Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển Vĩnh Long toàn diện, văn minh, hiện đại, sinh thái, bền vững, có trình độ phát triển khá so với cả nước

PV - 12:35, 23/03/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, từ lãnh đạo tỉnh tới mỗi người dân Vĩnh Long cần quyết tâm, nỗ lực để góp phần thực hiện Quy hoạch tỉnh, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh để phát triển Vĩnh Long toàn diện, văn minh, hiện đại, sinh thái, bền vững, có trình độ phát triển khá so với cả nước, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao quyết tâm, nỗ lực và thành quả của tỉnh Vĩnh Long qua nhiều thời kỳ, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển trong thời kỳ mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao quyết tâm, nỗ lực và thành quả của tỉnh Vĩnh Long qua nhiều thời kỳ, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển trong thời kỳ mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long.

Cùng dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, tỉnh Vĩnh Long và các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Tại hội nghị, Vĩnh Long công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1759/QĐ-TTg ngày 31/12/2023; cung cấp những thông tin cơ bản, tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển của tỉnh; mời gọi thu hút các nguồn lực đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, tiên tiến từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đại diện lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác cho đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư với tổng vốn cam kết hơn 19.600 tỷ đồng.

Thủ tướng và các đại biểu cũng thăm không gian triển lãm Quy hoạch tỉnh, khu gian hàng trưng bày, giới thiệu những sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, giới thiệu những địa điểm tham quan nổi bật của tỉnh, nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp, nhà đầu tư kết nối giao thương, gặp gỡ tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định phê duyệt quy hoạch cho lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định phê duyệt quy hoạch cho lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Quy hoạch mở ra những cơ hội mới cho Vĩnh Long

Theo Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu đến năm 2030, Vĩnh Long là tỉnh nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái; một trong những trung tâm kinh tế nông nghiệp của vùng ĐBSCL; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại kết nối thông suốt với các địa phương trong vùng ĐBSCL.

Tầm nhìn đến năm 2050, Vĩnh Long là tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại, sinh thái, bền vững, có trình độ phát triển khá so với cả nước; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại và thích ứng với biến đổi khí hậu; các di tích lịch sử, bản sắc văn hóa được bảo tồn, tôn tạo và phát huy; quốc phòng và an ninh được bảo đảm; người dân có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc.

Theo quy hoạch, không gian phát triển được tổ chức hợp lý, hài hòa giữa các tiểu vùng, gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long xác định: Một trục động lực phát triển (tuyến Quốc lộ 1 đi qua thành phố Vĩnh Long - huyện Long Hồ - thị xã Bình Minh); hai hành lang kinh tế (dọc sông Hậu, dọc sông Tiền và sông Cổ Chiên); ba đột phá phát triển (hạ tầng, lĩnh vực chủ lực, nguồn nhân lực); bốn trụ cột tăng trưởng (công nghiệp, nông nghiệp - thủy sản, dịch vụ, đô thị); năm nhiệm vụ trọng tâm (cơ chế, chính sách; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; thúc đẩy khởi nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế tư nhân)…

Theo Quy hoạch, tỉnh lựa chọn, tập trung phát triển các ngành kinh tế quan trọng đúng với tiềm năng, lợi thế, trong đó: (i) Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, theo hướng chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh; (ii) Phát triển du lịch trên nền tảng các di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề truyền thống; du lịch sinh thái, sông nước, miệt vườn…, trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; (iii) Phát triển nhanh một số ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, trọng tâm là các ngành có khả năng sử dụng đầu vào là các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lữ Quang Ngời, Vĩnh Long đã và đang hoạch định các giải pháp chiến lược, đưa ra các phương án tạo động lực phát triển để xứng tầm là một trong những trung tâm động lực của vùng ĐBSCL. Đây là cơ hội để tỉnh sắp xếp lại không gian phát triển mới, tạo dư địa và động lực phát triển cho từng lĩnh vực, giải quyết triệt để được các nút thắt, điểm nghẽn mà giai đoạn trước chưa có cơ hội để thực hiện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, từ lãnh đạo tỉnh tới mỗi người dân Vĩnh Long cần quyết tâm, nỗ lực để góp phần thực hiện Quy hoạch tỉnh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, từ lãnh đạo tỉnh tới mỗi người dân Vĩnh Long cần quyết tâm, nỗ lực để góp phần thực hiện Quy hoạch tỉnh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đã lập 109/111 quy hoạch

Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá việc tổ chức Hội nghị theo phương thức "hai trong một", kết hợp Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Hội nghị xúc tiến đầu tư; đánh giá cao quyết tâm, nỗ lực và thành quả của tỉnh Vĩnh Long qua nhiều thời kỳ, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển trong thời kỳ mới.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh để phát triển Vĩnh Long toàn diện, văn minh, hiện đại, sinh thái, bền vững, có trình độ phát triển khá so với cả nước, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Thủ tướng nêu rõ, với vai trò rất quan trọng, thời gian qua công tác quy hoạch đã được triển khai đồng bộ, bài bản, khoa học từ Trung ương đến địa phương với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược trên tinh thần quy hoạch phải đi trước một bước, sát thực tế, khả thi, xác định và phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng vùng, miền và địa phương, tìm ra và hóa giải, khắc phục những khó khăn, thách thức, mâu thuẫn, tồn tại; lựa chọn mô hình phù hợp, đúng hướng, huy động được mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững.

Đến nay, chúng ta đã cơ bản hoàn thành công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch (109/111 quy hoạch). Tinh thần là làm quy hoạch kỹ lưỡng nhưng không cầu toàn, không nóng vội, cố gắng thực hiện cho tốt quy hoạch, giữ ổn định, không được thay đổi liên tục, đồng thời phải luôn bám sát tình hình biến đổi rất nhanh với các xu thế mới để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khi cần thiết. Bởi nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân.

Thủ tướng và các đại biểu xem sa bàn Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng và các đại biểu xem sa bàn Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đánh giá Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được chuẩn bị một cách công phu, bài bản, khoa học; xây dựng trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế, cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế. Quy hoạch đã đưa ra được quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển trọng tâm, đột phá phát triển; phương án phát triển, giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch và nhiệm vụ triển khai thời gian tới:

Xác định các tiềm năng, lợi thế, Quy hoạch chỉ rõ Vĩnh Long là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, nên hội tụ các yếu tố của Vùng: Có truyền thống yêu nước hào hùng; con người hài hòa, thân thiện, chân thành; văn hóa đặc sắc miền Tây; có vùng sông nước, rừng ngập mặn (có điều kiện để phát triển nông nghiệp)...

Vĩnh Long có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, nằm ở trung tâm châu thổ ĐBSCL; đồng thời nằm giữa hai trung tâm kinh tế lớn là TPHCM (cách khoảng 100 km theo đường cao tốc) và TP. Cần Thơ (cách khoảng 30 km về hướng Nam); thuận lợi cả đường bộ và đường thủy, hệ thống cao tốc trong khu vực đang được hoàn thiện.

Vĩnh Long hiện là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn, có tiềm năng phát triển các giống lúa, cây màu, cây ăn quả lớn, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Vĩnh Long có tiềm năng lớn về phát triển du lịch (du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch lịch sử văn hóa, ví dụ như làng gạch gốm Mang Thít…), là vùng đất địa linh nhân kiệt, là nơi hội tụ nhiều nhân tài, những người con ưu tú của đất nước.

Tình có nguồn lao động dồi dào và có trình độ; có truyền thống và tiềm năng về đào tạo với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề lớn, cơ sở vật chất và kỹ thuật tốt.

Bên cạnh đó, Vĩnh Long cũng như các tỉnh trong vùng ĐBSCL phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nổi bật là 5 vấn đề: Biến đổi khí hậu, sạt lở, sụt lún và ngập mặn; hạ tầng giao thông chưa phát triển; nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu; chưa có các trung tâm công nghiệp lớn để hiện đại hóa nông nghiệp; chưa tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất của cả nước, khu vực và toàn cầu.

