Theo kế hoạch, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV - năm 2024 vào tháng 11. Cùng nhìn lại những thành tựu của tỉnh về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư tại Đại hội lần thứ III - năm 2019 là cơ sở để tỉnh có những định hướng quan trọng trong giai đoạn tới, từ đó quyết tâm tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững vùng DTTS và miền núi của tỉnh.
Triển khai Dự án 3, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa xác định chọn cây quýt hôi là cây thế mạnh của địa phương để tuyên truyền, vận động bà con đầu tư phát triển, kết hợp làm du lịch cộng đồng.
Ngày 25/10, UBND huyện Bá Thước (Thanh Hóa) long trọng tổ chức Hội nghị tôn vinh, biểu dương Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân tiêu biểu là người DTTS. Hội nghị có sự tham gia của 130 đại biểu là điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện Bá Thước. Ông Cầm Bá Tường - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa dự và phát biểu tại Hội nghị.
Vượt lên từ gian khó, bằng những nỗ lực bền bỉ, những con người ở Son, Bá, Mười, trong đó có ông Bùi Văn Phấn, Người có uy tín kiêm Bí thư Chi bộ ở bản Son, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã thoát nghèo, góp sức mình xây dựng bản làng giàu đẹp hơn.
Bá Thước là 1 trong 7 huyện miền núi khó khăn của tỉnh Thanh Hóa. Một trong những định hướng kinh tế mũi nhọn của huyện Bá Thước là phát triển du lịch, trọng tâm là mô hình du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, nhìn chung hạ tầng du lịch vẫn chưa bảo đảm đáp ứng nhu cầu cho du khách, do nguồn lực đầu tư còn hạn chế.
Du lịch -
Quỳnh Chi -
09:34, 08/10/2021 Bá Thước là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mường, Thái (chiếm trên 80% dân số). Hiện nay, các bản làng vẫn đang bảo tồn, khai thác được giá trị văn hóa đặc sắc để phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái.
Bạn đọc -
Quỳnh Trâm -
15:38, 01/04/2020 Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải bài viết: “Thanh Hóa: Chương trình phục hồi thu nhập liệu có tạo được sinh kế cho người dân?”. Bài viết phản ánh về một số bất cập trong Dự án phục hồi thu nhập quốc lộ 217 trên địa bàn huyện Bá Thước (Thanh Hóa). Sau khi Báo đăng, ngày 31/3, ông Võ Minh Khoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã ký Công văn số 539/UBND-NN để báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa và một số cơ quan báo chí phản ánh vụ việc.
Bạn đọc -
Quỳnh Trâm -
09:57, 27/03/2022 Thời gian gần đây, một số hộ dân ở xã Ái Thượng, huyện vùng cao Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa lợi dụng việc san gạt, hạ cốt nền đã tự ý khai thác tài nguyên bán đất tràn lan, nhằm thu lợi bất chính.
Từ đầu tháng 3 đến nay, tình trạng cá chết trên sông Mã đoạn chảy qua các địa bàn thuộc huyện Bá Thước, Cẩm Thủy (Thanh Hóa) vẫn chưa có dầu hiệu dừng lại. Khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra tổng thể, mới phát hiện ra thủ phạm chính là các cơ sở chế biến tre, luồng, sản xuất giấy nằm dọc ven sông xả trộm chất thải.
Sau khi Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển có bài viết phản ánh: “Bá Thước (Thanh Hóa): Lợi dụng việc “hạ cốt nền” để khai thác tài nguyên trái phép” (ngày 27/3), lãnh đạo huyện Bá Thước đã nhanh chóng vào cuộc xác minh thông tin và chỉ đạo chính quyền xã xử lý sự việc theo quy định của pháp luật.
Với mục tiêu phát huy lợi thế cây trồng đặc sản phù hợp với thổ nhưỡng, năng lực sản xuất của đồng bào DTTS, huyện Bá Thước đã tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. Từ chủ trương này đã tạo ra sản phẩm nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái, góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân trên địa bàn.
Bạn đọc -
QUỲNH TRÂM -
10:54, 07/10/2019 Hiện, trên địa bàn huyện vùng cao Bá Thước (Thanh Hóa), nhiều trụ sở làm việc của UBND các xã xây dựng dang dở, bỏ hoang nhiều năm. Thực trạng này khiến chất lượng công trình có dấu hiệu xuống cấp, gây lãng phí nguồn vốn của Nhà nước.
Nằm trong Chương trình 30a của Chính phủ, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều dự án, chính sách hỗ trợ cho người dân. Một trong những chương trình giảm nghèo được triển khai hiệu quả tại xã Ái Thượng là mô hình trồng xen canh gấc ở trên, gừng ở dưới. Từ mô hình này, Hợp tác xã (HTX) nông sản Bá Thước được thành lập với mục đích làm đầu mối bao tiêu sản phẩm giúp hàng chục hộ gia đình trong huyện thoát nghèo.
Việc xây dựng ồ ạt nhiều công trình thủy điện ở khu vực miền núi Thanh Hóa đã gây ra nhiều tác động, hệ lụy tới thiên nhiên, cũng như cuộc sống của người dân.