Ngày 9/7, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 35- CT/TW về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Những năm qua, tại huyện miền núi Bác Ái (Ninh Thuận) có nhiều đảng viên người Raglai đã tiên phong trong phát triển kinh tế và vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, cùng địa phương tham gia xây dựng mô hình “Du lịch sinh thái và văn hóa cộng đồng”. Mô hình đã góp phần thay đổi tư duy làm giàu cho người dân.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Đảng Cộng sản Việt Nam là một cơ thể sống chứ không phải thần thánh, không phải tự nhiên có mà do chính Nhân dân và tổ chức xây dựng nên…”. Thấm nhuần lời Bác, công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cán bộ luôn được cấp ủy đảng, chính quyền huyện Phong Thổ (Lai Châu) quan tâm chú trọng. Trong đó, địa phương đã xác định rõ những khó khăn, rào cản trong công tác phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo lớp đảng viên trẻ kế cận đội ngũ cán bộ tương lai ở khu vực biên giới để có giải pháp phù hợp.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương, nhất là đối với địa bàn miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, đội ngũ đảng viên người DTTS đang đóng vai trò then chốt, là lực lượng "nòng cốt" trong các phong trào thi đua. Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh, do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, việc phát triển đảng viên là người DTTS không phải là nhiệm vụ dễ dàng, đòi hỏi mỗi địa phương cần có cách làm, giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn.
Với mong muốn phát triển kinh tế gia đình và góp phần thay đổi nhận thức của đồng bào Khơ Mú trong phát triển kinh tế, ông Moong Văn Hoàng, ở bản Huồi Cáng 1, xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã thành lập gia trại tổng hợp VAC, mỗi năm thu về cả trăm triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Hoàng còn tạo điều kiện, hỗ trợ nhiều người dân bản Huồi Cáng 1 vươn lên phát triển kinh tế.
Câu chuyện "giữ chân" người trẻ ở lại quê hương để tạo nguồn phát triển đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận luôn là việc khó làm, khó thực hiện ở các Chi bộ vùng sâu, vùng xa, trong đó có các Chi bộ ở bản làng người La Hủ ở huyện Mường Tè (Lai Châu). Đề cập đến các giải pháp cho vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Hồng Phương - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Tè.
Sổ tay Đảng viên điện tử là giải pháp công nghệ đổi mới sáng tạo trong chiến lược chuyển đổi số công tác Đảng, giúp các đảng viên thuận tiện trong việc học tập, tra cứu, tương tác với tổ chức Đảng trên máy tính và trên ứng dụng điện thoại thông minh. Phần mềm gồm các chức năng chính như: Sinh hoạt đảng; Học tập nghị quyết; Tin tức và truyền thông; Văn kiện, tư liệu; Quản lý văn bản và tiện tích. Tất cả đều được thiết kế khoa học, dễ sử dụng, mang lại nhiều lợi ích và tính năng nổi bật cho các đảng viên.
Xác định công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới, là nhiệm vụ chính trị quan trọng và phải triển khai thường xuyên, liên tục. Theo đó, Ban Dân tộc và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh đã xây dựng quy chế phối hợp và đã triển khai thực hiện nhiều nội dung hoạt động, trong đó chú trọng phát huy vai trò của đảng viên trong việc gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua, giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự trong vùng DTTS, góp phần thúc đẩy phát triển vùng đồng bào Khmer.
Media -
Ngọc Chí -
11:41, 13/05/2024 Luôn đi đầu, gương mẫu trong các hoạt động phong trào, trực tiếp tại cơ sở hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; tuyên truyền cho người dân đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… đó là những việc mà các đảng viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã và đang thực hiện. Qua đó, góp phần cùng cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên của Nhân dân, vùng biên giới của tỉnh Kon Tum đang khoác lên mình chiếc áo mới, cho thấy cuộc sống ấm no đang hiện hữu. Những đổi thay đó có sự đóng góp rất lớn của những đảng viên, bởi họ là những người tiên phong trong việc đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với Nhân dân và giúp đỡ Nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng khu vực biên giới ổn định và phát triển.
