Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Công tác phát triển đảng viên người DTTS ở Quảng Ninh: Nhận diện khó khăn (Bài 1)

Mỹ Dung - 19:02, 23/06/2024

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương, nhất là đối với địa bàn miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, đội ngũ đảng viên người DTTS đang đóng vai trò then chốt, là lực lượng "nòng cốt" trong các phong trào thi đua. Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh, do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, việc phát triển đảng viên là người DTTS không phải là nhiệm vụ dễ dàng, đòi hỏi mỗi địa phương cần có cách làm, giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thiếu nguồn do thanh niên "ly hương" tìm việc

Mặc dù, nhiều năm nay, công tác phát triển đảng viên người DTTS tỉnh Quảng Ninh đã và đang được cấp ủy đảng các cấp đặc biệt quan tâm, và cũng đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác phát triển đảng viên tại các địa bàn khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS  vẫn đang gặp một số khó khăn, hạn chế.

Sinh hoạt chi bộ tại thôn Khe Lục, xã Đại Dực
Một buổi sinh hoạt chi bộ tại thôn Khe Lục, xã Đại Dực

Khe Lục là thôn trung tâm xã vùng cao Đại Dực (huyện Tiên Yên) với 98% là người Sán Chỉ. Hiện nay, Chi bộ thôn Khe Lục có 18 đảng viên. Theo Nghị quyết Đại hội Chi bộ thôn nhiệm kỳ 2022-2025 đặt mục tiêu, hằng năm phấn đấu kết nạp ít nhất 1 đảng viên mới trở lên. 

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông  Nình Văn Quang, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Khe Lục cho biết, Chi bộ hiện có số lượng đảng viên nhiều nhất của Đảng bộ xã, nhưng đã quá 2/3 nhiệm kỳ, đến nay Chi bộ cũng chỉ mới kết nạp được 1 đảng viên mới.

“Nguyên nhân cũng bởi những thanh niên có trình độ, nhận thức tốt lại đi làm ăn xa, chưa muốn vào Đảng. Quá trình vận động hội viên đoàn thể phấn đấu vào Đảng gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù cấp ủy Chi bộ trực tiếp đến từng nhà tuyên truyền, vận động, cử đi học các lớp bồi dưỡng nhưng nhiều người vẫn ngại tham gia”, Bí thư chi bộ Nình Văn Quang cho hay.

Thuộc diện khó khăn nhất huyện Đầm Hà, xã Quảng Lâm với 96% dân số là đồng bào DTTS. Hiện việc tìm nguồn và kết nạp đảng viên trên địa bàn xã cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. 

Chia sẻ về nguyên nhân khó khăn trong công tác phát triển đảng viên người DTTS, ông Hoàng Văn Bổng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Lâm trăn trở: Phần lớn thu nhập của các hộ dân là sản xuất nông – lâm nghiệp, trong khi đó, việc làm ở địa phương ít. Nhiều người dân, đặc biệt là lớp trẻ hiện nay muốn chuyển hướng đi nơi khác để mưu sinh, như đi làm ở các nhà máy, khu công nghiệp, cơ sở dịch vụ ở các thành phố lớn. "Việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập là nhu cầu chính đáng của người dân, tuy nhiên cũng đặt ra không ít khó khăn cho các chi bộ trong việc tìm nguồn và kết nạp đảng ở địa bàn".

Quần chúng ưu tú Chìu A Sẹc (36 tuổi, thôn Khe Ngàn, xã Đại Dực, huyện Tiên Yên) phát biểu tại buổi tổng kết hoàn thành lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng
Quần chúng ưu tú Chìu A Sẹc (36 tuổi, thôn Khe Ngàn, xã Đại Dực, huyện Tiên Yên) phát biểu tại buổi tổng kết hoàn thành lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng

Thiếu nguồn đảng viên trẻ

Chi bộ thôn Đông, xã Dực Yên, huyện Đầm Hà, tuy hằng năm đạt chỉ tiêu phát triển đảng viên mới, nhưng lại khó khăn trong việc việc thu hút và kết nạp đảng viên trẻ. Ông Phạm Như Thống, Bí thư Chi bộ thôn bày tỏ, việc “già hóa” ở các tổ chức đảng ít nhiều đã ảnh hưởng đến công tác xây dựng Đảng tại địa phương. Mặc dù nhiều năm qua, Chi bộ rất quan tâm đến công tác phát triển đảng viên trẻ, nhưng đã “cạn nguồn”.

Theo lý giải của nhiều cấp ủy các địa phương, việc tạo nguồn từ quần chúng ưu tú ở khu vực dân cư đang gặp nhiều khó khăn. Bởi hiện nguồn phát triển Đảng ở khu dân cư chủ yếu dựa vào các đối tượng chính là thanh niên, đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội địa phương, tham gia công tác tại ban điều hành thôn, bản, khu phố…

Tuy nhiên, những thanh niên có trình độ học vấn cao, nhận thức tốt đều đã đi làm việc hoặc học tập ở các trường; số còn lại đa phần học vấn thấp, nghề nghiệp không ổn định, ít có chí hướng phấn đấu; lực lượng cán bộ làm công tác đoàn thể như mặt trận, hội phụ nữ... cơ bản đã lớn tuổi.

Cùng với đó, quá trình từ tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, thử thách để đến khi kết nạp đảng viên cần có thời gian; do nguồn không ổn định nên công tác kết nạp đảng viên tại chi bộ thôn, bản, khu phố gặp nhiều khó khăn thời gian qua.