Thủ tướng thăm khu trưng bày các sản phẩm OCOP của địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng thăm khu trưng bày các sản phẩm OCOP của địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kết hợp sức mạnh của tỉnh với của vùng, với cả nước

Theo Thủ tướng, việc triển khai Quy hoạch của Vĩnh Long có điều kiện rất thuận lợi trên nền tảng chung của cả nước, với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau gần 40 năm đổi mới. Việt Nam đã thuộc nhóm 40 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới; chính trị - xã hội ổn định, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững.

Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 193 quốc gia, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hoặc đối tác chiến lược với tất cả 5 nước Thường trực HĐBA LHQ, 7 nước thành viên G7, 16 thành viên G20; ký 16 FTA với hơn 60 nước).

Đặc biệt, mặc dù xu hướng FDI trên toàn cầu suy giảm, nhưng Việt Nam vẫn là một điểm sáng trong thu hút FDI. Năm 2023, thu hút FDI đạt gần 36,6 tỷ USD tăng 32,1%; vốn FDI thực hiện đạt gần 23,2 tỷ USD, tăng 3,5%. Trong 2 tháng đầu năm 2024, thu hút FDI đạt 4,3 tỷ USD, tăng 38,6%; vốn FDI thực hiện đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% (Tính đến cuối tháng 2/2024, hiện còn trên 39,5 nghìn dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư trên 473 tỷ USD. Có 145 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam).

Môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện. Xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2023 tăng 12 bậc theo đánh giá của Tổ chức EIU. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 xếp hạng 46/132, tăng 2 bậc so với năm 2022 theo WIPO. Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng 8 bậc, từ vị trí 115 lên vị trí 107 (UNDP công bố tháng 3/2024). Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD, xếp thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Chỉ số hạnh phúc năm 2024 xếp thứ 54, tăng 11 bậc so với năm 2023. Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam.

Thủ tướng khẳng định 5 bài học kinh nghiệm: (1) Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; (2) Sự nghiệp cách mạng của dân, do dân và vì dân; (3) Tăng cường đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế; (4) Kết hợp sức mạnh của tỉnh với của vùng, với cả nước; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong và ngoài nước; (5) Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định.

Đại diện lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác cho đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại diện lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác cho đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn từ lãnh đạo tỉnh tới mỗi người dân

Định hướng thời gian tới, Thủ tướng cho biết Việt Nam xác định chuyển đổi số và tăng trưởng xanh là yếu tố cốt lõi của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và phát triển nhanh, bền vững. Đây là xu thế tất yếu và là mục tiêu của mọi quốc gia, là một động lực tăng trưởng mới; không quốc gia nào có thể đứng ngoài tiến trình này.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh phải khẩn trương ban hành kế hoạch, triển khai Quy hoạch tỉnh; bảo đảm tính tuân thủ và đồng bộ trong tổ chức thực hiện quy hoạch; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành; với tầm nhìn dài hạn gắn với định hướng phát triển tổng thể, liên kết vùng, phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển mạnh mẽ KTXH, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đối khí hậu.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, mảnh đất của mình, không trông chờ, ỷ lại; tập trung nguồn lực trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó; tập trung vào các ngành mới nổi (chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, chia sẻ, tri thức…), lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực chính, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thủ tướng lưu ý cần thay đổi mô hình tăng trưởng, cần làm mới lại các động lực tăng trưởng truyền thống (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu), chú trọng các động lực mới, nhất là chuyển đổi xanh, kinh tế xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, chống biến đổi khí hậu… là những xu thế mới, tất yếu trên thế giới hiện nay. Trong quá trình phát triển, Vĩnh Long cần coi trọng yếu tố con người là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, động lực cho sự phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Yêu cầu phát triển đồng bộ toàn diện công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, Thủ tướng lưu ý Vĩnh Long một số lĩnh vực trọng tâm như chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp; công nghiệp hóa nông nghiệp với các trung tâm phục vụ đầu vào sản xuất nông nghiệp, trong đó có các cơ sở sản xuất công cụ, phương tiện nông nghiệp, tăng cường chế biến sâu nông sản; phát triển công nghiệp văn hóa, trong đó có xây dựng thương hiệu, phát triển ngành gốm sứ Vĩnh Long; tập trung đầu tư, chú trọng phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, giảm chi phí logistics…; coi trọng phát triển kinh tế ban đêm, thương mại điện tử.

