Căn cứ phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi gia đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ ( Chương trình MTQG 1719), ngoài nguồn ngân sách Trung ương bố trí cho Chương trình để thực hiện các dự án và hỗ trợ tăng vốn tín dụng chính sách... những năm qua, Ủy ban Dân tộc đã nỗ lực, chủ động phối hợp, với các bộ, ngành tham mưu Chính phủ thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động thu hút vốn đầu tư, vốn ODA... bổ sung cho Chương trình.
Xã hội -
Ngọc Thu -
11:10, 14/06/2023 Tối 13/6, tại xã Ia Phí (huyện Chư Păh, Gia Lai), Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Păh phối hợp với UBND xã Ia Phí, Trường Tiểu học Ia Phí mở lớp xóa mù chữ. Tham gia, có 80 học viên là đồng bào DTTS Gia Rai trên địa bàn xã, được chia thành 4 lớp.
Xác định nguồn vốn tín dụng chính sách giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy sản xuất đối với đồng bào DTTS và miền núi, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành liên quan, giải ngân hiệu quả vốn tín dụng chính sách cho vay thuộc Chương trình MTQG 1719. Qua đó, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS nghèo, khó khăn có thêm kinh phí đầu tư phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Kinh tế -
T.Nhân -
15:30, 13/06/2023 Từ thực tiễn kết quả sản xuất, kinh doanh của mô hình hợp tác xã (HTX) ở các huyện miền núi Quảng Ngãi đã có sự phát triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất đối với sự phát triển HTX hiện nay, là vốn đầu tư và quỹ đất xây dựng khu tập kết, chế xuất, bảo quản... Năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi đã dành hơn 145 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) giúp các HTX phát triển.
Sau hơn 2 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 ( gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) như thổi một “luồng gió mới” cho huyện vùng cao Võ Nhai, huyện khó khăn nhất tỉnh Thái Nguyên. Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã tiếp thêm động lực cho vùng đất khó khăn “chuyển mình”.
Để triển khai thực hiện chất lượng, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), việc huy động nguồn lực hỗ trợ, bổ sung từ các nhà tài trợ, đối tác phát triển, các tổ chức phi chính phủ... là đặc biệt quan trọng. Với vai trò là cơ quan thường trực, chủ trì, Ủy ban Dân tộc đã chủ động, tăng cường các giải pháp kết nối, tìm kiếm nguồn lực, thu hút đầu tư, bổ sung nguồn lực thực hiện hiệu quả Chương trình.
Một trong những yếu tố có tính chất quyết định thành công của quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), đó chính là yếu tố con người - bộ máy thực thi nhiệm vụ từ Trung ương đến địa phương. Là cơ quan chủ trì, Ủy ban Dân tộc đã khẳng định vai trò quan trọng trong công tác tham mưu, phối hợp để kiện toàn bộ máy tổ chức thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đi được gần nửa chặng đường. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình tại nhiều địa phương cũng bộc lộ một số bất cập cần tháo gỡ. Về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã bước vào năm thứ ba. Là cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình, Ủy ban Dân tộc đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện thể chế nhằm triển khai thực hiện Chương trình đúng tiến độ, hiệu quả.
Sau hơn 2 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), những kết quả bước đầu đang mang lại nhiều kỳ vọng cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai ở cơ sở, một số nội dung gặp vướng mắc về cơ chế, phương thức thực hiện... cần tiếp tục rà soát tháo gỡ, "khai thông" kịp thời.
Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi” thuộc Tiểu dự án 2 của Dự án 9 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), đang được Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn triển khai tích cực, với mục tiêu, đến năm 2025 cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức đoàn đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh phía Nam.
Ngày 4/3/2022 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BTC Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/5/2022.
Từ chiều 6/6, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ trả lời chất vấn nhóm vấn để thuộc lĩnh vực công tác dân tộc. Là tỉnh có đông đồng bào DTTS, được thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách dân tộc, chúng tôi rất quan tâm và gửi gắm nhiều sự kỳ vọng vào nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại hai huyện Nam Đông, A Lưới. Ông Lê Xuân Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Huyện Kỳ Sơn đã làm tờ trình gửi và đề nghị UBND tỉnh Nghệ An tập trung nguồn lực cho địa phương thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719.
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi có chính sách hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên đối với diện tích rừng tự nhiên, do UBND cấp xã trực tiếp quản lý cho đồng bào DTTS và người Kinh nghèo sinh sống ổn định ở các địa phương miền núi. Tuy nhiên thực tế tại địa phương, khi triển khai thực hiện Chương trình gặp nhiều khó khăn cần phải tháo gỡ.
Xác định nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang và tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn.
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Nghị quyết Quy định định mức đất sản xuất để thực hiện Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719); Nghị quyết quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án dược liệu quý thuộc Chương trình MTQG 1719 tỉnh Thừa Thiên Huế.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Quyết định lựa chọn loại phương tiện, hình thức, điều kiện và đối tượng nhận hỗ trợ phương tiện nghe nhìn cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2023 - 2025.