Cứ mỗi độ thu sang, khi những cánh đồng lúa đã trĩu hạt vàng óng trên thung lũng Mường Lò, những chàng trai, cô gái Thái lại dập dìu lời yêu bên sàn Hạn Khuống, hoà mình cùng những lời ca, điệu nhạc và những vũ điệu mê say. Hình ảnh Mường Lò - vùng đất của những sắc hoa ban nở trắng trời mỗi độ xuân về, một loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, từ bao đời nay đã trở thành biểu tượng gắn liền với đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Thái.
Chúng tôi lắng nghe tiếng nhạc, say sưa theo nhịp múa uyển chuyển của chị em trong Đội văn nghệ múa xòe người Thái ở thôn 9, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum. Lập nghiệp trên quê hương mới, đồng bào Thái vẫn gìn giữ, phát huy điệu múa xòe truyền thống của dân tộc.
Tin tức -
Thanh Nguyên -
05:22, 18/03/2024 Từ ngày 16 -17/3, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) diễn ra Liên hoan Nghệ thuật xòe Thái và khèn Mông; trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc.
Tin tức -
Tào Đạt - Thúy Hồng -
23:29, 30/09/2023 Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023 với chủ đề “Miền di sản” đã chính thức khai mạc vào tối 30/9 tại thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái). Đây là một trong những sự kiện được tổ chức thường niên, đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng, mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Nghĩa Lộ.
"Xòe Thái không chỉ mang lại một không khí tươi vui, náo nhiệt cho ngày hội, mà ấn tượng nhất là Xòe mang lại sự gắn kết, xóa nhòa khoảng cách cho những du khách như chúng tôi...", là lời chia sẻ đầy hào hứng của một trong những du khách được thưởng thức Xòe Thái do các nghệ nhân, đồng bào dân tộc Thái tỉnh Sơn La mang đến Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) trình diễn trong Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2023, vào chiều ngày 11/2 vừa qua.
Di sản văn hóa là tài sản chung của quốc gia. Để bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa của dân tộc, thì các bộ ngành, địa phương cần phải “bắt tay” nhau, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”.
Media -
Thuý Hồng - Tào Đạt -
18:02, 01/10/2023 Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Tin tức -
Hải Phong - Khổng Thanh Tuấn -
18:23, 27/04/2023 Nhằm bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Xòe Thái, trong các ngày 27 - 29/4, thị xã Nghĩa Lộ sẽ lần đầu tiên tổ chức Hội thi "Lung linh vòng xòe". Hội thi hứa hẹn sẽ mang đến nhiều điều thú vị cho Nhân dân, đặc biệt là du khách khi đến Nghĩa Lộ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Trong thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang tổ chức các hoạt động quảng bá 2 di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS đã được UNESCO vinh danh là "Nghệ thuật Xòe Thái" và “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”. Tuy nhiên, để công tác quảng bá đạt hiệu quả thì cần truyền tải đầy đủ những giá trị nổi bật của các di sản, nhất là hiểu rõ biểu tượng tín ngưỡng trong mỗi di sản.
Sự kiện UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, một lần nữa nhân lên niềm tự hào không chỉ riêng người Thái mà của cả dân tộc Việt Nam. Đây là một di sản vô giá, cần chung tay bảo vệ và phát huy, biến “Nghệ thuật Xòe Thái” trở thành tài sản, là nguồn lực phát triển đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
Bằng chính sức sống mãnh liệt, sự tinh tế, lôi cuốn mà những người yêu thích nghệ thuật Xòe đã tiếp thu, trao truyền tự nhiên trong cộng đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc biệt là những giá trị và tính nhân văn trong mỗi điệu Xòe, đã trở thành biểu tượng, dấu ấn văn hóa quan trọng của người Thái ở Tây Bắc, được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Diễn ra trong 1 ngày, với 800 đại biểu tham dự trực tiếp, Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” tổ chức ngày 17/12/2022, tại Bắc Ninh, đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, thẳng thắn. Trong đó, tham luận của Trưởng đại diện UNESSCO tại Việt Nam đã khuyến nghị nhiều giải pháp hữu ích cho công tác hoạch định, thực hiện chủ trương, chính sách phát triển văn hóa của Việt Nam trong thời gian tới.
Nói đến Xòe, người Thái hướng về Mường Lò. Mường Lò được người Thái Đen ở Tây Bắc coi là quê tổ, bởi thế mà đồng bào cũng quan niệm đây là nơi sinh ra các điệu Xòe cổ, là ngọn nguồn của những vòng Xòe. Qua thời gian, bằng sự sáng tạo tuyệt vời mang tầm cao của nghệ thuật, người Thái đã sáng tạo những điệu Xòe, mà mỗi điệu Xòe đều chứa đựng cung bậc cảm xúc, những sắc thái tình cảm khác nhau.
Xòe Thái là một di sản văn hóa có tính đại diện, thể hiện những gì cô đọng nhất, đại diện nhất của văn hóa tộc người, trở thành biểu tượng của văn hóa Thái. Với những giá trị đặc biệt đó, "Nghệ thuật Xòe Thái" đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, một lần nữa nhân lên niềm tự hào, một thương hiệu “rất riêng” của người Thái.
Đối với người Thái, điệu Xòe gắn bó mật thiết với phong tục, tập quán, đời sống văn hóa, là sợi dây kết nối cộng đồng. Để thực hành Xòe, người Thái có nhiều loại nhạc cụ bổ trợ, chính những nhạc cụ này đã tạo nên sự sôi động, hấp dẫn, độc đáo, nâng bước những điệu Xòe.
Media -
Tào Đạt - Thúy Hồng -
22:52, 30/09/2023 Xòe là loại hình múa truyền thống đặc sắc, gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trung tâm của những điệu Xòe phải kể đến là Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai Châu), Mường Lay và TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Với ý nghĩa và sức sống của điệu Xòe, ngày 15/12/2021, UNESCO đã vinh danh nghệ thuật Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật xòe Thái, ngày 8/1/2023, tại xã Mường Phăng (Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) đã tổ chức ra mắt Ban sáng lập Câu lạc bộ (CLB) bảo tồn Xòe Thái tỉnh Điện Biên.
Đến các bản làng của người Thái, có ai không mê đắm cùng điệu Xòe nồng say? Trong lớp lớp thế hệ người Thái, coi Xòe như báu vật mà nâng niu, gìn giữ, trao truyền qua bao thế hệ, có những hạt nhân nòng cốt, bao năm vẫn miệt mài, tự nguyện dẫn dắt, bảo tồn, lan tỏa nối rộng vòng Xòe
Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái" là di sản văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại, là sự kiện được cộng đồng dân tộc Thái và Nhân dân khắp cả nước đón chờ đã diễn ra đêm 24/9. Mặc dù đêm diễn ra sự kiện, thời tiết có mưa nặng hạt, nhưng không ngăn được sợi dây gắn kết cộng đồng và tình yêu Xòe trong của cộng đồng người Thái. Ngọn lửa đêm vẫn rực cháy, những bàn tay nắm chặt nhau tạo nên những vòng Xòe bất tận...
Những ngày này, người Thái ở mọi miền Tổ quốc đều gác lại mọi công việc, tất cả cùng hướng về miền đất Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) để cùng được “say” trong những điệu Xòe.