Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Yên Bái: Tăng cường chống dịch khu công nghiệp, đảm bảo phát triển sản xuất

Trọng Bảo - 18:02, 06/06/2021

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang triển khai nhiều giải pháp với mục tiêu kép “vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển sản xuất”.

Công nhân làm việc tại tất cả các nhà máy bắt buộc phải đeo khẩu trang và thực hiện giữ khoảng cách theo quy định
Công nhân làm việc tại tất cả các nhà máy bắt buộc phải đeo khẩu trang và thực hiện giữ khoảng cách theo quy định

Công ty Cổ phần Khoáng sản Công nghiệp Yên Bái (thuộc KCN phía Nam) có 132 công nhân. Để phòng, chống dịch có hiệu quả, thời gian qua, đơn vị đã siết chặt việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và thực hiện phòng, chống dịch ở mức cao nhất.

Ông Phan Chấn Hướng, cán bộ Ban ATVSLĐ của công ty cho biết: Đơn vị nghiêm túc tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Ban Quản lý các KCN tỉnh, chính quyền địa phương; tuân thủ việc giữ khoảng cách, thực hiện nguyên tắc 5K của ngành y tế; duy trì việc đo thân nhiệt cho công nhân trước khi vào ca; Đồng thời, quán triệt công nhân  không tụ tập đông người... 

"Nếu công nhân nào cố tình không chấp hành mà không may mắc Covid-19, công ty sẽ xử phạt theo quy định, thậm chí có thể cho nghỉ việc  ", ông Hướng thông tin.

Tại Công ty TNHH ngành gỗ Thiên An ở khu Công nghiệp phía Nam, trước khi công nhân vào cổng được kiểm tra đo thân nhiệt, sát khuẩn tay. Các phân xưởng, lao động được quán triệt việc thực hiện các yêu cầu trong phòng chống dịch, đặc biệt việc bắt buộc đeo khẩu trang khi làm việc, tiếp xúc với người khác.

Theo bà Tạ Thị Dung, cán bộ quản lý sản xuất của Công ty, Công ty hiện có hơn 500 công nhân làm việc tại 3 phân xưởng chính. 100% sản phẩm gỗ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Ngay từ đầu năm 2021, số đơn hàng xuất khẩu được ký kết đủ để sản xuất trong vòng từ 5 đến 6 tháng. 

"Do đó, để bảo đảm tiến độ sản xuất, đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu, hơn lúc nào hết việc phòng chống dịch bệnh được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu”, bà Dung cho biết.

Theo tìm hiểu của phóng viên, cùng với việc siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái cũng đã thực hiện nghiêm ngặt việc rà soát, phân loại và cách ly người có nguy cơ nhiễm bệnh, người trở về từ vùng dịch theo quy định, nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động trước nguy cơ dịch bệnh, góp phần ổn định sản xuất.

Tại Nhà máy Polymer Industries Yên Bái, theo ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Nhà máy, để bảo đảm vừa duy trì sản xuất, vừa phòng, chống dịch bệnh, Công ty bố trí cho hơn 70 công nhân làm việc theo 2 ca ngày và đêm, hạn chế đông người, thực hiện giãn cách theo quy định.

“Việc phòng, chống dịch được chúng tôi đặt lên hàng đầu; tình hình dịch bệnh, các văn bản mới nhất của Trung ương, của địa phương về phòng, chống dịch được cập nhật thường xuyên; kịp thời thông báo, tuyên truyền đến các bộ phận, người lao động và các khách hàng của công ty”, ông Vinh khẳng định.

Để phòng, chống dịch, nhiều nhà máy đã thực hiện chia ca để hạn chế việc tập chung đông người
Để phòng, chống dịch, nhiều nhà máy đã thực hiện chia ca để hạn chế việc tập trung đông người

Theo báo cáo của Ban Quản lý các KCN tỉnh Yên Bái, hiện tỉnh có 3 KCN đang hoạt động gồm: KCN phía Nam, KCN Minh Quân, KCN Âu Lâu. Các KCN đã thu hút được 64 dự án đầu tư, với 30 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

Trong 4 tháng đầu năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp tại các KCN của tỉnh Yên Bái đạt hơn 871 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lao động tại các doanh nghiệp trong KCN là 3.913 người, lương bình quân đạt 5 triệu đồng/người/tháng.


Ông Trịnh Huỳnh Yên, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Yên Bái cho biết: Hiện nay, các nhà máy trong KCN, nhìn chung hoạt động sản xuất ổn định. Thời gian qua, Ban Quản lý các KCN đã tăng cường chỉ đạo đến các công ty, nhà máy, doanh nghiệp chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch. 

Đây cũng là quyền lợi sát sườn của doanh nghiệp, bởi nếu phòng chống dịch không tốt, nhà máy phải đóng cửa thì người chịu thiệt hại đầu tiên chính là doanh nghiệp. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp đã chủ động thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch. 

"Các doanh nghiệp cũng đã đầu tư mua sắm các trang thiết bị như, máy đo thân nhiệt, khẩu trang, thuốc khử khẩn... Bố trí cho đội ngũ y tế của công ty tiến hành đo thân nhiệt và yêu cầu cán bộ, công nhân đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi vào nhà máy để làm việc. Đồng thời, tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tại đơn vị mình để từ đó xây dựng chi tiết các phương án, kịch bản ứng phó khi có dịch xảy ra”, ông Yên cho biết.

(Nội dung thông tin tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành Chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.
Tin nổi bật trang chủ
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Media - BDT - 7 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước

Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước

Sức khỏe - Ngọc Thu - 25 phút trước
Ngày 20/5, tại thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Sở Y tế tỉnh Gia Lai phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ mít tinh phòng - chống bệnh dại năm 2025.
Gia Lai: Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em

Gia Lai: Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em

Giáo dục - Ngọc Thu - 25 phút trước
Ngày 20/5, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản gửi các sở, ngành về việc chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại học đường.
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 27 phút trước
Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.
Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều tối ngày 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, đơn vị liên quan để rà soát việc triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng. Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông. Người Dao Nặm Đăm làm du lịch thời 4.0. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 2 giờ trước
Từ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bình Thuận đã triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích “kép”, vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS.
Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng. Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông. Người Dao Nặm Đăm làm du lịch thời 4.0. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Trang địa phương - Minh Nhật - 19:26, 20/05/2025
Ngày 20/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái đã tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc”; cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” tỉnh Yên Bái năm 2025.
Nghệ nhân Ưu tú Yang Danh kể về 3 lần được gặp Bác Hồ

Nghệ nhân Ưu tú Yang Danh kể về 3 lần được gặp Bác Hồ

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 17:08, 20/05/2025
Nghệ nhân Ưu tú Yang Danh, tên thật là Yang Đêu, là người con dân tộc Ba Na (nhóm Ba Na Kriêm ), ở làng Tà Điệk, xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định). Người dân thường hay gọi ông với cái tên trìu mến là “Danh Ba Na”, bởi lẽ ông giống như một “kho tư liệu sống” về văn hoá Ba Na. Ông cũng là một số ít người con của đồng bào Ba Na có vinh dự 3 lần được gặp Bác Hồ.
Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Tìm trong di sản - Anh Trúc - 16:59, 20/05/2025
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vừa tổ chức tiếp nhận hai chiếc áo dài của bà Đức Từ Cung - thân mẫu của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Các hiện vật được chuyển từ Mỹ về Việt Nam.