Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Phát triển kinh tế hộ ở vùng đồng bào DTTS: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”

Phạm Tiến - 06:59, 12/03/2025

Trong nhiều năm qua, có không ít đảng viên người DTTS ở Quảng Bình đã trở thành nhân tố đi đầu trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Để rồi từ đó, những mô hình kinh tế do đảng viên xây dựng đã dẫn đường, mở lối để đồng bào nâng cao nhận thức, đổi mới từ tư duy trong lao động sản xuất, tăng thu nhập để chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên. Đảng viên ở bản Hưng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa là ví dụ điển hình.

Với những đóng góp của mình trong phát triển kinh tế hộ gia đình vùng DTTS, đảng viên Hồ Thị Thanh (ngoài cùng bên phải) đã được UBND tỉnh Quảng Bình, Ban Dân tộc (nay là Sở Dân tộc và Tôn giáo) và huyện Minh Hóa tằng nhiều Bằng khen, giấy khen
Với những đóng góp của mình trong phát triển kinh tế hộ gia đình vùng đồng bào DTTS, đảng viên Hồ Thị Thanh (ngoài cùng bên phải) đã được UBND tỉnh Quảng Bình, Ban Dân tộc (nay là Sở Dân tộc và Tôn giáo) và huyện Minh Hóa tằng nhiều Bằng khen, giấy khen

Đảng viên đi trước "mở đường"

Chúng tôi ngược đường lên bản Hưng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) trong đợt nắng đầu mùa. Từ con dốc trên đỉnh Giăng Màn nhìn xuống, con đường vào bản Hưng đã được đổ bê tông xanh như một sợi chỉ vắt qua giữa bạt ngàn rừng keo. Nhìn xuống bản, nhiều ngôi nhà mới lợp mái tôn xanh đã thay thế dần cho những ngôi nhà xiêu vẹo, lợp mái lá tro. Thu trọn bản Hưng vào tầm mắt, tôi tự hỏi không biết nhà của đảng viên Hồ Thị Thanh ở đoạn nào?

Bản Hưng có 33 hộ với 127 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Bru - Vân Kiều, số ít còn lại là đồng bào Chứt. Do địa hình cách trở lại thiếu đất sản xuất nên đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn. Khi Chương trình mục tiêu guốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được triển khai, bản Hưng dần khoác lên mình tấm áo mới. Những “gam màu” xi măng cốt thép ở Dự án ổn định khu dân cư bản Hưng; Đường giao thông vào bản và cả những ngôi nhà “3 cứng” đã làm cho bản Hưng có một diện mạo mới.

Mô hình nuôi nhốt lợn bản đã đem lại cho gia đình chị Thanh nguồn thu nhập ổn định.
Mô hình nuôi nhốt lợn bản đã đem lại cho gia đình chị Hồ Thị Thanh nguồn thu nhập ổn định

Cùng với chính sách dân tộc mà Đảng, Nhà nước đang tiếp sức cho các bản làng, trong đó có bản Hưng, thì những đảng viên người DTTS như chị Hồ Thị Thanh, đang là "nguồn nội lực" quan trọng giúp đồng bào đổi mới tư duy, hành động.

Chị Hồ Thị Thanh vinh dự trở thành đảng viên chính thức từ năm 2013. Trước đó 1 năm, chị Thanh đã ấp ủ xây dựng mô hình nuôi nhốt lợn bản địa. Thay vì thả rông để lợn tự kiếm ăn như trước, chị Thanh lại xây chuồng để nhốt và lấy phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho lợn. Nhờ nuôi nhốt nên kiểm soát được dịch bệnh, năng suất lợn được nâng cao.

Đến nay, gia đình chị Thanh đang nuôi 20 con lợn thịt bản địa. Mô hình nuôi lợn bản địa đã đem lại thu nhập cho gia đình chị trên 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, gia đình chị còn nuôi thêm gà và trồng được 5ha keo. Có được nguồn thu ổn định, gia đình chị Thanh đã làm được nhà ở kiên cố và nuôi con ăn học đầy đủ.

Chia sẻ với phóng viên, chị Thanh cho biết: “Việc nuôi giống lợn bản, hay còn gọi là lợn rừng, lợn khùa khá đơn giản. Chủ yếu tận dụng các loại thức ăn sẵn có, như rau lang, cây chuối, sắn, ngô, cám gạo để làm thức ăn nên ít chi phí. Ngược lại con lợn bản có sức đề kháng cao nên ít dịch bệnh mà giá thành lại cao”.

