Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xả thải trực tiếp ra sông Mã: Chính quyền bất lực hay doanh nghiệp có "phép"?

Quỳnh Trâm - 17:13, 10/05/2021

Từ đầu tháng 3 đến nay, tình trạng cá chết trên sông Mã đoạn chảy qua các địa bàn thuộc huyện Bá Thước, Cẩm Thủy (Thanh Hóa) vẫn chưa có dầu hiệu dừng lại. Khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra tổng thể, mới phát hiện ra thủ phạm chính là các cơ sở chế biến tre, luồng, sản xuất giấy nằm dọc ven sông xả trộm chất thải.

Các ống ngầm xả thải được thiết kế lắp sâu xuống lòng đất để ngụy trang tránh sự phát hiện của các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Bá Thước
Các ống ngầm xả thải được thiết kế lắp sâu xuống lòng đất để ngụy trang tránh sự phát hiện của các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Bá Thước

Từ đầu tháng 3/2021 đến nay, tại các địa bàn thuộc huyện Bá Thước, Cẩm Thủy liên tục xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt. Thống kê ban đầu có tới 55 tấn cá lồng, chưa tính số cá tự nhiên chết trên sông. Những người nuôi cá rơi vào cảnh tuyệt vọng khi vốn liếng bị chôn vùi cùng những lồng cá chuẩn bị đến ngày thu hoạch.

Ban đầu, nhiều người còn đổ do thời tiết, do điều kiện chăm sóc hay dịch bệnh. Song kết quả xét nghiệm của cơ quan chuyên môn xác định: khi mổ cá không thấy bị xuất huyết bên ngoài; mang và nội tạng cá bình thường; không có hiện tượng xuất huyết, tụ huyết bất thường; không ghi nhận dấu hiệu bệnh nào trên số cá chết.

Kết quả kiểm tra 2 mẫu cá chết trên sông Mã của Viện Nuôi trồng thủy sản I thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng cho thấy: không phát hiện vi khuẩn gây bệnh trên mẫu cá. Cá chết trên sông Mã không phải do mắc bệnh truyền nhiễm.

Một số người nuôi cá lồng trên sông cho biết, thời điểm cá chết, nước sông có màu đen, mùi hôi tanh bất thường. Lúc này, những nghi vấn mới được đặt vào các cơ sở chế biến tre, luồng, ngâm ủ bột giấy ở dọc sông Mã.

Trước tình hình trên, huyện Bá Thước đã thành lập đoàn tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất trên địa bàn. Qua nhiều biện pháp, thậm chí đào xuống lòng đất nơi nghi có ống ngầm xả thải, buộc 4 doanh nghiệp phải thừa nhận có hành vi xả thải chưa qua xử lý ra sông Mã. 

Tiếp đó, huyện Quan Hóa cũng vào cuộc tổng kiểm tra các cơ sở, liên tiếp phát hiện 6 cơ sở xả thải ra môi trường. Đa phần các ống ngầm xả thải được thiết kế lắp sâu xuống lòng đất để ngụy trang tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.

Với những thủ đoạn tinh vi như vậy, không ai xác định được các doanh nghiệp này đã xả trộm chất thải từ bao giờ, và bao nhiêu lượng chất thải bẩn đã bị xả ra môi trường. Nếu không vì có hiện tượng cá chết, cơ quan chức năng không kiểm tra quyết liệt, thì chắc chắn các doanh nghiệp này vẫn tiếp tục đầu độc môi trường bằng các ống ngầm mà không ai hay. Điều này cũng bộc lộ sự hạn chế trong công tác quản lý của chính quyền địa phương cũng như thái độ coi thường pháp luật của chính các doanh nghiệp.

Sự vô trách nhiệm, coi thường pháp luật của các doanh nghiệp này không chỉ phá hủy môi trường, khiến người nuôi cá mất sinh kế, mà đáng lo ngại hơn, ở phía hạ nguồn, người dân nhiều huyện sử dụng nguồn nước sông Mã để sản xuất và sinh hoạt, nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Người dân huyện Bá Thước xót xa khi nhìn những lồng cá mình nuôi chết bất thường
Người dân huyện Bá Thước xót xa khi nhìn những lồng cá mình nuôi chết bất thường

Xử lý bước đầu sau khi xảy ra sự việc, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đình chỉ hoạt động sản xuất giấy vàng mã, bột giấy của Công ty TNHH Tân Thái Thanh ở Bá Thước, một trong số các cơ sở xả thải ra sông Mã.

