Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vĩnh Long: Phát triển nhiều mô hình du lịch, gắn với bảo tồn văn hóa Khmer

Minh Triết - 13 giờ trước

Vĩnh Long, một tỉnh nằm giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp sông nước hữu tình mà còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa, lịch sử phong phú. Với tầm nhìn phát triển bền vững, tỉnh đã và đang xây dựng nhiều mô hình du lịch gắn liền với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là bản sắc truyền thống văn hóa Khmer, tạo sức hút mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước.

Du lịch nông nghiệp đang phát huy hiệu quả ""níu chân" du khách đến với vùng đất Vĩnh Long
Du lịch nông nghiệp đang phát huy hiệu quả "níu chân" du khách đến với vùng đất Vĩnh Long

Tạo sự khác biệt trong phát triển du lịch 

Tỉnh Vĩnh Long đang tập trung phát triển bốn loại hình du lịch chủ đạo: homestay, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề, và du lịch văn hóa. Đây là những lĩnh vực không chỉ khai thác tốt tiềm năng địa phương, mà còn tạo ra những trải nghiệm độc đáo, góp phần khẳng định bản sắc riêng có, khác biệt của vùng đất này.

Loại hình du lịch homestay tại Vĩnh Long đã xuất hiện từ những năm 1990, với dấu ấn đậm nét ở khu vực Cù lao An Bình. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái, với hơn 4.000 ha vườn cây ăn trái, kết hợp cùng các di tích văn hóa – lịch sử như Chùa Tiên Châu, Đình Hòa Ninh, và những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi. Du khách không chỉ được hòa mình vào không gian thiên nhiên xanh mát, mà còn có cơ hội trải nghiệm đời sống dân dã, bình dị của người dân miền Tây.

Vĩnh Long sở hữu lợi thế lớn nhờ mạng lưới sông ngòi chằng chịt, đặc biệt là hai nhánh sông Tiền và sông Hậu. Tỉnh đã và đang đẩy mạnh khai thác loại hình du lịch đường sông, với những tuyến tham quan hấp dẫn như Cù lao Dài – Làng gốm Mang Thít hay Cái Bè – Vĩnh Long – Cù lao An Bình. Những hành trình này, không chỉ mang đến trải nghiệm mới lạ trên sông nước, mà còn kết nối các điểm đến nổi bật, từ các di tích văn hóa, lịch sử đến làng nghề truyền thống, giúp du khách hiểu sâu hơn về nét đặc trưng của vùng đất và con người nơi đây.

Ông Phạm Công Toàn, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Long Hồ, chia sẻ: “Cù lao An Bình không chỉ là cái nôi du lịch sinh thái của Vĩnh Long mà còn là mô hình tiêu biểu trong phát triển du lịch xanh, bền vững.” 

Những hoạt động trải nghiệm như lội ruộng bắt cá, nấu ăn, làm bánh, thưởng thức đờn ca tài tử, đã chinh phục trái tim của biết bao du khách. Đặc biệt, cụm homestay An Bình đã ba lần liên tiếp đạt giải thưởng Homestay ASEAN giai đoạn 2023-2025. Đây là minh chứng cho chất lượng dịch vụ và sự đầu tư nghiêm túc, bài bản trong lĩnh vực du lịch homestay của tỉnh.

Các tour du lịch nông nghiệp và làng nghề cũng đang được Vĩnh Long chú trọng phát triển. Từ việc tham quan các vườn cây ăn trái, trải nghiệm thu hoạch nông sản cho đến khám phá các làng nghề truyền thống như, làm gốm, dệt chiếu, hay sản xuất kẹo dừa, mỗi hoạt động đều phản ánh nét tinh túy trong đời sống lao động của người dân miền Tây.

Bên cạnh đó, loại hình du lịch văn hóa tập trung khai thác những giá trị di sản qua các lễ hội, đình chùa, và kiến trúc cổ. Đây là cầu nối quan trọng giữa du lịch và bảo tồn văn hóa, giúp giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống.

 Vĩnh Long còn tự hào với hệ thống làng nghề truyền thống lâu đời, đặc biệt là làng gạch gốm Mang Thít. Với khoảng 1.000 lò gạch hình quả trứng nằm bên dòng sông Cổ Chiên, nơi đây không chỉ là biểu tượng văn hóa độc đáo mà còn được định hướng phát triển thành “di sản đương đại”.

