Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ: Ở đâu có dân thì ở đó có đảng viên (Bài 3)

Tào Văn Đạt - 2 giờ trước

Câu chuyện "giữ chân" người trẻ ở lại quê hương để tạo nguồn phát triển đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận luôn là việc khó làm, khó thực hiện ở các Chi bộ vùng sâu, vùng xa, trong đó có các Chi bộ ở bản làng người La Hủ ở huyện Mường Tè (Lai Châu). Đề cập đến các giải pháp cho vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Hồng Phương - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Tè.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Tè Lưu Hồng Phương trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Tè Lưu Hồng Phương trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về công tác xây dựng Đảng, phát triển đảng viên mới

Công tác xây dựng Đảng trong đồng bào DTTS ở vùng biên giới là một vấn đề, nhiệm vụ hết sức quan trọng, trong đó có việc phát triển đảng viên mới trong tổ chức đảng vùng đồng bào La Hủ. Từ thực trạng thiếu nguồn phát triển đảng viên mới, chủ trương của Mường Tè trong công tác này được thực hiện như thế nào, thưa ông? 

Ông Lưu Hồng Phương: Trong những năm qua, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Tè luôn tập trung chỉ đạo công tác tạo nguồn kết nạp đảng viên, đặc biệt là phát triển đảng viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào DTTS, chú trọng những nơi còn ít đảng viên, bao gồm vùng đồng bào dân tộc La Hủ...

Ngay đầu nhiệm kỳ, tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành kế hoạch tăng cường công tác phát triển đảng viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt Chi bộ giai đoạn 2021-2025 (tại Kế hoạch số 26-KH/HU, ngày 13/01/2021) và hằng năm đều ban hành kế hoạch kết nạp đảng viên giao chỉ tiêu, số lượng cụ thể cho Đảng bộ các xã, thị trấn và các chi, đảng bộ khối cơ quan để thực hiện.

Chỉ đạo các cấp uỷ tập trung khảo sát, phân tích tìm ra nguyên nhân những chi bộ bản, trường học, trạm y tế hiện nay còn ít đảng viên; chủ động xây dựng kế hoạch tạo nguồn, bồi dưỡng phát triển đảng viên để bổ sung nguồn nhân lực cho Đảng.

Huyện ủy Mường Tè đã giao Trung tâm chính trị huyện phối hợp với các chi, đảng bộ rà soát các quần chúng ưu tú, kịp thời xây dựng kế hoạch mở lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng; trong đó ưu tiên mở các lớp bồi dưỡng nhận thức về đảng tại các xã hoặc cụm xã.

Chỉ đạo MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, để phát hiện gương điển hình tiên tiến, quần chúng ưu tú để bồi dưỡng tạo nguồn kết nạp đảng viên. Tăng cường bồi dưỡng Người có uy tín trong cộng đồng dân cư, Chi hội trưởng các tổ chức đoàn thể ở bản như: Đoàn Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân...

Chỉ đạo Ban Tổ chức Huyện ủy chủ trì thường xuyên theo dõi, đôn đốc các chi, đảng bộ hằng tháng, quý, năm trong việc kết nạp đảng viên và nghiêm túc nhắc nhở, phê bình đối với các chi, đảng bộ chưa quan tâm công tác phát triển đảng viên.

Tính đến ngày 31/5/2024, toàn huyện có 4.004 đảng viên (đảng viên là người dân tộc thiểu số 3.409 đồng chí). Tổng số đảng viên là người dân tộc La Hủ là 330 đồng chí, trong đó có 44 đồng chí là nữ. Chi, Đảng bộ có đảng viên là người dân tộc La Hủ là 16.

Nhiều quần chúng ưu tú, đặc biệt là thanh niên trẻ vì "mưu sinh" phải đi làm ăn xa, ảnh hưởng đến tạo nguồn kết nạp đảng viên. Vậy huyện Mường Tè có phương án gì để "giữ chân" và bồi dưỡng người trẻ?

Ông Lưu Hồng Phương: Về việc này, địa phương đã và đang xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên người La Hủ. Chỉ đạo, thực hiện công tác rà soát, tạo nguồn phát triển đảng viên, lựa chọn quần chúng ưu tú giới thiệu cho cấp ủy đưa vào danh sách đối tượng cảm tình đảng và phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ.