Ông Võ Minh Khoa, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước khẳng định: Quan điểm của cấp ủy, chính quyền và người dân huyện Bá Thước là đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa xử lý nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp có hành vi xả nước thải chưa qua xử lý xuống sông Mã, gây ra tình trạng cá chết hàng loạt những ngày qua, gây thiệt hại cho người dân nuôi cá lồng.

Ngoài Công ty TNHH Tân Thái Thanh, lãnh đạo huyện Bá Thước còn đề nghị UBND tỉnh cho dừng hoạt động sản xuất giấy vàng mã, bột giấy của các doanh nghiệp vi phạm về bảo vệ môi trường; yêu cầu các doanh nghiệp phải xây dựng, lắp đặt đủ hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn vận hành mới được hoạt động trở lại. Đồng thời, doanh nghiệp vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người nuôi cá lồng trên sông Mã.



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đăk Glei (Kon Tum): Tăng cường tuyền truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS ở khu vực biên giới

Đăk Glei (Kon Tum): Tăng cường tuyền truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS ở khu vực biên giới

Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, huyện Đăk Glei đã tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở khu vực biên giới. Qua đó, giúp đồng bào DTTS nâng cao nhận thức về pháp luật, chung tay cùng các lực lượng giữ vững an ninh trật tự ở thôn, làng và bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Công tác Dân tộc - PV - 17:13, 28/11/2023
Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn cống hiến cho gia đình và xã hội, nhiều Người có uy tín huyện Văn Lãng là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, động viên con, cháu, vận động nhân dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xoá bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình, góp phần thúc đẩy phong trào xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Media - BDT - 12:31, 28/11/2023
Xã Đại Dực là xã thuộc diện xa và khó khăn nhất của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh với gần 100% dân số là dân tộc thiểu số. Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao thì nay xã Đại Dực đang đổi thay từng ngày. Dễ nhận thấy nhất là kết cấu hạ tầng ở xã miền núi này trong khoảng 5 năm trở lại đây nhờ nguồn lực từ các chương trình của trung ương cũng như của tỉnh Quảng Ninh ở xã Đại Dực nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư và hoàn thiện.
Đồng bào Chứt ở Quảng Bình

Đồng bào Chứt ở Quảng Bình "không ở lại phía sau": Vươn lên làm giàu, nuôi con thành tài (Bài 3)

Cùng với sự phát triển của đất nước, hàng chục năm nay, các xã vùng đồng bào Chứt sinh sống ở Quảng Bình cũng được Nhà nước đầu tư nhiều nguồn lực nhằm phát triển toàn diện, nhờ đó đến nay đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Điện lưới quốc gia; sóng điện thoại, mạng internet… cũng đã “về bản” để phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Đáng phấn khởi, trong những bản làng, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương đồng bào Chứt vươn lên làm giàu, nuôi con ăn học thành tài.
Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Tính đến nay, Quảng Bình đã phê duyệt 34 đề án, cho phép khai thác thử nghiệm một số sản phẩm, điểm du lịch mới trên địa bàn. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách, đặc biệt là một số mô hình du lịch cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Mỡ lợn là phần thịt mỡ của con lợn, được sử dụng theo cách rán lên để lấy mỡ hoặc để nguyên trên miếng thịt rồi chế biến. Trước đây người tiêu dùng không phân biệt dầu ăn hay mỡ lợn, nhiều quan niệm cho rằng ăn mỡ lợn không tốt và chuyển sang dùng dầu thực vật hoàn toàn, điều này là không đúng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc sử dụng mỡ đúng cách sẽ mang lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Trang địa phương - Xuân Hải - 08:55, 28/11/2023
Trong những năm qua, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển khai các chương trình, dự án, đề án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và môi trường của người dân được nâng cao.
Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 08:51, 28/11/2023
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 12/2023/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Theo Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I từ năm 2021-2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh. Tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, mô hình trồng cây dược liệu đã góp phần quan trọng trong việc tạo sinh kế bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Tỉnh Bình Định có 3 dân tộc thiếu số chủ yếu gồm: Ba Na, Chăm, H’rê sinh sống ở 6 huyện miền núi. Trong thời gian qua, Bình Định đã triển khai Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719 ở một số địa phương, nhưng để thực sự hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS thì cần triển khai đồng bộ các chính sách trong thời gian tới.
Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Công tác Dân tộc - Ánh Hà Hương - 08:23, 28/11/2023
Nhiều năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã tập trung các nguồn lực đầu tư toàn diện cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nhờ đó đã tạo ra diện mạo mới cho vùng cao, miền núi của tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang được triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang đến “luồng gió mới” để vùng đồng bào DTTS chuyển mình đổi thay toàn diện.