Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làng truyền thống của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Ngọc Chí - 20:48, 26/02/2025

Tỉnh Kon Tum có 7 dân tộc tại chỗ, gồm: Ba Na, Gia Rai, Gié Triêng, Xơ Đăng, Brâu, Rơ Măm và Hrê. Đối với các dân tộc tại chỗ, làng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của họ. Theo thời gian, không gian của các làng đã có sự thay đổi nhưng nhìn chung vẫn còn giữ những nét riêng biệt vốn có, tạo nên một không gian văn hóa độc đáo.

Mỗi làng của đồng bào DTTS là một đơn vị cộng cư thống nhất, được thiết lập chủ yếu dựa trên các mối quan hệ cơ bản về huyết thống, cùng thành phần dân tộc
Mỗi làng của đồng bào DTTS là một đơn vị cộng cư thống nhất, được thiết lập chủ yếu dựa trên các mối quan hệ cơ bản về huyết thống, cùng thành phần dân tộc

Trong xã hội cổ truyền của dân tộc tại chỗ ở Kon Tum chỉ tồn tại duy nhất một tổ chức xã hội đó là làng. Mỗi làng là một đơn vị cộng cư thống nhất, được thiết lập chủ yếu dựa trên các mối quan hệ cơ bản về huyết thống, hôn nhân, cùng thành phần dân tộc, có cùng quyền lợi và cùng chia sẻ trách nhiệm. Trước đây, việc chọn vị trí lập làng là việc hệ trọng của cả cộng đồng, nên khi chọn vị trí để lập làng mới bao giờ cũng được xem xét kỹ lưỡng các điều kiện có liên quan thiết yếu đến đời sống trực tiếp cộng đồng.

Ông A Jar, làng Plei Đôn, phường Quang Trung, Tp. Kon Tum là người có nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm về văn hóa của các dân tộc tại Kon Tum cho biết: Ngày xưa, khi tìm vị trí để lập làng thì điều kiện trước tiên là phải có nguồn nước. Vị trí làng thường được chọn ở nơi cao ráo, thoáng, đất bằng phẳng, dễ di chuyển, nhằm bảo vệ dân làng trước sự đe dọa của kẻ thù từ bên ngoài và thú dữ. Mỗi dân tộc có cách chọn vị trí lập riêng, phù hợp với điều kiện văn hóa, như dân tộc Ba Na và Gia Rai thường chọn vị trí lập làng ở những khu vực gần sông, suối; dân tộc Xơ Đăng chọn vị trí lập làng ở lưng chừng đồi, núi.

Người Ba Na thường chọn vị trí gần các con sông, suối để lập làng
Người Ba Na thường chọn vị trí gần các con sông, suối để lập làng

Tên làng của đồng bào DTTS ở Kon Tum cũng có nét độc đáo riêng, thường được lấy theo tên một loài cây có nghĩa đặc trưng gắn liền với nơi cư trú; gắn với nguồn nước, thường là suối, hồ, ao; xuất phát từ một câu chuyện mang tính huyền thoại hoặc một truyền thuyết.

Ông A Jar cho hay: Tên của làng gắn bó máu thịt với mỗi con người và cả cộng đồng, không dễ dàng mất đi. Vì vậy, khi tách ra thành lập làng mới, nhưng cái tên làng cũ vẫn được giữ và thêm vào đó một thành tố nào đó mang đặc điểm của làng mới, chẳng hạn như làng Kon Mơ Nay được tách ra thêm một làng nữa gọi là làng Kon Mơ Nay Sơ Lam; chẳng hạn làng Kon Hngo là sống bên suối nhưng mà xung quanh có rất nhiều cây thông, cây thông tên gọi là Hngo.

Nhà rông của người Gié Triêng ở làng Đăk Wâk, xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei vẫn giữ được nét nguyên bản ngày xưa
Nhà rông của người Gié Triêng ở làng Đăk Wâk, xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei vẫn giữ được nét nguyên bản ngày xưa

Theo tâm niệm của đồng bào các DTTS đã có làng là phải có nhà rông. Làng nào không có nhà rông thì làng đó thiếu sức sống cội nguồn. Nhà rông bao quát mọi tinh hoa văn hóa sáng tạo của con người trong môi trường sinh thái tự nhiên, vừa hùng vĩ vừa tiềm ẩn những yếu tố tâm linh, là biểu hiện của văn hóa rừng và sự cố kết cộng đồng người gắn với thiên nhiên. Về kiến trúc thì nhà rông của mỗi dân tộc có sự khác nhau, theo tập quán của từng dân tộc, nhưng nếu nói về quy mô to cao thì phải kể đến nhà rông của dân tộc Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng, Gié Triêng.

Già làng A Thông (dân tộc Gié Triêng), làng Đăk Wâk, xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei cho biết: Nhà rông hùng vĩ vươn lên bầu trời với hình dáng như một lưỡi rìu khổng lồ biểu hiện sức mạnh của một cộng đồng làng, thể hiện tinh thần thượng võ, đầy quyền uy, như là chế ngự không gian và thời gian để khẳng định chủ quyền, lãnh địa của làng. Thường thì vị trí của nhà rông bao giờ cũng nằm hài hòa với các ngôi nhà ở xung quanh, phía trước có khoảng sân rộng để tổ chức các lễ hội dân gian truyền thống và sinh hoạt cộng đồng.

