Lễ cấp sắc dành cho thầy tào bắt đầu mới vào nghề là một nghi lễ quan trọng để công nhận một người bình thường trở thành một thầy tào thực thụ. Thầy tào có vai trò chủ trì các nghi lễ tâm linh trong đời sống của người dân tộc Tày, Nùng và có từ rất lâu đời. Tuy nhiên đây là một nghề rất “kén người”, chỉ được truyền trong dòng họ hoặc những ai có duyên mới có thể theo nghề.
Kinh tế -
Minh Thu -
14:55, 19/02/2021 Từ bao đời nay, ước mơ của nhiều thế hệ đồng bào DTTS cũng như lãnh đạo tỉnh Cao Bằng là có một con đường lớn để mảnh đất địa đầu được gần hơn với miền xuôi. Sau bao năm khảo sát, lập kế hoạch, bàn thảo, xây dựng dự án… cuối năm 2020, ước mơ của người dân đã trở thành hiện thực - Tuyến đường cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) chính thức được khởi công.
“Từ thuở còn trẻ, tôi đã được mẹ và các cụ trong bản dạy hát lượn slương. Điệu lượn ngọt ngào, yêu thương đó đã đi theo tôi suốt những năm tháng cuộc đời cho đến tận bây giờ…”, nghệ nhân Đinh Thị Đà, ở xóm Nà Pá, xã Đức Xuân, huyện Thạch An (Cao Bằng), mở đầu câu chuyện với chúng tôi về điệu lượn slương của dân tộc Tày.
Từ nguồn vốn Chương trình 135, trong 2 năm 2019 - 2020, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) đã triển khai có hiệu quả hợp phần hỗ trợ sản xuất. Nhờ đó, đời sống đồng bào DTTS từng bước cải thiện, kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển.
Thời sự -
Thúy Hồng -
19:51, 28/01/2021 Trong các ngày từ 27-2́́́́́8/1/2021, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn làm Trưởng đoàn đã đi thăm, nắm tình hình thực hiện công tác dân tộc và chúc Tết tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Thời gian qua, Người có uy tín trên địa bàn huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) đã tích cực tham gia cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng chống đại dịch Covid-19, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, giữ gìn biên giới, thôn xóm bình yên.
Giáp Tết, tình trạng vận chuyển pháo lậu từ Trung Quốc về Việt Nam qua biên giới tỉnh Cao Bằng tiếp tục diễn biến phức tạp.
Huyện Hà Quảng có 2 dân tộc chủ yếu là Tày, Nùng, với bản sắc văn hóa phong phú, độc đáo riêng của mỗi dân tộc nên tạo nên những dấu ấn riêng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người dân nơi đây. Những năn gần đây, chất lượng cuộc sống của đồng bào ở các xóm bản đang từng bước được nâng lên, đồng bào có thêm điều kiện để bảo tồn phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống, với việc hình thành các đội văn nghệ, hát dân ca cấp xóm bản.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cấp, ngành trong tỉnh Cao Bằng đặc biệt quan tâm chăm lo cho người nghèo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Qua đó, đã góp phần kết nối, lan tỏa những tấm lòng nhân ái đến với người nghèo, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.
Xã hội -
Minh Thu -
19:51, 03/01/2021 Trong thời “công nghệ số”, nhưng ở tỉnh Cao Bằng hiện vẫn còn các đội chiếu phim lưu động, với những cán bộ văn hóa có trách nhiệm, cần mẫn ngày đêm. Họ được ví như những “sứ giả văn hóa” góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào vùng cao.
Cao Bằng là một tỉnh biên giới còn gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào ở tuyến biên giới vẫn còn cao. Những năm gần đây, nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đời sống của người dân ở những xóm mới vùng biên đang thay đổi tích cực. Đây là động lực để tỉnh Cao Bằng tiếp tục có những chính sách chăm lo hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống ở miền biên viễn.
