Tin tức -
Ngọc Thu -
18:56, 12/05/2024 Mừng chiến thắng là lễ hội rất đặc trưng của người Ba Na nói riêng và trong văn hóa Tây Nguyên nói chung. Đây là dịp để cộng đồng người Ba Na thực hiện lời hứa trả ơn thần linh sau những đợt chống lại thiên tai, dịch họa, đồng thời cầu xin các vị thần tiếp tục giúp đỡ để cộng đồng được mạnh khỏe, bình yên, có những mùa vụ tươi tốt, đủ đầy.
Tin tức -
Ngọc Thu -
06:18, 21/03/2024 Do nhà rông truyền thống đang bị hư hỏng, xuống cấp, đồng bào Ba Na làng Kon Măh (xã Hà Tây, huyện Chư Păh, Gia Lai) đã chung sức sửa lại nhà rông, đảm bảo an toàn cho bà con dân làng tham gia sinh hoạt cộng đồng.
Cộng đồng các DTTS ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên nói chung, người Ba Na nói riêng chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, theo tín ngưỡng đa thần “vạn vật hữu linh”. Từ thực tiễn cuộc sống, bằng những quan niệm về sự hóa thân, người Ba Na đã tạo ra những hình tượng người hóa trang ngộ nghĩnh nhằm giúp họ trải lòng, giao tiếp với thần linh, góp phần làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú và đa dạng.
Kon Tum vùng đa dạng và phong phú về bản sắc văn hóa, với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, có 7 DTTS tại chỗ gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Gié Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, Hrê. Cộng đồng các DTTS tại chỗ trên địa bàn đang sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, sinh động…
Ngày 31/5, UBND xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ V năm 2024. Tham dự, có 270 nghệ nhân là đồng bào DTTS Ba Na đến từ 6 làng trên địa bàn xã.
Media -
Ngọc Thu -
07:18, 23/04/2024 Nằm sừng sững bên dòng suối Tơ Pơng hiền hòa, nhà rông được ví như “hồn của làng”, vừa là không gian linh thiêng, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Ba Na ở vùng đất Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Qua bao thế hệ, đồng bào Ba Na nơi đây luôn ý thức, đoàn kết cùng gìn giữ, bảo tồn nhà rông để tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống.
Thời sự -
Ngọc Chí -
05:52, 23/07/2024 Trong chuyến công tác tại tỉnh Kon Tum vào tháng 4 năm 2011, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm đồng bào Ba Na ở làng Ðắk Mút, xã Ðăk Mar, huyện Đăk Hà (Kon Tum) và đã có những lời căn dặn thân tình. Thực hiện lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào Ba Na ở làng Đăk Mút đã phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ngày một ấm no, hạnh phúc.
Media -
BDT -
08:01, 23/04/2024 Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Mới 10 tuổi nhưng cô bé Y Thiên An (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã bộc lộ năng khiếu thiên bẩm, đánh thành thạo 4 loại nhạc cụ dân tộc như: Cồng chiêng, đàn T’rưng, đàn đá, đàn tre…. Điều đáng quý ở cô bé người Ba Na này là, dù không được học bài bản, nhưng với những gì em hiểu, biết được em đều sẵn sàng hướng dẫn lại các bạn nhỏ trong bản. Nhờ đó, không ít đứa trẻ trong làng lần đầu tiếp cận với nhạc cụ dân tộc luống cuống, vụng về, dần dần cũng đã thích thú tìm đến nhà "cô giáo nhí" này để học đàn.
Già làng A Thuih đặt tay lên ngực trái của mình, nơi có những nhịp đập thổn thức của trái tim mấy mươi năm vẫn đăm đắm với văn hóa của người Rơ Ngao. Già nói, đây là nơi già cất giữ "âm vọng" ngàn năm tiếng chiêng của làng cổ để trao lại cho các thế hệ con cháu lũ làng giữ mãi cho mai sau...
Sắc màu 54 -
Tiêu Dao - Hồng Hạnh -
11:40, 13/03/2023 Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2016, những nghệ nhân và cả người dân miền sơn nguyên huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đang cố gắng gìn giữ và phát huy nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm của đồng bào Chăm H’roi, Ba Na trong đời sống hôm nay.
Sắc màu 54 -
Đ.Dương - T. Nghĩa -
06:21, 06/12/2022 Nói đến rượu cần, là nói đến đặc sản của đồng bào DTTS Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng. Dễ dàng nhận thấy trên thị trường hiện nay, những ghè rượu cần làm từ hạt bo bo, nếp than, gạo xà cơn hay bột mì. Tuy nhiên, để nói về loại rượu được nấu với nguyên liệu tự nhiên nhất của người Ba Na, thì đó là rượu cần được nấu từ hạt gào, loại cây hiện nay còn rất ít.
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) luôn làm tốt vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ hủ tục, đấu tranh phòng - chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
Với mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngại khó khăn, vất vả, quyết tâm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, sáng tạo trong phát triển kinh tế và giúp ích cho cộng đồng.
Ché (ghè) là vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt của người Gia Rai, Ba Na. Ý thức được các giá trị văn hóa dân tộc, nhiều gia đình đã tích cực lưu giữ những chiếc ché quý, góp phần trao truyền cho thế hệ mai sau.
Chào mừng Kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp của các đơn vị, cá nhân trong và ngoài tỉnh tổ chức Triển lãm “Tranh của họa sĩ Xu Man”.
Những quả bầu khô đen nhánh với đủ hình dáng khác nhau đã gắn bó với đồng bào Gia Rai và Ba Na tự ngàn xưa cho đến bây giời.
Nằm bên cạnh dòng sông Đăk Bla hiền hòa, làng Kon Drei (xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum) đẹp như bức tranh, mộc mạc và thanh bình. Ngôi làng nổi bật bởi mái nhà rông cao vút; những ngôi nhà sàn, nhà xây xen lẫn với cây cổ thụ xanh mướt. Đặc biệt, từ bao đời nay, người dân làng Kon Drei vẫn giữ nét đẹp trong sinh hoạt và sản xuất gắn liền với dòng sông Đăk Bla.
Bắt đầu tuổi cập kê, những cô gái Rơ Ngao (Ba Na) ở xã Pô Kô, huyện Đăk Tô đã biết vào rừng kiếm củi mang về chất đầu nhà, sau bếp đợi, đến khi tìm được ý trung nhân, tổ chức đám cưới sẽ mang tặng mẹ chồng. Không chỉ là sính lễ về nhà chồng, củi hứa hôn còn là thước đo sự giỏi giang, khéo léo và tình yêu dành cho chồng của người con gái.
Nằm trong hoạt động “Chào năm mới 2022” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Ba Na tỉnh Gia Lai đã tổ chức Nghi thức cúng vợt sợi bông trước khi tiến hành các bước tạo ra sợi vải, với ý nghĩa xin chư vị phù hộ cho việc làm của gia chủ được thuận lợi, sợi bông bền chắc, sợi chỉ không phai màu.