyền thông, phổ biến Chương trình. Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025 tỉnh Hòa Bình, Phó Trưởng phòng Chính sách Dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình về vấn đề trên.
Ngày 10/11, tại huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa), Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa, về kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp mà đến thời điểm này Quảng Ngãi là tỉnh có tỷ lệ giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) cao gần gấp đôi so với bình quân chung của cả nước. Điều này, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực cao của địa phương đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Đến thời điểm này, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều công trình sử dụng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) hoàn thành đưa vào sử dụng. Diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có những khởi sắc, đời sống đồng bào DTTS có nhiều đổi thay.
Việc giao đất, giao rừng gắn với cấp GCNQSDĐ cho người dân là cực kỳ cần thiết và quan trọng. Khó khăn hiện nay là vấn đề kinh phí để thực hiện vấn đề này thì huyện chưa biết lấy ở đâu, bởi theo quy định vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương không chi cho nội dung này.
Triển khai Chương trình MTQG 1719, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) được đầu tư xây dựng một số công trình phục vụ đời sống dân sinh. Theo đó, qua hơn 2 năm thực hiện, nhiều công trình này đã hoàn công và được đưa vào sử dụng, góp phần làm thay đổi diện mạo xã miền núi Chiêu Lưu và tạo điều kiện để đồng bào phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thời gian qua, việc vận dụng nội dung bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh Nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thực hiện các chính sách dân tộc, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Bình Thuận xem là nhiệm vụ, giải pháp có tác động to lớn đến kết quả thực hiện của các chính sách dân tộc nhất là chương trình MTQG 1719.
Hiện nay, huyện Thường Xuân đang quyết liệt triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), để Chương trình đạt mục tiêu, ý nghĩa, Thường Xuân xác định công tác thông tin truyền thông về chính sách pháp luật trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, nhất là đồng bào DTTS, là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình.
Thời gian qua, Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau đã thực hiện nhiều mô hình “Dân vận khéo” mang lại hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, đồng thời, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng biên, xây dựng và củng cố lòng tin của Nhân dân đối với hình ảnh những người lính cụ Hồ trên khu vực biên giới (KVBG). Đặc biệt, BĐBP Cà Mau đang triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 với nội dung "nâng bước em tới trường" cho các em học sinh KVBG trên con đường đi tìm con chữ.
Những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực trong triển khai công tác bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đặc biệt, từ cuối năm 2022, với việc triển khai Dự án "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" (Dự án 8 của chương trình MTQG 1719), nhiều hội viên hội phụ nữ các cấp của tỉnh đã được được cung cấp kiến thức, trợ giúp pháp lý về bạo lực gia đình, qua đó, giúp chị em biết cách bảo vệ, phòng tránh hiệu quả..
Thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai có 85% dân số là đồng bào DTTS. Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được địa phương đặc biệt quan tâm. Vì vậy, trong thời gian qua cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung chỉ đạo, điều hành, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tăng cường phân cấp cho cơ sở để phát huy tối đa nguồn lực của Chương trình.
Qua gần 3 năm thực hiện, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa là đơn vị được giao chủ trì, triển khai thực hiện Dự án, đã tập trung tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.
Trọng Hóa (huyện Minh Hóa) là xã vùng biên của tỉnh Quảng Bình, có gần 100% đồng bào Chứt sinh sống. Từ nguồn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 ( gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), nhiều mô hình sinh kế cho đồng bào đã và đang được triển khai với mục tiêu giúp đồng bào thoát nghèo bền vững.
Thời gian qua, để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt hiệu quả, tỉnh Yên Bái đã bám sát thực tiễn của địa phương, lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn, giúp đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, vươn lên xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no.