Những thành tựu như xác lập kỷ lục Việt Nam về các sản phẩm từ gốm, khoai lang Bình Tân hay làng nghề bánh tráng Cù lao Mây, đã góp phần khẳng định vị thế của Vĩnh Long trong bản đồ du lịch khu vực ĐBSCL.

Với hệ thống chùa Khmer đã tạo lợi thế tiềm năng sản có cho du lịch tỉnh Vĩnh Long
Với hệ thống chùa Khmer đã tạo lợi thế tiềm năng sản có cho du lịch tỉnh Vĩnh Long

Khai thác văn hóa Khmer trong phát triển du lịch

Văn hóa Khmer từ lâu đã trở thành một phần không thể tách rời của bản sắc vùng đất Vĩnh Long, đặc biệt tại huyện Trà Ôn – địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống nhất trong tỉnh. Với sự độc đáo và giá trị văn hóa sâu sắc, đây chính là nguồn tài nguyên quý báu để phát triển loại hình du lịch văn hóa, góp phần đưa Trà Ôn trở thành điểm đến nổi bật ở miền Tây Nam bộ.

Ông Thạch Dương, Trưởng ban Dân tộc tỉnh cho biết, huyện Trà Ôn tự hào sở hữu 06 ngôi chùa Khmer nổi tiếng tại các xã Tân Mỹ, Trà Côn, và Hựu Thành, không chỉ là nơi lưu giữ giá trị tâm linh mà còn là trung tâm văn hóa và nghệ thuật độc đáo. Các công trình chùa Khmer, với lối kiến trúc rực rỡ, hoa văn tinh xảo là minh chứng sống động cho sự phong phú của văn hóa Khmer.

 Không dừng lại ở đó, các lễ hội truyền thống như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay, và Sen Đôn Ta mang ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và cộng đồng. Những lễ hội này không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong may mắn mà còn là cơ hội giới thiệu vẻ đẹp văn hóa Khmer đến với du khách.

Đặc biệt, nền ẩm thực Khmer cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự khác biệt cho trải nghiệm du lịch. Những món ăn đặc trưng như cốm dẹp, bánh tét, cháo lòng bánh hỏi, bánh bò nướng, và rượu quách phản ánh hương vị độc đáo, đậm chất miền Tây, gắn liền với đời sống thường nhật của người dân Khmer.

Nghệ thuật múa truyền thống của đồng bào Khmer tỉnh Vĩnh Long đang các nghệ nhân phát triển và lưu truyền mạnh
Nghệ thuật múa truyền thống của đồng bào Khmer tỉnh Vĩnh Long đang các nghệ nhân phát triển và lưu truyền mạnh

Trà Ôn có vị trí thuận lợi trên tuyến đường thủy liên tỉnh, nối liền các điểm du lịch như Cái Bè (Tiền Giang), cù lao An Bình (Vĩnh Long), và của chính địa phương này. Các tour du lịch kết hợp giữa văn hóa bản địa và sông nước miệt vườn mang lại trải nghiệm phong phú và độc đáo.

Du khách có thể tham quan Lăng Ông Thống Chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn, một di tích lịch sử gắn liền với truyền thống cách mạng và lòng tự hào dân tộc. Đồng thời, có thể thưởng thức nhạc ngũ âm, tham gia trình diễn đờn ca tài tử – loại hình nghệ thuật được UNESCO công nhận, hoặc trải nghiệm đời sống văn hóa Khmer tại các ngôi chùa và làng nghề.

Việc khai thác văn hóa Khmer trong phát triển du lịch, không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống. Các hoạt động du lịch đã tạo cơ hội cho người dân địa phương tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa cho thế hệ mai sau.

Theo ông Phan Văn Giàu, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, Đề án Du lịch Đặc thù đã đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ sau ba năm triển khai. Ông cũng đánh giá cao việc khai thác văn hóa Khmer trong phát triển du lịch tại các huyện như Trà Ôn. Ngoài ra, các lễ hội đặc sắc của người Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay và Sen Đôn Ta đã được tổ chức định kỳ, thu hút đông đảo du khách tham gia. Các chùa Khmer ở Tân Mỹ, Trà Côn, và Hựu Thành cũng trở thành điểm nhấn trong hành trình du lịch văn hóa của tỉnh.

"Việc giữ gìn và phát huy văn hóa Khmer không chỉ mang ý nghĩa về bảo tồn di sản, mà còn tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm du lịch Vĩnh Long, giúp tỉnh định vị rõ nét hơn trên bản đồ du lịch quốc gia.", ông Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long cho hay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024

Với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”, tối 20/12, tỉnh Lai Châu đã tổ chức Khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024. Tham dự Chương trình khai mạc có lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, lãnh đạo một số tỉnh trong khu vực và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái; lãnh đạo huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; cùng đông đảo Nhân dân và du khách.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Lào Cai cần tăng trưởng trên 10%, tập trung triển khai các dự án hạ tầng chiến lược

Thủ tướng: Lào Cai cần tăng trưởng trên 10%, tập trung triển khai các dự án hạ tầng chiến lược

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều tối 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai, đánh giá tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Thủ tướng yêu cầu trình Quốc hội Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong tháng 2

Thủ tướng yêu cầu trình Quốc hội Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong tháng 2

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Chiều ngày 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát phương án xây dựng, hướng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc.
Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Lào Cai

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai và tặng quà một số gia đình giáo dân nhân dịp Giáng sinh.
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Như Tâm - 5 giờ trước
Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Động lực đưa đồng bào DTTS ở Lũng Táo vươn lên thoát nghèo

Động lực đưa đồng bào DTTS ở Lũng Táo vươn lên thoát nghèo

Phóng sự - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Đêm muộn, lửa hãy còn thức trong bếp. Lúc này anh Lúa mới chịu nghỉ tay. Bó cỏ voi được chị Kía cắt trên nương về hồi chiều đã được anh xén thành từng khúc. Anh bảo: Một nửa dành cho bò ăn trực tiếp, phần còn lại chắc phải ủ chua cho ăn dần thôi, không nhỡ sương muối đã phủ trắng trên ngọn cây rồi, ít ngày nữa trời sẽ rét hơn đấy... Nhà nước đã hỗ trợ mình tiền để mua con giống rồi thì mình phải chăm nó cho tốt chứ!
Đưa dân vũ vào đời sống đương đại

Đưa dân vũ vào đời sống đương đại

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa dân vũ vào đời sống đương đại. Tiềm năng du lịch xanh ở Bình Thuận. Viên ngọc thô đang dần tỏa sáng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tràng Định: Thực hiện linh hoạt, đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Tràng Định: Thực hiện linh hoạt, đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Xã hội - Thúy Hồng (thực hiện) - 6 giờ trước
Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng, triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung xây dựng nhiều kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu, cùng với những giải pháp cụ thể để thực hiện. Trong đó, huyện chú trọng tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân, từng bước giảm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Chu Việt Hà, Trưởng phòng Lao động Thương binh-xã hội-Dân tộc (LĐTBXH-DT) huyện Tràng Định.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam ở khu vực biên giới biển Vĩnh Châu

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam ở khu vực biên giới biển Vĩnh Châu

Tin tức - V. Long - Minh Triết - 9 giờ trước
Nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), sáng 22/12, Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng, Hội Chữ thập đỏ thị xã Vĩnh Châu và chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa chăm lo cho gia đình chính sách, hộ gia đình khó khăn trên địa bàn khu vực biên giới biển thuộc địa bàn xã Lai Hòa và Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu.
Bữa cơm ấm tình đạo lý tri ân ở vùng biên giới biển Vĩnh Châu

Bữa cơm ấm tình đạo lý tri ân ở vùng biên giới biển Vĩnh Châu

Tin tức - Song Vy - 9 giờ trước
Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), sáng ngày 22/12, Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng và chính quyền địa phương tổ chức bữa cơm tri ân Liệt sĩ tại gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Hai, xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng).
Dự kiến năm 2025 chanh dây của Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Dự kiến năm 2025 chanh dây của Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Kinh tế - Hoàng Minh - 10 giờ trước
Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, Việt Nam và Mỹ đang đàm phán về biện pháp kiểm dịch thực vật với trái chanh dây tươi. Dự kiến sau khi quá trình này hoàn thành, Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ vào năm 2025.
AFF Cup 2024: Xuân Son có màn ra mắt 10 điểm trong chiến thắng của Đội tuyển Việt Nam trước Myanmar

AFF Cup 2024: Xuân Son có màn ra mắt 10 điểm trong chiến thắng của Đội tuyển Việt Nam trước Myanmar

Thể thao - Giải trí - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Lượt trận cuối bảng B AFF Cup 2024, Đội tuyển Việt Nam tiếp đón Myanmar trên sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). Trong trận đấu này, Đội tuyển Việt Nam đã dễ dàng đánh bại đối thủ với tỉ số 5-0 cùng màn ra mắt ấn tượng của cầu thủ nhập tịch Nguyễn Xuân Son.