Bí thư Chi bộ thôn Khe Mó, xã Húc Động, huyện Bình Liêu - La Thị Thâu là một trong những nữ đảng viên trẻ người DTTS có nhiều đóng góp trong các phong trào thi đua tại địa phương
Bí thư Chi bộ thôn Khe Mó, xã Húc Động, huyện Bình Liêu - La Thị Thâu là một trong những nữ đảng viên trẻ người DTTS có nhiều đóng góp trong các phong trào thi đua tại địa phương

Trao đổi về thực tế này, ông Nguyễn Quang Khải, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Tiên Yên cho hay: Ở các xã vùng cao của huyện, đời sống của bà con trong thôn còn gặp nhiều khó khăn nên người dân chỉ tập trung “kiếm kế sinh nhai”, chứ chưa chú tâm phấn đấu vào Đảng.

"Cũng phải nhìn nhận thẳng thắn, một số cấp ủy cơ sở của địa phương chưa gắn trách nhiệm công tác kết nạp đảng viên cho các chi bộ trực thuộc, thiếu kiên quyết trong chỉ đạo thực hiện công tác phát triển đảng viên mới. Một nguyên nhân nữa, là trình độ học vấn của nhiều quần chúng thấp, vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình cũng là một trở ngại...", ông Khải cho hay.

Phát triển đảng viên mới là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhằm bổ sung lực lượng, trẻ hoá đội ngũ đảng viên, bảo đảm tính kế thừa và phát triển của Đảng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn, đặc biệt là đối với các địa bàn miền núi, vùng đồng bào DTTS. 

Vì vậy, công tác phát triển đảng viên, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, là nhiệm vụ rất quan trọng cần có giải pháp thiết thực, phù hợp với đặc điểm tình hình để tháo gỡ khó khăn...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP. Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP. Hà Nội

Ngày 28/6, tại trụ sở UBND TP. Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP. Hà Nội.
Cồng chiêng - Lời của đại ngàn

Cồng chiêng - Lời của đại ngàn

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 25/11/2005, UNESCO chính thức công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được chủ thể di sản nỗ lực bảo vệ và phát huy giá trị. Tuy nhiên, bảo tồn ra sao để giữ lại những giá trị cốt lõi và không tách rời với nhịp đập đời sống, khai thác các giá trị của di sản để phát triển là vấn đề rất đáng được quan tâm hiện nay.
Bệnh viêm não mô cầu

Bệnh viêm não mô cầu

Media - BDT - 1 giờ trước
Bệnh viêm não mô cầu là bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua đường hô hấp, có thể phát sinh thành dịch và gây tử vong nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Trong chuyên mục hôm nay, chúng tôi sẽ chuyển tới quý vị những thông tin cơ bản về Bệnh viêm não mô cầu nguy hiểm như thế nào và cách phòng tránh.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 27/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản bằng hình thức biểu quyết điện tử.
Kon Tum: Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng phó với động đất

Kon Tum: Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng phó với động đất

Sức khỏe - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Thống kê từ đầu năm 2024 đến nay, tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) đã xảy ra gần 50 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 4. Cấp độ của các trận động đất này không gây rủi ro thiên tai song vẫn khiến người dân hoang mang. Các cấp chính quyền đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách ứng phó. Tuy nhiên, về lâu dài thì cần có nghiên cứu, đánh giá nguy hiểm của động đất và có giải pháp để người dân yên tâm sinh sống.
Thừa Thiên Huế: Chiến sĩ Biên phòng tiếp sức sĩ tử vùng biên

Thừa Thiên Huế: Chiến sĩ Biên phòng tiếp sức sĩ tử vùng biên

Giáo dục - Tào Đạt - Võ Tiến - 1 giờ trước
Ngày 27/6, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Thuận An và Hải đội 2 (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) phối hợp với Đoàn phường Thuận An, Tp. Huế tổ chức chương trình “Tiếp sức mùa thi” tại điểm Trường THPT Thuận An, Tp. Huế.
Tin trong ngày - 27/6/2024

Tin trong ngày - 27/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động hỗ trợ thí sinh vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Sẽ tổ chức Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài DTTS năm 2024. Cấp nước sạch cho 1,44 triệu người dân tại vùng núi cao, vùng khan hiếm nước. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Chiều 27/6, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị trực tuyến Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024 của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
TP. Hồ Chí Minh: Quận Bình Tân tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ

TP. Hồ Chí Minh: Quận Bình Tân tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận và UBND quận Bình Tân vừa phối hợp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg (Quyết định số 28) ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024: “Đậm bản sắc - Bừng tinh hoa”

Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024: “Đậm bản sắc - Bừng tinh hoa”

Ẩm thực - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Tối 27/6, tại Quảng trường biển Tp. Sầm Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai mạc Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024 với chủ đề “Đậm bản sắc - Bừng tinh hoa”.
Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bắc Giang đi học tập kinh nghiệm

Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bắc Giang đi học tập kinh nghiệm

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang đi giao lưu, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đoàn do ông Trương Văn Bảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang làm Trưởng đoàn. Tham gia Đoàn có 80 đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào DTTS các huyện Lục Ngạn, Sơn Động,.
Đăk Hà (Kon Tum): Lượng lớn đất san lấp trái quy định bị nước cuốn trôi gây bồi lấp ruộng lúa của người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Lượng lớn đất san lấp trái quy định bị nước cuốn trôi gây bồi lấp ruộng lúa của người dân

Pháp luật - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Thời gian gần đây, trên địa bàn xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà (Kon Tum) có mưa lớn, khiến cho một số lượng đất do các đối tượng san lấp trái với quy định của pháp luật tại khu vực giáp ranh giữa thôn Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long và thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi (khu vực Cây đa cười) bị nước cuốn trôi, gây bồi lấp một phần diện tích đất trồng lúa nước của các hộ dân phía bên dưới.