Bà con học tập làm theo

Đến thời điểm hiện tại, phong trào nuôi nhốt lợn bản đã được mở rộng ra nhiều nơi ở vùng đồng bào DTTS ở huyện Minh Hóa. Con lợn đã trở thành vật nuôi chủ lực giúp nhiều hộ đồng bào ở đây thoát nghèo. Đó không phải là sự ngẫu nhiên mà chính chị Thanh là người dẫn lối, mở đường để đồng bào thay đổi tnếp nghĩ, cách làm. Bởi trong quá trình phát triển mô hình nuôi lợn bản và trồng keo của mình, chị Thanh đã vận động và chia sẻ kinh nghiệm để đồng bào mạnh dạn làm theo.

Chị Hồ Thị Uyên ở bản La Trọng 1, xã Trọng Hóa, là một ví dụ điển hình. Trước đây, gia đình chị Uyên thuộc diện hộ nghèo ở địa phương. Trong 1 lần được đảng viên Hồ Thị Thanh giới thiệu cách nuôi nhốt lợn bản, chị Uyên đã rất tâm đắc. Để hiểu kỹ hơn, chị Uyên đã vào tận nhà đảng viên Hồ Thị Thanh để học tập kinh nghiệm. 

Tại đây, chị Uyên được chị Thanh tận tình hướng dẫn xây dựng chuồng nuôi, cách mua con giống, chăm sóc đàn lợn. Chị Uyên về làm theo, sau 5 năm, chị Uyên đã thuần thục chăm sóc và phòng bệnh trong quá trình nuôi nhốt lợn bản. Cũng chừng đó thời gian, kinh tế gia đình chị Uyên không ngừng được cải thiện. Hiện chị Uyên đang nuôi 8 con lợn thịt, 1 con lợn mạ. Trung bình mỗi năm gia đình chị có nguồn thu khoảng 70 triệu đồng từ tiền bán lợn thịt.

Theo thống kê của UBND xã Trọng Hóa, hiện nay trên địa bàn có trên 30 hộ nuôi nhốt lợn bản có quy mô 7 con trở lên. Con lợn đã trở thành vật nuôi chủ lực giúp nhiều hộ đồng bào DTTS ở xã biên giới Trọng Hóa thoát nghèo.

Giờ đây, lợn bản đã trở thành vật nuôi chủ lực giúp nhiều hộ đồng bào DTTS ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình) thoát nghèo bền vững
Giờ đây, lợn bản đã trở thành vật nuôi chủ lực giúp nhiều hộ đồng bào DTTS ở huyện Minh Hóa thoát nghèo bền vững

Tiếng lành đồn xa, năm 2018, một số hộ đồng bào Chứt tại xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa - địa phương có đến 76% dân số là đồng bào Chứt sinh sống, đã lên nhà chị Hồ Thị Thanh để tham khảo mô hình nuôi nhốt lợn bản. Khi đã biết cách thức chăn nuôi lợn bản, nhiều hộ gia đình đồng bào Chứt bắt đầu xây chuồng, mua giống về chăn nuôi, dần dần nhân đàn. Đến nay, con lợn đã trở thành vật nuôi chủ lực của đồng bào Chứt ở xã Hóa Sơn.

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn xã Hóa Sơn có đến 50 hộ đồng bào Chứt nuôi lợn, với quy mô từ 30-50 con. Còn nhóm hộ nuôi nhốt lợn bản từ 7-15 con thì rất nhiều. Qua đó, không chỉ đem lại nguồn thu giúp nhiều hộ đồng bào Chứt ở Hóa Sơn thoát nghèo, mà còn giúp đồng bào thay đổi thói quen chăn nuôi từ thả rông sang nuôi nhốt để kiểm soát bệnh tật, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Với quy mô nuôi 50 con lợn rừng, gia đình anh Đinh Minh Thân người Chứt ở xã Hóa Sơn (Minh Hóa, Quảng Bình) có thu nhập trên 150 triệu đồng năm
Với quy mô nuôi 50 con lợn rừng, gia đình anh Đinh Minh Thân, dân tộc Chứt ở xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa có thu nhập trên 150 triệu đồng năm

Để phát triển hơn nữa mô hình nuôi lợn bản, UBND xã Hóa Sơn đã mở thêm nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi nhốt lợn bản cho đồng bào. Cùng với đó, những chính sách khuyến nông giúp đồng bào phát triển chăn nuôi để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Từ việc mạnh dạn đi đầu của đảng viên Hồ Thị Thanh ở bản Hưng, xã Trọng Hóa, hiện nay mô hình nuôi nhốt lợn bản đã lan rộng ra nhiều hộ gia đình DTTS ở huyện Minh Hóa. Nuôi nhốt lợn bản địa không những giúp đồng bào có thêm sinh kế để thoát nghèo bền vững, mô hình này còn giúp đồng bào thay đổi tư duy trong chăn nuôi, sản xuất. Từ con lợn, đồng bào đã phát triển nuôi thêm con dê, con bò…