Cùng với đó, tiếp tục chỉ đạo triển khai đồng bộ các chủ trương về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS; các đơn vị, doanh nghiệp địa phương tạo điều kiện thu hút nguồn lực lao động tại chỗ, tạo công ăn việc làm ổn định cho Nhân dân.

Thường xuyên nắm tình hình, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phát triển đảng viên; thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo, kịp thời xử lý, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển đảng viên.

Huyện Mường Tè xác định phát triển kinh tế - xã hội là quan trọng để giữ quần chúng ưu tú trẻ ở lại địa phương (Trong ảnh: lãnh đạo huyện Mường Tè đi thăm, kiểm tra khu trồng sâm Lai Châu ở vùng đồng bào dân tộc La Hủ tại xã Pa Vệ Sủ)
Huyện Mường Tè xác định phát triển kinh tế - xã hội là quan trọng để giữ quần chúng ưu tú trẻ ở lại địa phương (Trong ảnh: Lãnh đạo huyện Mường Tè đi thăm, kiểm tra khu trồng sâm Lai Châu ở vùng đồng bào dân tộc La Hủ tại xã Pa Vệ Sủ)

Ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 21 về "Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên trong giai đoạn mới". Nghị quyết đã xác định rõ "ở đâu có dân thì ở đó có đảng viên" nhằm tạo nguồn cán bộ cho hệ thống chính trị trước mắt và lâu dài. Để giải bài toán thiếu nguồn kết nạp đảng viên ở các chi bộ vùng DTTS, trong đó có vùng đồng bào La Hủ, huyện đã có giải pháp gì, thưa ông?

Ông Lưu Hồng Phương: Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chủ trương về phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS, trong đó có vùng đồng bào dân tộc La Hủ. Cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án triển khai các chương trình xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển; kết hợp với phát huy tinh thần đoàn kết, huy động nội lực trong đồng bào dân tộc La Hủ.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức Nhân dân vùng đồng bào La Hủ về công tác giảm nghèo bền vững nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, tự vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng. Từ đó, để người dân nắm bắt được cơ hội phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo động lực thúc đẩy kinh tế gia đình phát triển.

Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ người dân tộc La Hủ; đặc biệt quan tâm củng cố kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở trong vùng đồng bào La Hủ. Bởi, chỉ có những đảng viên là người con của quê hương mới thực sự thấu hiểu, là tấm gương của sự tiên phong, gương mẫu trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho chính bà con.

Tận dụng tối đa nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, từ tỉnh để ưu tiên phát triển các mô hình kinh tế mới, tập trung đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đường giao thông, trường học, trạm y tế. Khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, từng bước chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế, chuyển từ hình thức chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa, với quy mô lớn.

Đồng thời, triển khai, thực hiện có hiệu quả 3 chương trình mục tiêu Quốc gia: Xây dựng Nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Trân trọng cảm ơn ông!

Khép lại chuỗi ngày "tác nghiệp" tại các bản làng của đồng bào La Hủ, chúng tôi đã đạt được mục tiêu đặt ra là đi đến tận cùng những bản làng xa xôi - nơi mà cấp ủy, chính quyền đang ươm mầm những "hạt giống đỏ" để làm điểm tựa cho đồng bào vượt lên khó khăn, xây dựng các bản làng ấm no, hạnh phúc. Chúng tôi cũng thấm thía hơn về nỗi vất vả, nhọc nhằn của những người đảng viên - cây cầu nối giữa "ý Đảng - lòng dân"… ở vùng "thâm sơn cùng cốc" này.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đồng chí Đỗ Văn Chiến tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đồng chí Đỗ Văn Chiến tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sáng 18/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tổ chức phiên bế mạc. Đại hội đã công bố danh sách Đoàn Chủ tịch, Ban Thường trực, các chức danh trong Ban Thường trực.
Gia Lai: Đak Đoa tổ chức Hội thi Mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong xóa bỏ các định kiến giới

Gia Lai: Đak Đoa tổ chức Hội thi Mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong xóa bỏ các định kiến giới

Xã hội - Ngọc Thu - 4 phút trước
Ngày 18/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đak Đoa (Gia Lai) đã tổ chức Hội thi Mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong xóa bỏ các định kiến giới năm 2024.
Buôn Tơng Jú - Điểm đến du lịch cộng đồng

