Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Y Yin - Người “kể chuyện” trên thổ cẩm Ba Na

Ngọc Chí - 22:22, 05/01/2025

74 tuổi, đôi tay không còn nhanh nhẹn, nhưng nghệ nhân Y Yin (dân tộc Ba Na) ở làng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa, TP. Kon Tum vẫn miệt mài bên khung cửi để dệt ra những tấm thổ cẩm mang hoa văn cổ của người Ba Na. Với tài năng của mình, nghệ nhân Y Yin được xem là “báu vật sống” của làng.

Nghệ nhân Y Yin.
Nghệ nhân Y Yin.

Vượt qua cung đường ngoằn nghèo, uốn lượn theo dòng sông Đăk Bla hiền hòa và thơ mộng, chúng tôi đến với làng Kon Kơ Tu. Ngôi làng vẫn giữ được nét yên bình, hoang sơ vốn có và nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Ba Na. Ngôi nhà nhỏ của nghệ nhân Y Yin nằm cạnh ngôi nhà rông truyền thống của làng.

Trong ánh nắng bình minh và tiết trời se lạnh, bên hiên nhà, nghệ nhân Y Yin vẫn đang “bầu bạn” với khung cửi. Đôi tay với nhiều nếp nhăn theo thời gian, nhưng vẫn đều đặn kéo chỉ, dệt nên những sản phẩm thổ cẩm rực rỡ sắc màu và mang nét độc đáo riêng của người Ba Na. Theo nhịp lách cách đều đều của khung cửi, nghệ nhân Y Yin kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện hấp dẫn về thổ cẩm và kỷ niệm gắn bó với nghề.

Bà kể: Từ nhỏ, mỗi khi thấy mẹ mình dệt, bà chăm chú ngồi xem, bắt đầu học từ cách gỡ, móc sợi, cách xếp khung cửi rồi dần đến những động tác dệt cơ bản nhất. Mỗi lần được chỉ dạy, bà luôn lắng nghe và đam mê nó, đêm về ngủ vẫn mơ thấy mình ngồi tập dệt.

Niềm đam mê và khao khát đã thôi thúc bà học hỏi, thực hành mỗi ngày, chẳng mấy chốc mà vượt trội so với những bạn cùng lứa. Mỗi lúc rảnh bà lại miệt mài bên khung cửi, tự tay dệt những tấm thổ cẩm để làm quần áo, những vật dụng dùng cho sinh hoạt đời thường. Bà thành thạo và biết hết tất cả những kỹ thuật trong nghề dệt khi chỉ mới 20 tuổi; đồng thời, không ngừng sáng tạo thêm để tạo nên nét độc đáo riêng.

Một trong đó chính là khả năng “kể chuyện” trên thổ cẩm. Bên cạnh những tấm thổ cẩm thường dùng để làm trang phục hằng ngày, bà còn dệt những tấm vải dùng để trưng bày, trang trí với những câu chuyện được khắc họa sinh động, hấp dẫn qua từng đường nét, hoa văn cổ. Những câu chuyện bà lựa chọn kể trên thổ cẩm thường là những truyện cổ tích, truyền thuyết do bà được nghe kể, nói về các nhân vật anh hùng, sự kiện lịch sử, cuộc sống của thần linh, con người, làng quê ngày xưa... Mỗi câu chuyện dù ngắn hay dài nhưng luôn kết thúc có hậu, mang nhiều ý nghĩa giáo dục cộng đồng.

 Nghệ nhân Y Yin (ngoài cùng bên trái) được xem là “báu vật sống” của làng Kon Kơ Tu.
Nghệ nhân Y Yin (ngoài cùng bên trái) được xem là “báu vật sống” của làng Kon Kơ Tu.

Để bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ba Na (đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2023), chính quyền xã Đăk Rơ Wa đã thường xuyên phối hợp mở nhiều lớp tập huấn, dạy nghề dệt thổ cẩm miễn phí trong cộng đồng. Ở mỗi lớp học, bà Y Yin cùng các nghệ nhân khác trở thành những người truyền dạy cho các học viên, thúc đẩy nghề dệt thổ cẩm truyền thống phát triển.

Nghệ nhân Y Yin chia sẻ: Giờ tuổi đã cao, mắt đã mờ, tôi cũng không biết làm gì ngoài dệt thổ cẩm. Hiện ngoài dệt để phục vụ đời sống, tôi thường nhận đặt hàng của khách để dệt những tấm vải có nội dung kể chuyện. Trung bình mỗi tấm dài 4m, tôi dệt mất 3 tuần và bán với giá 1,2 triệu đồng.