Với sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhiều làng đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum đã làm du lịch cộng đồng
Với sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhiều làng đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum đã làm du lịch cộng đồng

Ngày nay, trong quá trình hội nhập và phát triển, các làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum không còn giữ được nét nguyên sơ như trước đây. Nhưng hiện hữu trong mỗi làng vẫn còn đó những giá trị văn hóa độc đáo và đặc sắc mà mỗi người, mỗi nhà đều gìn giữ, xem đó như là món ăn tinh thần, là văn hóa truyền thống để tiếp tục gìn giữ và phát huy cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay.

Nhiều làng đã được công nhận là làng du lịch cộng đồng, như: Làng Kon Kơ Tu, làng Kon Jơ Ri, xã Đăk Rơ Wa, Tp. Kon Tum; làng Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông; làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà; làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi… Tại các làng này vẫn duy trì những đội cồng chiêng truyền thống, nghề dệt thổ cẩm, nấu rượu cần hay các nghi lễ tín ngưỡng có liên quan, người dân cũng bắt đầu mạnh dạn và dần làm quen với việc đón khách du lịch đến với thôn, làng của mình tham quan và trải nghiệm. Đây chính là động lực để đồng bào DTTS tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lời tự tình của đàn goong

Lời tự tình của đàn goong

Giữa không gian thảo nguyên bao la, tiếng đàn goong dìu dặt vang lên như lời tự tình của người Ba Na gửi vào gió núi, sương rừng. Mộc mạc mà tha thiết, tiếng đàn gói trong đó cả tình yêu, nỗi nhớ, niềm vui và sự gắn kết cộng đồng. Như hơi thở đại ngàn, âm thanh ấy đã, đang và sẽ mãi ngân vang trong không gian văn hóa Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh

Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh

Chiều 16/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm".
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Thời sự - BDT - 6 giờ trước
Sáng 16/4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tác dụng của lá hẹ với sức khỏe

Tác dụng của lá hẹ với sức khỏe

Media - BDT - 6 giờ trước
Lá hẹ là loại rau được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn và còn là vị thuốc trong Đông y, có tác dụng chữa nhiều bệnh. Theo Đông y, hẹ có tên gọi Phỉ thái, có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ ôn trung, hành khí, tán ứ, chủ trị các trường hợp đau ngực, nấc, chấn thương… tăng cường thể lực, thúc đẩy tuần hoàn máu qua đó giúp cải thiện tình trạng dương khí suy yếu.
Mùa bánh trứng kiến

Mùa bánh trứng kiến

Media - BDT - 6 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Thắk-kôn của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Mùa bánh trứng kiến. “Vua sâm” giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đền thờ Mẫu – Chốn linh thiêng ở kỳ quan Đèo Ngang

Đền thờ Mẫu – Chốn linh thiêng ở kỳ quan Đèo Ngang

Dân tộc - Tôn giáo - Phạm Tiến - 7 giờ trước
Nằm trên hành trình thiên lý Bắc – Nam, Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành điểm đến tâm linh đầy huyền bí. Qua bao cuộc biến thiên, tích xưa “Công chúa Quỳnh Hoa giáng trần giúp dân bản tránh khỏi nạn dịch, xua đuổi thú dữ, dạy người trồng lúa…” vẫn trường tồn ở vùng đất sơn thủy hữu tình này.
Mùa bánh trứng kiến

Mùa bánh trứng kiến

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Thắk-kôn của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Mùa bánh trứng kiến. “Vua sâm” giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đại tướng Phan Văn Giang tham gia Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Trung Quốc

Đại tướng Phan Văn Giang tham gia Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Trung Quốc

Tin tức - Như Tâm - 7 giờ trước
Sáng 16/4, các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 chính thức diễn ra. Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) tham dự Lễ chào, tô son Cột mốc 1.116 và sau đó xuất cảnh qua Cửa khẩu Hữu Nghị tham gia hoạt động giao lưu tại Trung Quốc.
Thủ tướng chủ trì Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Thủ tướng chủ trì Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Chiều 16/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các Đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025.
Lời tự tình của đàn goong

Lời tự tình của đàn goong

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 7 giờ trước
Giữa không gian thảo nguyên bao la, tiếng đàn goong dìu dặt vang lên như lời tự tình của người Ba Na gửi vào gió núi, sương rừng. Mộc mạc mà tha thiết, tiếng đàn gói trong đó cả tình yêu, nỗi nhớ, niềm vui và sự gắn kết cộng đồng. Như hơi thở đại ngàn, âm thanh ấy đã, đang và sẽ mãi ngân vang trong không gian văn hóa Tây Nguyên.
Hiệu quả từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Văn hóa đã trở thành động lực phát triển kinh tế

Hiệu quả từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Văn hóa đã trở thành động lực phát triển kinh tế

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 7 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương đã tích cực triển khai Dự án 6, với các giải pháp hiệu quả. Từ đó, từng bước khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Đắk Nông: Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Đắk Nông: Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Kinh tế - Phương Linh - Nguyễn Lương - 7 giờ trước
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới, ngày 30/10/2024, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách trong giai đoạn mới. Chỉ thị số 39-CT/TW tiếp nối thành công của Chỉ thị 40-CT/TW trước đó được triển khai, đã góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tại tỉnh Đắk Nông, đây là một trong những giải pháp quan trọng của Ðảng và Nhà nước để đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn.