Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những “ốc đảo” ở vùng cao Quảng Trị

PV - 09:54, 02/01/2019

Cho đến nay, nhiều tuyến đường huyết mạch độc đạo ở những xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn miền núi tỉnh Quảng Trị vẫn là những đường mòn gập ghềnh, trắc trở, ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Đây là một trong những trở lực kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của nhiều bản làng vốn bao năm nghèo khó.

Đường vào bản Mít, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh rất khó khăn. Đường vào bản Mít, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh rất khó khăn.

Khổ ải cung “đường rừng”

Tham gia cùng Đoàn khảo sát của Ban Dân tộc-HĐND tỉnh, chúng tôi đã có dịp tiếp cận một số xã đặc biệt khó khăn ở miền núi của tỉnh Quảng Trị như: Vĩnh Ô (Vĩnh Linh), Hướng Sơn (Hướng Hóa) và Tà Long (Đakrông). Đây là những địa bàn có hạ tầng giao thông hết sức khó khăn do địa hình hiểm trở, địa bàn rộng lớn và bị chia cắt bởi núi đồi, sông suối. Nhiều bản làng được ví như “ốc đảo”, vì tách biệt gần như hoàn toàn với bên ngoài.

Để vào bản Cát, Trỉa của xã Hướng Sơn, xã đã phải huy động gần chục người là cán bộ thông thuộc địa bàn chở chúng tôi đi. anh Hồ Văn Chương, cán bộ thú y xã là một tay lái cứng cựa nhưng trước khi nổ máy, anh cảnh báo: “Ngồi sau xe, anh phải ôm chặt người lái và hết sức bình tĩnh. Đường sá sau mưa trơn trượt, rất dễ té ngã”.

Chỉ sau một đoạn đường tương đối bằng phẳng, chúng tôi bắt đầu hành trình vào những đoạn đường thật sự khổ ải bằng cách vượt qua con “đường đá suối”. Tiếp đến là liên tiếp những đoạn đường đèo dốc quanh co dựng đứng, bùn đặc quánh. Đường chỉ là những lối mòn nhỏ, lổn nhổn đá, hai bên là những rãnh sâu nhão nhoét bùn đất do xe Ural 3 cầu đi qua để lại. Trên đường đi, có nhiều đoạn đường nhỏ mỏng manh men dựa theo sườn núi hẹp, một bên là mép vực sâu giáp ranh với Khu Bảo tồn bắc Hướng Hóa.

Vượt qua rất nhiều đồi cao, dốc dựng đứng, những lối mòn nhỏ hẹp xuyên rừng với tổng chiều dài hơn 30 cây số, chúng tôi mới tiếp cận được với bản Trỉa và thêm vài km nữa để đến bản Cát. Các thôn Cát, Trỉa nằm biệt lập giữa rừng sâu núi thẳm, cuộc sống của người dân hết sức khó khăn. Giao thông cách trở nên các loại nhu yếu phẩm, hàng hóa có giá hết sức đắt đỏ; các loại xe máy mỗi lần hư hỏng đều phải dắt bộ ra tận trung tâm xã mới có thợ sửa; mỗi lít xăng giá gần 40.000 đồng... Lo lắng nhất của bà con là mỗi khi có người thân đau ốm phải huy động thanh niên trai tráng cáng bộ băng rừng vượt suối ra trạm y tế cấp cứu. Bí thư Chi bộ thôn Cát, xã Hướng Sơn-Hồ Văn Thứ than thở: “Từ xưa đến nay, con đường giao thông vào các thôn Cát, Trỉa vẫn là đường mòn từ hồi chiến tranh để lại, đi lại quá khó khăn. Người dân chúng tôi luôn ao ước có một con đường bằng phẳng để thuận tiện trong việc đi lại nhưng vẫn chưa có”.

Còn ở các thôn Ba Ngày, A Đu của xã Tà Long, huyện Đakrông thuộc địa bàn biên giới vùng sâu vùng xa. Do chưa có đường giao thông từ trung tâm xã về đến thôn nên mọi điều kiện sinh hoạt của người dân ở đây hết sức khó khăn. Muốn vào được thôn Ba Ngày, chúng tôi phải đi vòng qua tuyến đường Lìa của huyện Hướng Hóa để vào. Từ trung tâm xã Tà Long vào các thôn A Đu, Ba Ngày do không có đường giao thông, rừng núi lại hiểm trở, đồi dốc nên phải đi bộ men theo các bìa rừng. Chính vì thế, 110 hộ dân ở 2 thôn đặc biệt khó khăn này luôn khát khao có một con đường nối từ trung tâm xã về tạo thuận lợi cho bà con đi lại, sinh hoạt.

Ông Hồ Văn Diên, Chủ tịch UBND xã Tà Long, huyện Đakrông chia sẻ: “Vì đường giao thông quá khó khăn, hệ thống thông tin liên lạc chưa được phủ sóng nên việc giao thương hàng hóa của người dân, việc học hành của con em rất gian truân. Công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục… của địa phương cũng hết sức gian nan”.

Cần sớm được đầu tư

Toàn tỉnh Quảng Trị hiện có 29 xã khu vực III (xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn nhất) và xã biên giới, 22 thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn. Đây là những khu vực hiện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất với gần 9.600 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ gần 61% so với cộng đồng DTTS trên địa bàn tỉnh. Về nguồn lực hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉ tính trong 3 năm trở lại đây tỉnh Quảng Trị đã dành gần 100 tỷ đồng cho Chương trình 135. Ngoài ra, từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại do Chính phủ Ailen tài trợ 16,5 tỷ đồng cho các xã đặc biệt khó khăn 135, từ 2015- 2017 để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Trong những năm qua, từ nguồn vốn các chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình 30a và Chương trình 135, cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn ở tỉnh Quảng Trị đã được đầu tư xây dựng, từng bước làm thay đổi diện mạo miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa. Các chương trình, dự án trên đã góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông về đến trung tâm xã, kiên cố hóa hệ thống trường học để xóa trường học bằng tranh tre nứa lá. Hệ thống cấp nước tự chảy, điện khí hóa đã được đưa về để phục vụ cuộc sống của nhân dân.

Các chương trình hỗ trợ sản xuất như khai hoang đất đai, hỗ trợ cây con giống phát triển sản xuất từng bước cải thiện nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, do địa bàn miền núi trải rộng, dân cư phân bố không tập trung, địa hình giao thông phức tạp, thường xuyên xảy ra thiên tai lũ lụt nên nhiều hạng mục công trình thường thường bị xuống cấp, hư hỏng. Đời sống của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô còn gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu được đầu tư của các địa phương hiện nay rất lớn nhưng nguồn lực của tỉnh, vốn hỗ trợ của Chương trình 135 còn hạn chế... đã ảnh hưởng đến công tác xóa đói giảm nghèo bền vững.

Ông Hồ Quốc Hương, Phó trưởng Ban Dân tộc-HĐND tỉnh cho biết: “Để thực hiện hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống cho đồng bào ở những thôn, bản vùng sâu, vùng xa, rất cần sự quan tâm của Chính phủ cùng các cấp, các ngành trong việc huy động và bố trí các nguồn lực đầu tư, đảm bảo đủ mạnh, nhất là đầu tư về hạ tầng giao thông miền núi”.

ĐỨC VIỆT

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin nổi bật trang chủ
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 5 giờ trước
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 22:22, 26/04/2024
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 22:15, 26/04/2024
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.