Thực hiện Chương trình 135, trong năm 2020, tỉnh Cao Bằng đã mở 51 lớp tập huấn, nâng cao năng lực cho 3.735 lượt học viên là cán bộ, công chức cấp xã, đoàn thể, Người có uy tín, người DTTS... Qua đào tạo, cán bộ cơ sở ở Cao Bằng đã được trang bị nhiều kiến thức bổ ích, từ đó áp dụng vào thực tiễn quản lý, điều hành, triển khai thực hiện các chính sách dân tộc.
Giáo dục -
Thúy Hồng -
18:54, 21/12/2020 Dương Văn Ký, dân tộc Mông, là con thứ hai trong một gia đình có 4 anh chị em ở xóm Tân Thịnh, xã Vũ Minh (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) - là xã vùng 3 có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Nhưng với ý chí của mình, em luôn giữ vững thành tích 12 năm học sinh tiên tiến, đặc biệt, em đã thi đỗ vào Học viện An ninh với số điểm cao.
Giáo dục -
Hiếu Anh, Chu Hiệu -
10:02, 18/12/2020 Những mỏm đá tai mèo sắc lạnh, đất khô cằn, nước hiếm hoi… là những hình ảnh “ăn sâu bám rễ” với vùng đất nghèo Lục Khu (huyện Hà Quảng, Cao Bằng) không biết bao nhiêu đời nay. Ở cái mảnh đất lắm nắng nhiều sương này, gieo cây ngô, cây cải còn khó huống chi việc “gieo chữ” trồng người. Thế nhưng, trong gian khó, khắc nghiệt luôn xuất hiện những thầy cô giáo với bao hoài bão, trách nhiệm, cần mẫn, kiên trì từng giờ, từng ngày đem cái chữ đến cho con em dân bản...
Xã hội -
Thiên Đức -
10:28, 10/12/2020 Nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), không chỉ phụ thuộc vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, mà quan trọng hơn cần xuất phát từ chính nội lực của người dân. Nhận thức điều đó, thời gian qua, chính quyền tỉnh Cao Bằng đã triển khai tốt công tác dân vận, qua đó khơi dậy tinh thần tự lực tự cường của người dân vùng DTTS và miền núi trong phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới...
Có dịp lên những bản người Mông ở Cao Bằng, chúng ta dễ dàng bắt gặp những chàng trai, cô gái cầm chiếc lá trên môi, tấu lên những âm thanh cao, vang xa lảnh lót, thanh cao. Kèn lá - loại nhạc cụ đơn sơ nhưng hết sức độc đáo của đồng bào người Mông được ví như tiếng hót của chim họa mi giữa đại ngàn.
Qua quá trình thực hiện "Dân vận khéo" (DVK), cấp ủy, chính quyền xã Lê Lai, huyện Thạch An (Cao Bằng) đã đồng hành, vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bước đầu đem lại hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xuống còn 21,6%.
Với đặc thù địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, tính cố kết cộng đồng cao nên mô hình dòng họ tự quản đang được đánh giá là mô hình điển hình, hoạt động hiệu quả trong đảm bảo an ninh trật tự, phù hợp với vùng cao của tỉnh Cao Bằng.
Tin tức -
Hiếu Anh -
17:53, 18/11/2020 Theo thông tin từ Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hiện các lực lượng chức năng đang nỗ lực phối hợp tìm kiếm nạn nhân Triệu Kiềm Chìu, dân tộc Dao bị rơi xuống hang sâu và mất tích từ ngày 12/11.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số ở xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đã và đang tận dụng diện tích đất cằn cỗi, đồi núi để trồng sả. Đây là loại cây dễ trồng, không kén đất, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, phù hợp với đất dốc, khô cằn. Khâu trồng, chăm sóc đơn giản, không cần phun thuốc bảo vệ thực vật, không cần bón phân, giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với trồng ngô, lúa. Từ khi trồng đến thu hoạch chỉ 3 tháng và được khai thác từ 5 -7 năm.