Về nguồn lực, Thủ tướng yêu cầu phải luôn đổi mới tư duy phát triển, khai thác tối đa nguồn lực bên trong, phát huy truyền thống lịch sử - văn hóa; đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, khơi thông, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phát triển; xây dựng cơ chế chính sách thuận lợi, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh…

Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trên tinh thần "cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng và cùng phát triển", Thủ tướng mong các nhà đầu tư chọn các ngành nghề đầu tư phù hợp tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thoả thuận hợp tác; đúng định hướng, ưu tiên theo quy hoạch tỉnh. Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển giao công nghệ, chú trọng đào tạo nhân lực, góp phần xây dựng, hoàn thiện thể chế. Kinh doanh và đầu tư đúng quy định của pháp luật. Thực hiện thật tốt văn hóa kinh doanh, trách nhiệm xã hội, đảm bảo các chế độ, chính sách cho người lao động, tích cực, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan triển khai hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi với phương châm "Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, động lực của sự phát triển". Giải quyết kịp thời, hiệu quả những kiến nghị, đề xuất của Tỉnh và người dân, doanh nghiệp; kịp thời hoàn thiện các quy định pháp luật, cơ chế chính sách liên quan. Phối hợp chặt chẽ với Vĩnh Long đánh giá thực trạng, có các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi tiết giảm chi phí cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, bộ, ngành: Đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm được.

"Từ lãnh đạo tỉnh tới cả hệ thống chính trị và mỗi người dân, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, làm việc nào dứt điểm việc đó; với truyền thống cách mạng, với đà phát triển những năm qua, với sự ủng hộ cuả các bộ, ngành Trung ương, các nhà đầu tư; tôi tin tưởng Vĩnh Long sẽ triển khai tốt quy hoạch và nhanh chóng trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, góp phần phát triển vùng ĐBSCL và xây dựng đất nước ngày càng hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc", Thủ tướng phát biểu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nỗ lực để có nước sinh hoạt cho người dân sau mưa lũ

Nỗ lực để có nước sinh hoạt cho người dân sau mưa lũ

Sau mưa lũ, hàng trăm công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị ảnh hưởng, thiệt hại. Nhiều công trình cấp nước tại các địa phương đang dừng hoạt động, nguồn nước dùng sinh hoạt của Nhân dân bị gián đoạn, ô nhiễm và thiếu trên diện rộng. Trước mắt, để giải quyết nguồn nước sinh hoạt, các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp, bảo đảm người dân có đủ nước sinh hoạt trong thời gian chờ khắc phục lại các công trình.
Tin nổi bật trang chủ
Khánh Hòa: Nhân dân các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển bền vững

Khánh Hòa: Nhân dân các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển bền vững

Ngày 11/10, tại TP. Nha Trang đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề “Nhân dân các dân tộc tỉnh Khánh Hòa bình đẳng, đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển”. Dự và chỉ đạo Đại hội có Uỷ viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr; Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân.
Tuyên Quang: Chuyến hàng nông sản OCOP đầu tiên xuất khẩu sang Vương Quốc Anh