Media -
Ngọc Chí -
07:01, 14/03/2024 Huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) có gần 90% đồng bào DTTS sinh sống. Xác định công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, Huyện ủy Đăk Glei đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng quan tâm công tác tạo nguồn phát triển Đảng viên, nhất là đảng viên ở các thôn, làng vùng đồng bào DTTS, vùng có tôn giáo. Qua đó, từng bước xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở cơ sở ngày càng vững mạnh, từng đảng viên đã phát huy được vai trò đầu tàu gương mẫu ở địa phương.
Trong những năm qua, tỉnh Kon Tum luôn quan tâm thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), vùng có đạo. Qua đó, những đảng viên đã phát huy được vai trò trách nhiệm, là đầu tàu gương mẫu trong thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cũng như phát triển kinh tế để Nhân dân noi theo.
Media -
Thuỳ Anh -
06:31, 13/08/2023 Xã Chà Nưa thuộc huyện biên giới Nậm Pồ, trước đây là một huyện nghèo nhất của tỉnh Điện Biên và cũng thuộc Top huyện nghèo nhất trong cả nước. Nhìn mảnh đất Chà Nưa không ít bờ xôi ruộng mật mà bà con vẫn chật vật đói nghèo, Bí thư đảng ủy xã Khoàng Văn Van quyết tâm khởi động những dự án "không đồng", vận động bà con dân bản chuyển đổi sản xuất. Và giờ đây, Chà Nưa được nhắc đến như một điểm sáng vùng biên giới về xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Kinh tế -
Đạt Thành Nhân -
18:44, 06/03/2023 Nhiều năm qua, tại xã miền núi Quảng Ngãi, các cấp ủy và chính quyền đã phát huy vai trò của đảng viên với phương châm và mục tiêu: “Đảng viên phải là hộ gương mẫu, tiên phong trong làm kinh tế và không nằm trong diện hộ nghèo”. Nhờ đó, công tác giảm nghèo ở các địa phương luôn đạt hiệu quả, giúp nhiều hộ thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Những năm qua, tỷ lệ người DTTS trên địa bàn huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang tham gia công tác trong hệ thống chính trị và được bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, địa phương ngày càng cao. Từ đó, góp phần tích cực trong các mặt công tác tại cơ sở.
Bao năm nay, vợ chồng cụ Mã Văn Thịnh (92 tuổi) và Nông Thị Vinh (94 tuổi) luôn là niềm tự hào, là tấm gương sáng của bà con người Tày, thôn An Quỳnh, xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Bắc Hà là huyện 30a của tỉnh Lào Cai. Thời gian qua, đội ngũ đảng viên người DTTS của huyện đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở như: phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, xây dựng nông thôn mới, giúp đỡ hộ nghèo vươn lên...Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bước ra từ rừng già, bà Hồ Nam trở thành đảng viên người Chứt đầu tiên ở bản Rào Tre (Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh). Cũng chính bà đã dìu dắt để các con của mình đi theo Đảng. Ước nguyện lớn nhất suốt mấy mươi năm bà đeo đuổi, là mang ánh sáng của Đảng rọi soi nơi chân núi Giăng Màn - vùng đất định cư hiện nay của tộc người Chứt.
Xã hội -
M. Triết, V. Long -
09:39, 20/02/2023 Cùng chung tay, góp sức để tạo nên diện mạo mới cho vùng biên giới biển Tây Nam, mô hình phân công đảng viên phụ trách hộ gia đình khó khăn của Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng đã mang lại hiệu quả trong việc giúp đỡ hỗ trợ hộ dân thoát nghèo và giữ gìn sự bình yên vùng biên giới...
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhiều đảng viên là người DTTS đã đi đầu trong phát triển kinh tế hộ gia đình; tuyên truyền, vận động Nhân dân cùng tích cực tham. Qua đó, góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc phát huy nội lực, tích cực sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.