Theo bà Y Yin, để hoàn thành mỗi tấm thổ cẩm “biết kể chuyện” phải mất rất nhiều công sức, tâm huyết nên nếu tính ra tiền công mỗi ngày không được bao nhiêu, chỉ đủ để trang trải đời sống. Dù vậy, bà vẫn cố gắng làm với mong muốn giữ lấy nghề của ông cha, lan tỏa những giá trị tốt đẹp của văn hóa người Ba Na, nhắc nhở thế hệ trẻ biết nâng niu, gìn giữ thổ cẩm, để chẳng may sau này già mất đi cũng không hối tiếc.

Già làng A Chun, làng Kon Kơ Tu cho biết: Không chỉ là nghệ nhân giỏi, bà Y Yin còn là tấm gương sáng tích cực tuyên truyền, vận động lớp trẻ chăm lo học hành, gìn giữ văn hóa của cha ông. Các sản phẩm dệt của bà Y Yin đã giúp du khách biết đến làng nhiều hơn, giúp quảng bá du lịch cho địa phương.

Được xem là “linh hồn” của nghề dệt thổ cẩm tại làng Kon Kơ Tu, nghệ nhân Y Yin luôn tích cực tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, truyền dạy dệt thổ cẩm cho lớp trẻ tại làng. Với sự nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn của bà Y Yin, hiện làng Kon Kơ Tu có rất nhiều phụ nữ Ba Na trẻ biết dệt thổ cẩm. Trong mỗi dịp lễ hội hay cuộc thi do địa phương tổ chức, tiết mục của làng Kon Kơ Tu lúc nào cũng rực rỡ sắc màu với váy, áo thổ cẩm.

Chị Y Nhen, làng Kon Kơ Tu chia sẻ: Nhờ có nghệ nhân Y Yin truyền dạy mà tôi đã biết dệt thổ cẩm, nhưng hiện nay tôi mới dệt được những sản phẩm đơn thuần phục vụ cuộc sống hằng ngày. Tôi đang tiếp tục theo học nghệ nhân Y Yin cách dệt các loại hoa văn cổ của người Ba Na và cách kể chuyện trên thổ cẩm.

Chia tay nghệ nhân Y Yin với nụ cười hiền hòa, đôi mắt tỏa sáng, chúng tôi tin rằng bằng tài năng và tâm huyết của mình, nghệ nhân Y Yin sẽ tiếp tục giữ nghề và là người truyền niềm đam mê ấy cho thế hệ mai sau. Để những giá trị thổ cẩm của người Ba Na mãi trường tồn với thời gian.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Ber

Trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Ber

Tuổi cao, sức yếu, đôi chân đã mỏi, đôi tay không còn nhanh nhẹn, nhưng Nghệ nhân ưu tú Y Ber (dân tộc Ba Na – nhánh Jơ Lơng) ở làng Kon Săm Lũ, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) vẫn đang miệt mài giữ nghề làm gốm. Trăn trở lớn nhất của bà hiện nay là, nghề làm gốm truyền thống của người Ba Na đứng trước nguy cơ thất truyền.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 8 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 8 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thời sự - PV - 22:00, 06/01/2025
Chiều 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ 8 của Ban Chỉ đạo.
Sơn La: Khởi tố các đối tượng cho vay lãi nặng gần 200%/năm

Sơn La: Khởi tố các đối tượng cho vay lãi nặng gần 200%/năm

Pháp luật - Cao Thiên - 20:24, 06/01/2025
Ngày 6/1/2025, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (PC02) Công an tỉnh Sơn La thông tin, đơn vị đã khởi tố 2 vụ án, 2 bị can về hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, tại địa bàn huyện Yên Châu (Sơn La).
Quảng Ngãi: Lan toả phong trào hiến đất ở miền núi

Quảng Ngãi: Lan toả phong trào hiến đất ở miền núi

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 20:21, 06/01/2025
Từng tấc đất thấm đẫm mồ hôi khai hoang, cải tạo thành đất sản xuất; nhưng nhiều gia đình ở các huyện miền núi Quảng Ngãi đã không ngần ngại, hiến hàng nghìn mét vuông đất để làm đường giao thông, góp phần tạo cho bộ mặt nông thôn, miền núi của tỉnh thêm phần khởi sắc.
Điện Biên: Tạo sinh kế và trao quyền cho phụ nữ DTTS