Tuyên Quang: Chuyến hàng nông sản OCOP đầu tiên xuất khẩu sang Vương Quốc Anh

Kinh tế - Minh Nhật - 29 phút trước
Ngày 11/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp với UBND huyện Yên Sơn và Công ty Cổ phần R.Y.B, tổ chức lễ xuất hàng là các sản phẩm OCOP sang thị trường Vương Quốc Anh đợt 1 năm 2024. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Tuyên Quang có sản phẩm nông sản xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 được tổ chức tại thành phố Kon Tum

Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 được tổ chức tại thành phố Kon Tum

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 44 phút trước
Tiếp nối thành công năm 2023, với chủ đề “Dòng sông ánh sáng”, Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 (Vietnam Dance Week 2024) - sự kiện thường niên lớn nhất trong năm của ngành Múa, sẽ diễn ra tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, vào 13/10.
Tôn vinh giá trị di sản dân ca Quan họ

Tôn vinh giá trị di sản dân ca Quan họ

Tin tức - Ngọc Ánh - 45 phút trước
Trong 2 ngày (10 - 11/10/2024) tại tỉnh Bắc Giang, diễn ra Liên hoan dân ca Quan họ tỉnh Bắc Giang lần thứ VIII năm 2024. Tham dự Liên hoan có 300 diễn viên, nghệ nhân, nhạc công thuộc 10 đội nghệ thuật của 10 huyện, thị xã, thành phố và Hội Văn hóa quan họ trên địa bàn tỉnh.
Ghe ngo trong đời sống của đồng bào Khmer

Ghe ngo trong đời sống của đồng bào Khmer

Du lịch - Thạch Đờ Ni - 51 phút trước
Trong đời sống của đồng bào Khmer Nam Bộ luôn gắn liền với văn hóa lễ hội; trong đó ghe ngo là sản phẩm văn hóa, tinh thần, có giá trị to lớn đối với đồng bào. Chiếc ghe ngo gắn liền với văn hóa Khmer Nam Bộ, đua ghe ngo cũng vì thế chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa tâm linh.
Lâm Đồng chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Lâm Đồng chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực, chủ động triển khai các hoạt động trong Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Từ đó, khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào DTTS.
Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số hiện nay là xu thế không thể đảo ngược trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp khó khăn về điều kiện địa hình, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp, công cuộc chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Hạt giống đỏ” ở bản làng La Hủ

“Hạt giống đỏ” ở bản làng La Hủ

Công tác Dân tộc - Tào Văn Đạt - 1 giờ trước
Ẩn mình dưới những tán rừng tại khu vực biên giới tỉnh Lai Châu là bản làng của người La Hủ. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, bản làng của bà con La Hủ nơi đây đã có những nét đổi thay, đời sống của đồng bào đã được cải thiện. Kết quả này là nhờ có những người con của bản làng được ví là những “hạt giống đỏ” ở vùng đất biên giới này.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam là

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam là "ngôi sao của ASEAN"

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 11/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan tại Vientiane, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres.
Bảo tồn, truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Khmer tại Tây Ninh

Bảo tồn, truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Khmer tại Tây Ninh

Tin tức - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Vụ Văn hoá dân tộc (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) vừa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh tổ chức Lớp tập huấn, truyền dạy về bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian (dân ca, dân vũ, dân nhạc) trong đồng bào Khmer.
Sóc Trăng: Ấm áp yêu thương từ mô hình

Sóc Trăng: Ấm áp yêu thương từ mô hình "Gian hàng 0 đồng cho người nghèo”

Xã hội - Tào Đạt - 1 giờ trước
Thực hiện phương châm "Nói những điều dân muốn nghe, làm những điều dân đang cần", mô hình “Gian hàng 0 đồng cho người nghèo” do Đồn Biên phòng Lai Hòa (BĐBP tỉnh Sóc Trăng) triển khai thời gian qua đã hỗ trợ được cho nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn đơn vị quản lý.
Gia Lai: Biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong xây dựng gia đình văn hóa

Gia Lai: Biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong xây dựng gia đình văn hóa

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 11/10, tại Tp. Pleiku, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Gia Lai tổ chức sơ kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2024.