Hiện nay, nhiều nông dân tại xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã mạnh dạn tập trung chuyển đổi các loại cây trồng như bắp, đậu kém hiệu quả sang các loại cây có giá trị kinh tế cao.
Đặc sản ẩm thực đã và đang là nguồn thu đáng kể cho nhiều gia đình vùng cao, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội chung của địa phương. Điều quan trọng nhất hiện nay là làm thế nào để đặc sản ẩm thực vùng cao vừa nâng cao giá trị kinh tế, vừa quảng bá được văn hóa truyền thống của các dân tộc.
Trong xu thế hội nhập, người nông dân bắt buộc phải thay đổi tư duy sản xuất.
Do nhu cầu của thị trường, nhiều đặc sản ẩm thực vùng cao đang dần trở nên phổ biến. Bên cạnh những đặc sản “chính hãng” thì cũng có không ít sản phẩm “ăn theo”, khiến sản phẩm được gọi là đặc sản ẩm thực vùng cao rất khó kiểm định.
Đối với đồng bào các DTTS, văn hóa ẩm thực không có gì là cao sang, nhưng gói ghém trong đó là những nét riêng độc đáo, mà bây giờ chúng ta hay gọi là đặc sản. Những đặc sản ẩm thực của đồng bào vùng cao, nếu có thêm những định hướng, cơ chế hỗ trợ sẽ trở thành những hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao, vừa quảng bá văn hóa truyền thống, vừa góp thêm sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững.
LTS: Năm 1998, lần đầu tiên giảm nghèo trở thành một chính sách nằm trong hệ thống chính sách xã hội của quốc gia khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 05/QĐ-TTg phê duyệt 7 Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu về xóa đói giảm nghèo (XĐGN).
Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước còn 7,29% thanh niên tương đương với 243 nghìn người có trình độ cao đẳng trở lên thất nghiệp. Dù đã giảm so với quý IV năm 2016 nhưng con số này vẫn cho thấy những bất hợp lý của thị trường lao động, đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ trong giải quyết việc làm cho thanh niên.
Việc anh Phạm Văn Kim, 34 tuổi, trú xã Ba Ngạc, huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) mang súng tự chế vào rừng săn thú rồi bắn trúng bạn đi săn khiến nạn nhân tử vong, đang tiếp tục là hồi chuông cảnh báo cho người dân vùng cao, biên giới trong việc quản lý, sử dụng súng trái phép để săn bắn.
Những ngày ở xã Lũng Táo, theo chân các bác sĩ đi khám chữa bệnh cho bà con ở bản xa, chúng tôi mới thực sự thấy rõ giá trị và ý nghĩa của công tác y tế vùng cao.
Với thói quen trong sinh hoạt của chúng ta là hay tổ chức ăn uống, liên hoan vào những dịp cuối năm, những ngày lễ Tết. Bên cạnh niềm vui trong buổi gặp gỡ, giao lưu, liên hoan, là nỗi lo về vấn đề ngộ độc thực phẩm; trong đó, ngộ độc rượu rất đáng báo động ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
mục tiêu chung của giáo dục mầm non, là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách để trẻ chuẩn bị bước vào bậc tiểu học. Tuy nhiên, đối với những trường mầm non ở vùng cao của tỉnh lào cai, việc thực hiện mục tiêu này quá khó khăn, do còn rất nhiều trẻ em dTTS sống ở khu vực đặc biệt khó khăn và chưa biết nói tiếng phổ thông.