Điện Biên: Tạo sinh kế và trao quyền cho phụ nữ DTTS

Kinh tế - Thuỳ Giang - 20:20, 06/01/2025
Được sự động viên, hỗ trợ của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh, 4 chị em người dân tộc Thái ở bản Na Luông, xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đã mạnh dạn khởi nghiệp và tạo nên thương hiệu “Café Chị Em”. Đến nay, thương hiệu “Café Chị Em” đã có doanh thu từ 500 - 700 triệu đồng/năm.
Sống lại một hoàng cung

Sống lại một hoàng cung

Sắc màu 54 - Tiêu Dao – Team Di sản Huế - 20:19, 06/01/2025
Sau đợt đại trùng tu, bằng tư duy của các nhà bảo tồn di sản cùng bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, điện Thái Hòa - kiến trúc và văn hóa của triều đại nhà Nguyễn đang được “thay áo mới” bằng những hoa văn cũ. Những công trình nguy nga tráng lệ đang nâng bước cho TP. Huế hướng tới sự phát triển mới.
Tím màu hoa Mua trên nông trường trà Ô long

Tím màu hoa Mua trên nông trường trà Ô long

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 6/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ V. Tím màu hoa Mua trên nông trường trà Ô long. Người trẻ “giữ lửa” văn hóa truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhà giáo trẻ Ma Minh Anh: “Mỗi danh hiệu là một sự nhắc nhở để nỗ lực hơn”

Nhà giáo trẻ Ma Minh Anh: “Mỗi danh hiệu là một sự nhắc nhở để nỗ lực hơn”

Giáo dục - Mỹ Dung - 20:16, 06/01/2025
Trong một ngày cuối tháng 12, chúng tôi tìm gặp cô giáo Ma Minh Anh, dân tộc Tày, giáo viên Trường THCS và THPT Hoành Mô. Đây là một trong 3 giáo viên của tỉnh Quảng Ninh vinh dự nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương lần thứ IV, năm 2024 do Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng.
Những “di sản sống” ở buôn làng Tây Nguyên

Những “di sản sống” ở buôn làng Tây Nguyên

Sắc màu 54 - Ảnh: Hà Hữu Nết, lời dẫn: Sông Lam - 20:14, 06/01/2025
Lâm Đồng là vùng đất phía Nam Tây Nguyên, tập trung đông đồng bào các DTTS sinh sống. Vùng đất này chứa đựng những trầm tích văn hóa phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ như: Cơ Ho, Chu Ru, Mạ, Mnông, Raglay, Xtiêng... với các nghi lễ, lễ hội truyền thống, các phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc...
Trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Ber

Trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Ber

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 20:12, 06/01/2025
Tuổi cao, sức yếu, đôi chân đã mỏi, đôi tay không còn nhanh nhẹn, nhưng Nghệ nhân ưu tú Y Ber (dân tộc Ba Na – nhánh Jơ Lơng) ở làng Kon Săm Lũ, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) vẫn đang miệt mài giữ nghề làm gốm. Trăn trở lớn nhất của bà hiện nay là, nghề làm gốm truyền thống của người Ba Na đứng trước nguy cơ thất truyền.
Quảng Ninh: Làng hoa, cây cảnh rộn ràng vào vụ Tết

Quảng Ninh: Làng hoa, cây cảnh rộn ràng vào vụ Tết

Trang địa phương - Mỹ Dung - 20:10, 06/01/2025
Còn hơn 20 ngày nữa là Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu chơi hoa, cây cảnh của người dân tăng cao. Vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 vào đầu tháng 9 vừa quá, thời điểm này các làng hoa, cây cảnh tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang rộn ràng, tất bật sẵn sàng cho vụ hoa Tết.
Nghệ nhân trẻ với những cây mai bosai nghệ thuật

Nghệ nhân trẻ với những cây mai bosai nghệ thuật

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 20:09, 06/01/2025
Thị xã An Nhơn (Bình Định) được mệnh danh là “thủ phủ mai vàng miền Trung”. Chính vì thế, trên mảnh đất này có nhiều nghệ nhân dồn tâm huyết để tạo ra những tác phẩm mai đẹp, độc đáo và có giá trị cao. Điển hình như anh Ngô Mạnh Tuân (39 tuổi) ở thôn Trung Định, xã Nhơn An. Anh Tuân thành công với cây mai bonsai nghệ thuật.