Từ “sản xuất để tiêu” đồng bào  đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, hàng hóa đặc trưng để nâng cao giá trị kinh tế, thu nhập, qua đó có điều kiện để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người cựu binh rong ruổi chiến trường xưa tìm đồng đội

Người cựu binh rong ruổi chiến trường xưa tìm đồng đội

Tham gia chiến đấu trên mặt trận B3 - Tây Nguyên và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, chứng kiến biết bao đồng đội ngã xuống, hy sinh để đổi lấy hòa bình, độc lập, cựu chiến binh Đặng Văn Phong, trú huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh rong ruổi khắp các chiến trường xưa kết nối đồng đội, tìm mộ các liệt sĩ đưa về đoàn tụ gia đình.
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản

Tôn giáo - Tín ngưỡng - T.Nhân - H.Trường - 18 phút trước
Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, sáng 7/5, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã đến thăm, chúc mừng các cơ sở Phật giáo trên địa bàn tỉnh.
Tuyên Quang: Tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Tuyên Quang: Tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế - Mai Hương - 20 phút trước
Những năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh Tuyên Quang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Phân định rõ thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, xây dựng chính quyền phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn

Phân định rõ thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, xây dựng chính quyền phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn

Thời sự - Hoàng Quý - 21 phút trước
Sáng 7/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Lào Cai đầu tư xây dựng 18 điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng

Lào Cai đầu tư xây dựng 18 điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
UBND tỉnh Lào Cai vừa phê duyệt đầu tư xây dựng 18 điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng được quy hoạch trên diện tích gần 49.000 ha, tại các địa phương, với tổng vốn đầu tư trên 2.843 tỷ đồng.
Đắk Nông: Triệt xóa điểm bán lẻ ma túy, bắt giữ 3 đối tượng

Đắk Nông: Triệt xóa điểm bán lẻ ma túy, bắt giữ 3 đối tượng

Pháp luật - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Ngày 7/5, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa triệt phá một điểm bán lẻ ma túy, bắt giữ 3 đối tượng tại thôn 14, xã Đắk Drông, huyện Cư Jút.
“Báu vật” của làng

“Báu vật” của làng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Rừng chè cổ thụ ở Vườn quốc gia Tà Đùng. “Báu vật” của làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ Công an lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID

Bộ Công an lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Người dân có thể sử dụng VNeID để cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013. Sau đó, Bộ Công an sẽ tổng hợp góp ý của người dân và gửi Bộ Tư pháp xây dựng Báo cáo chung của Chính phủ.
Cuộc thi Olympic tiếng Anh:

Cuộc thi Olympic tiếng Anh: "Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc"

Giáo dục - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ban Bí thư Trung ương Đoàn vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ VII, năm 2025, với chủ đề: Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc (Vietnamese Youth Officials stepping into the thriving era together with English”.
Xã miền núi Canh Liên có diện tích lớn nhất tỉnh Bình Định sau sáp nhập

Xã miền núi Canh Liên có diện tích lớn nhất tỉnh Bình Định sau sáp nhập

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Sau khi HĐND tỉnh Bình Định thông qua đề án sáp nhập, tỉnh còn 58 đơn vị hành chính, gồm 41 xã, 17 phường. Trong đó, xã miền núi Canh Liên là xã lớn nhất tỉnh Bình Định, với diện tích hơn 331 km2.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Hồi sinh tiếng mẹ đẻ - Bài 5

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Hồi sinh tiếng mẹ đẻ - Bài 5

Dân tộc - Tôn giáo - PV - 2 giờ trước
Một trong những hiệu quả nổi bật của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là ở lĩnh vực bảo tồn ngôn ngữ.
Vì sao người dân xã Phước Hữu thiếu nước sạch sinh hoạt?

Vì sao người dân xã Phước Hữu thiếu nước sạch sinh hoạt?

Xã hội - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Từ những ngày đầu tháng 5/2025 đến nay, một số hộ dân ở xã Phước Hữu thuộc huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận phản ánh tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng, người dân không đủ nước sinh hoạt, đàn gia súc không có nước uống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã trực tiếp làm việc với chính quyền, lãnh đạo các đơn vị liên quan, người dân địa phương để tìm hiểu nguyên nhân vì sao người dân xã Phước Hữu thiếu nước sạch sinh hoạt?