Buôn Tơng Jú - Điểm đến du lịch cộng đồng

Du lịch - Lê Hường - 6 phút trước
Ngày 18/10, tại Nhà văn hóa cộng đồng buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Lễ công bố Buôn Tơng Jú - Điểm đến du lịch cộng đồng.
Quảng Ninh: Khôi phục sản xuất nông lâm nghiệp sau bão số 3 từ vạch xuất phát

Quảng Ninh: Khôi phục sản xuất nông lâm nghiệp sau bão số 3 từ vạch xuất phát

Trang địa phương - Mỹ Dung - 17 phút trước
Bão số 3 gây ảnh hưởng nặng nề cho ngành nông lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh với tổng thiệt hại lên tới 25.000 tỷ đồng, bằng một nửa ngân sách của tỉnh năm 2023. Hiện các địa phương miền núi ở Quảng Ninh cùng bắt tay vào giúp người dân khắc phục hậu quả, nhưng cũng dấy lên âu lo khi cơn bão đưa tất cả về vạch xuất phát. Muôn vàn khó khăn đang cần tìm lời giải!
Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế

Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Ngày 18/10, tại TP. Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm Sơ kết đánh giá kết quả hoạt động Dự án “Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế” năm 2024 và Hội thảo Tư vấn, hướng dẫn Sổ tay tài trợ phụ.
Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu

Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Sáng 18/10, tại xã Phước Ninh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thuận Nam tổ chức lễ phát động xây dựng mô hình Cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2024. Tham gia buổi lễ có trên 100 đại biểu đại diện lãnh đạo các ban ngành, Người có uy tín, chức sắc và đồng bào Chăm. Bà Phạm Thị Bích Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận đến dự và tham gia trồng cây xanh khu dân cư Tân Bổn.
Chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS

Chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Chăm lo, nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS. Chàng trai người Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Đồng Văn. Săn mây trên đỉnh Hòn Én. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ: Ở đâu có dân thì ở đó có đảng viên (Bài 3)

Gieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ: Ở đâu có dân thì ở đó có đảng viên (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Tào Văn Đạt - 2 giờ trước
Câu chuyện "giữ chân" người trẻ ở lại quê hương để tạo nguồn phát triển đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận luôn là việc khó làm, khó thực hiện ở các Chi bộ vùng sâu, vùng xa, trong đó có các Chi bộ ở bản làng người La Hủ ở huyện Mường Tè (Lai Châu). Đề cập đến các giải pháp cho vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Hồng Phương - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Tè.
Học Viện Dân tộc dần khẳng định vị thế là một trung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực DTTS

Học Viện Dân tộc dần khẳng định vị thế là một trung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực DTTS

Công tác Dân tộc - Duy Dũng - 3 giờ trước
Sáng ngày 17/10/2024, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đã chủ trì buổi làm việc với Học viện Dân tộc về thực trạng tổ chức và hoạt động của Học viện. Dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc (UBDT). Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nông Thị Hà đánh giá, Học viện Dân tộc đã nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, thể hiện ở một số kết quả trên các mặt, dần khẳng định vị thế là một trung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực DTTS.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên) quan tâm thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo

Đồng Hỷ (Thái Nguyên) quan tâm thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo

Chính sách dân tộc - Thảo Khánh - 3 giờ trước
Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) luôn quan tâm thực hiện chính sách giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội thông qua việc triển khai đồng bộ các chính sách. Nhờ đó, đời sống của người nghèo được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm hằng năm.
Tuyên Quang: Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng DTTS từ bậc phổ thông

Tuyên Quang: Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng DTTS từ bậc phổ thông

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 3 giờ trước
Là tỉnh có 56,7% dân số là đồng bào DTTS, Tuyên Quang có nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) và trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT). Với phương châm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng DTTS ngay từ bậc phổ thông, tỉnh Tuyên Quang đã và đang quan tâm đầu tư hệ thống trường chuyên biệt này từ nguồn vốn Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).
Người bảo tồn, truyền dạy nhạc cụ Raglay ở Ma Nới

Người bảo tồn, truyền dạy nhạc cụ Raglay ở Ma Nới

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Trở lại xã vùng cao Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi tới thăm nhà Nghệ nhân Ưu tú Chamaléa Âu bên dòng sông Do thơ mộng, trữ tình. Ông nêu gương sáng về người cao tuổi gìn giữ và phát triển văn hóa đồng bào dân tộc Raglay, với việc góp sức lớn trong chế tác và truyền dạy cho thanh thiếu niên biểu diễn thành thạo nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc Raglay.